Trên phương diện khoa họ c kĩ thuật

Một phần của tài liệu Vai trò của alexander đại đế đối với quá trình giao lưu văn hóa đông tây (Trang 69 - 70)

7. Cấu trúc của đề tài

2.4.3. Trên phương diện khoa họ c kĩ thuật

Khoa học và kĩ thuật là hai phương diện thể hiện tính kế thừa và học hỏi lẫn nhau mạnh mẽ giữa nền văn hóa phương Đông và phương Tây dưới vai trò của Alexander Đại đế. Khoa học bao gồm một hệ thống tri thức về qui luật của vật chất và sự vận động của vật chất, những qui luật của tự nhiên, xã hội, và tư duy, còn kĩ thuật được hiểu là tổng thể nói chung những phương tiện và tư liệu hoạt động của con người, được tạo ra để thực hiện quá trình sản xuất và phục vụ các nhu cầu phi sản xuất của xã hội. Nếu như phương Đông là cội nguồn đặt ra những nền móng đầu tiên cho khoa học hiện đại, được hình thành chủ yếu từ kinh nghiệm thì khoa học phương Tây đã đưa khoa học thực sự trở thành khoa học, đạt đến trình độ khái quát hóa, trừu tượng hóa.

Để đạt được mức độ cao hơn, khoa học phương Tây đã có những bước tiến thông qua việc học hỏi từ phương Đông. Đơn cử như về toán học, thư viện Alexanderia và viện Hàn lâm khoa học đã được xây dựng trong thành phố đã được Alexander thành lập. Thư viện chính thức được xây dựng vào năm 290 TCN, Ptolemy I Soter và đi vào hoạt động vào thời vua kế tiếp là Ptolemy II Philadelphus (285 - 246 TCN) [34]. Trong thời kì Hy Lạp hóa, nơi đây tập trung tất cả các nhà khoa học từ Hy Lạp đến học tập, trong đó có một số nhà toán học nổi tiếng như Euclid, Archimede... Họ tiếp thu những thành tựu toán học của phương Đông và vượt qua cách tính nhân chia, cộng trừ sơ cấp, vươn tới sự khái quát thành những định lí, định đề, nguyên lí [8, tr.13].

Về hóa học, những kiến thức về “Nghệ thuật bí mật” mà các giáo sĩ nhà thờ Odiris và nhà thờ Izida đã tích lũy và giữ kín được hòa hợp với triết học và kỹ thuật thủ công Hy Lạp. Nghệ thuật bí mật Ai Cập bao hàm các kĩ thuật biến kim loại không quý thành vàng, tạo ra ngọc giả nhưng thời kì này do trình độ còn hạn chế nên họ chưa

69

thể phân biệt được vàng thật và vàng giả. “Nghệ thuật bí mật” của các giáo sỹ Ai Cập được các nhà bác học Hy Lạp coi như một khoa học chân chính và chẳng bao lâu được phổ biến rộng rãi ở khắp miền đất Hy Lạp rồi truyền sang các nước khác ở vùng Địa Trung Hải và mở rộng quy mô nghiên cứu sâu hơn [8, tr.13]. Người Hy Lạp đã học được nghề nhuộm và các loại thuốc nhuộm của Ai Cập. Ngoài thuốc nhuộm vô cơ của Ai Cập, người Hy Lạp còn dùng nhiều loại thuốc nhuộm thiên nhiên có màu đỏ tươi [8, tr.13]. Ngoài ra, kĩ thuật chế thuỷ tinh của người Ai Cập cũng nhanh chóng được người Hy Lạp tiếp thu và tại Ấn Độ, người dân đã học được kĩ thuật đúc tiền của Hy Lạp [8, tr.10].

Như vậy, khoa học phương Tây đã tiếp xúc, học hỏi và tiếp nhận những thành tựu khoa học và kĩ thuật của phương Tây để phát triển và tiến đến mức độ nghiên cứu chuyên sâu hơn, các kiến thức khoa học được áp dụng trong cuộc sống nhằm phục vụ và nâng cao đời sống vật chất cho con người. Và theo chiều hướng ngược lại, người phương Đông cũng nhân cơ hội học hỏi kĩ thuật và khoa học mới mẻ từ phương Tây. Qua thời gian, các giá trị khoa học và kĩ thuật được bổ sung cho nhau để phát triển và tăng cường tính đa dạng cho mỗi nền văn hóa, trở thành những chuẩn mực chung cho nền khoa học và kĩ thuật hiện đại, là nền tảng để kiến tạo một một bề dày khoa học của nền văn hóa con người.

Một phần của tài liệu Vai trò của alexander đại đế đối với quá trình giao lưu văn hóa đông tây (Trang 69 - 70)