Một số nhận định, đánh giá

Một phần của tài liệu Vai trò của alexander đại đế đối với quá trình giao lưu văn hóa đông tây (Trang 73 - 94)

7. Cấu trúc của đề tài

2.5. Một số nhận định, đánh giá

Cuộc Đông chinh củaAlexander Đại đế đã có những tác động mạnh mẽ đối với quá trình giao lưu văn hóa Đông - Tây góp phần đáng kể vào việc thúc đẩy sự giao thoa giữa các giá trị văn hóa Đông - Tây đặc sắc đó. So với thời gian trước đó, Alexander đã đưa quá trình lan tỏa và thẩm thấu văn hóa đi đến một bước ngoặt lịch sử thông qua cuộc Đông chinh vĩ đại. Từ việc tìm hiểu những hành động, chính sách và chủ trương được tiến hành hướng đến sự ảnh hưởng tích cực và sâu sắc đến hai nền văn hóa phương Đông và phương Tây trên đây, tôi có thể rút ra một số những nhận xét và đánh giá như sau:

Thứ nhất, vai trò của Alexander Đại đế hiện diện và phản ánh trên tất cả các

thành tố cấu thành trong quá trình giao lưu văn hóa Đông - Tây. Trong tiến trình giao lưu văn hóa cần đảm bảo các điều kiện cần và đủ nhằm đảm bảo tính hiệu quả và khả năng vận động của quá trình này bao gồm không gian, lực lượng mang văn hóa, và các

73

chất xúc tác - có nghĩa là những chính sách, điều kiện thuận lợi và các hành động kích thích. Những thành phần này đều được Alexander tạo dựng và đáp ứng, cuộc Đông chinh được lãnh đạo bởi một nhà lãnh đạo tài năng đã tạo ra một khoảng không gian rộng lớn trong khuôn khổ một đế quốc có đường biên giới trải rộng, những lực lượng mang văn hóa được giữ lại và tự do thể hiện văn hóa của họ mà không có hiện tượng bị cưỡng bức hay áp chế về văn hóa. Điều này được thể hiện qua lực lượng quân đội đa dạng từ người Macedonia, Hy Lạp cho đến người Ba Tư và Ấn Độ, từ binh lính, cư dân cho đến những nhà khoa học, một đế quốc Đông chinh rộng lớn kết nối châu Âu, châu Á và châu Phi. Thêm vào đó là những điều kiện được gắn kết bằng các chính sách hiệu quả đã góp phần vào việc đưa sự trao đổi và truyền bá văn hóa được hiện thực hóa và biến chuyển theo chiều hướng tích cực.

Thứ hai, các hoạt động thúc đẩy quá trình giao lưu văn hóa được thể hiện vô

cùng đa dạng, vì vậy chúng tạo ra tác động nhiều chiều đối với quá trình giao lưu văn hóa Đông - Tây. Vai trò của Alexander Đại đế được thể hiện qua các hình thức phong phú từ việc khuyến khích hôn nhân bằng cách tổ chức hôn lễ tập thể Susa, tự mình kết hôn với công chúa Ba Tư vào năm 324 TCN, khuyến khích định cư tại phương Đông như cuối mùa Xuân năm 327 TCN, ông để lại Bactria một lực lượng gồm 3.500 kỵ binh và 10.000 bộ binh [1, tr.325] hay động viên và tạo điều kiện cho những người Cossaea cư trú trong những thành phố vừa mới xây dựng vào năm 326 TCN, cho phép các dòng người di chuyển giữa khu vực giữa hai nền văn hóa bằng cách cho phép binh lính được trở về Macedonia nghỉ phép vào mùa đông, tôn tạo các giá trị văn hóa chẳng hạn như phụ hồi lại đền thờ thần Marduk vào năm 330 TCN, cho đến vai trò trong các cuộc chiến anh dũng và đầy nghệ thuật quân sự. Từ vai trò thông qua các hoạt động tác động đến binh lính, sĩ quan và thần dân của đế quốc Đông chinh như xây dựng các thành phố lớn điển hình như Alexandria tại Ai Cập, Alexanderia Eskaté tại Ferghana, Bucephala tại Ấn Độ, cho đến các hành động tự thân của Alexander Đại đế trong việc tiếp nhận danh hiệu Pharaoh và ngắm nhìn điện thờ thần Ammon với sự thán phục sâu sắc [1, tr.212] và khoác lên mình trang phục của người Ba Tư, tạo các mối kết giao bằng hôn nhân với người phương Tây, học hỏi văn hóa và tiếp nhận nghi thức quỳ gối của người Ba Tư. Điều này đã tạo ra hình tượng mẫu mực có sức lan tỏa về sự giao lưu văn hóa, hiểu biết lẫn nhau giữa phương Đông và phương Tây. Nhờ những phương cách phong phú, quá trình giao lưu được đẩy mạnh và phát triển theo nhiều, các giá trị

74

phương Đông được người phương Tây hiểu biết, tiếp nhận và nâng lên tầm cao mới. Ngược lại, các giá trị văn hóa phương Tây cũng được tiếp nhận bởi người phương Đông để làm giàu đẹp thêm nền văn hóa của mình. Nhờ đó đã gắn kết Đông - Tây, khuyến khích sự gần gũi và cởi mở, định hình lại thế giới quan của con người, dần dần theo thời gian xúc tiến quá trình giao lưu trong những thời kì sau.

Thứ ba, Alexander Đại đế luôn ý thức về những chính sách mà mình đề ra và

thực hiện. Có thể thấy rằng Alexander luôn tự chủ và hiểu rõ về tầm quan trọng của sứ mệnh trao truyền văn hóa Hy Lạp và khuyến khích quá trình tiếp xúc và tiếp thu văn hóa phương Đông. Một đế chế rộng lớn chỉ có thể tồn tại không chỉ nhờ vào lực lượng quân sự, bằng các cách thức cực đoan, áp bức, thay vào đó, Alexander tin rằng các chính sách hòa hợp và giao lưu văn hóa sẽ giúp ông thành công và giữ vững thành quả vĩ đại trong và sau công cuộc Đông chinh. Chẳng hạn như việc đi từ con đường tôn giáo, ông cũng hiến tế cho vị thần linh thiêng Apis của Ai Cập, được giới thượng lưu và người dân Ai Cập quý mến. Với chính sách này, Alexander đã khẳng định quyền cai trị của mình thông qua mối quan hệ mật thiết với các vị thần địa phương và các truyền thống thiêng liêng [48]. Bằng cách đó, Alexander chinh phục trái tim khối óc của họ, dùng ý chí để gạt bỏ ý niệm bị xâm phạm của người dân địa phương, tiến đến mục tiêu hòa hợp và thống nhất đế quốc Đông chinh.

Thứ tư, các hành động xúc tiến và thúc đẩy giao lưu văn hóa xuất phát từ sự đan

xen giữa động cơ văn hóa và động cơ chính trị/quân sự. Thực chất trong một số những vai trò cụ thể của Alexander Đại đế đối với quá trình giao lưu văn hóa có thể nhận thấy rằng lực đẩy hoặc xuất phát từ động cơ văn hóa, hoặc xuất phát từ động cơ quân sự, hay đôi khi là tổng hợp của hai nguồn sức mạnh này. Theo như chính sách để lại quân đội không có khả năng chiến đấu tại các khu vực phương Đông xuất phát từ ý định làm mới quân đội củng cố và tăng cường sức mạnh cho những trận đấu về sau nhưng cũng là chủ ý nhằm khuyến khích họ sống tại những thành phố mới xây dựng tạo điều kiện làm ăn, sinh sống và giao lưu văn hóa. Các chính sách khác như xây dựng thành phố, bổ nhiệm người bản địa cai quản hay tổ chức lễ cưới tập thể lại thuần túy về động cơ văn hóa, hướng tới việc thống nhất và kiến tạo một đế quốc mới. Dẫu xuất phát từ động cơ nào thì nhìn chung các hoạt động này điều tạo ra sức ảnh hưởng đáng kể đối với việc tạo ra hai dòng văn hóa gặp gỡ và kết hợp vào nhau.

75

Thứ năm, vai trò của Alexander Đại đế đối với quá trình giao lưu văn hóa Đông

- Tây diễn ra trên một quy mô rộng lớn và sâu sắc, thẩm thấu và len lỏi vào mọi lĩnh vực văn hóa của đời sống con người, mang dấu ấn khu vực và không phân biệt nền văn hóa lớn hay nhỏ, mở ra thời kì Hy Lạp hóa về sau. Dù là nơi nào, Ba Tư hay Ai Cập, Soli hay thành phố Nysa, bất cứ nơi nào cũng đều trở thành nơi giao lưu, giữ gìn và bảo tồn các giá trị văn hóa. Vì vậy sự đa dạng của những nền văn hóa nhỏ mang những nét riêng dẫu theo luồng văn hóa lớn phương Đông hay phương Tây, thì đều đã góp phần giúp quá trình giao lưu văn hóa trở nên sâu sắc và rộng lớn hơn rất nhiều. Ngày càng nhiều những giá trị văn hóa có ý nghĩa được biết đến, phong tục tập quán, lối sống, khoa học, văn học - nghệ thuật, triết học đều có những biến chuyển, từ thuần túy địa phương đã dần hoàn thiện và nâng đến độ hoàn hảo hơn, mang lại các hiện tượng lai tạp văn hóa, sản sinh ra những giá trị độc đáo. Như bóng dáng của Iliad và Odyssey trong Ramayana, hình tượng Phật giáo ở Ấn Độ với mái tóc xoăn Địa Trung Hải và đáng kể hơn nữa là dù ở Trung Á hay Ai Cập, mọi người đều có thể giao tiếp với nhau thông qua một ngôn ngữ chung, tiếng Hy Lạp.

Thứ sáu, các hành động trên thực tế thể hiện vai trò của Alexander Đại đế đối

với sự tiếp xúc và trao đổi văn hóa tạo ra những tác động ở các mức độ khác nhau, thậm chí là sự phản đối. Thực chất hầu hết hành động thể hiện vai trò của Alexander đối với quá trình giao lưu văn hóa Đông - Tây đều tạo ra những hiệu ứng nhất định, song sức lan tỏa của mỗi vai trò cụ thể lại khác nhau ở mức độ và phạm vi. Chẳng hạn như thời trang cung đình mới mà Alexander khoác lên mình bị những sĩ quan già từng chiến đấu dưới thời vua Philip phản đối và cự tuyệt. Họ là những người bảo thủ, đứng về phía các giá trị truyền thống Macedonia và cho rằng những người phương Đông phải học tập tập tục của họ [15, tr.116]. Không chỉ phản ứng trước trang phục Ba Tư, đối với việc xem ông như một vị thần và thực hiện nghi lễ quỳ phủ phục, Cleitus cũng đã tỏ rõ thái độ phản đối với điều này, không chấp nhận sự phóng đại thái quá các chiến công của Alexander Đại đế và chỉ quỳ trước mặt các vị thần, Cleitus đã lên tiếng chỉ trích và Alexander với căn bệnh nghiện rượu trầm kha đã giết chết Cleitus [1, tr.293]. Mặc dù ông đã kinh hoàng và thật sự nhìn nhận lỗi lầm song sự nóng nảy và cực đoan cộng với men say đã làm ông mất kiểm soát. Ngoài ra còn điểm thêm một số nhân vật phản đối nghi lễ này bao gồm có cả Callisthenes, và người chú của Callisthenes là Aristotle, và cũng là thầy của Alexander.

76

Thứ bảy, đối với một số thành tựu văn hóa bản địa, Alexander Đại đế bộc lộ

những mặt hạn chế trong việc phá hủy và triệt tiêu các giá trị văn hóa quý giá. Chẳng hạn như việc san phẳng thành Thebes và Tyre. Thebes được biết đến là một thành bang nằm trên một vùng đồng bằng cao, là nơi giàu có và quyền lực, là quê hương của nhiều nhà thơ và triết gia, nơi lưu dấu của văn hóa Hy Lạp cổ đại [38, tr.49]. Song Alexander đã chỉ huy quân đội tấn công thành phố này từ mọi phía. Bất chấp nỗ lực trốn chạy, người Thebes vẫn bị những lực lượng quá khích giết hại, nhà cửa bị thiêu rụi, nghiêm trọng hơn nữa là binh lính không hề nương tay với phụ nữ và trẻ em [1, tr.87]. Hay đối với thành Tyre, Alexander đã phá dỡ phần lớn thành phố Ushu cũng như sử dụng đất đá, mảnh vụn và cây bị đốn hạ, lấp biển giữa đất liền và hòn đảo [57]. Thành phố đã bị phá hủy trong cơn tức giận của ông và ước tính 30.000 cư dân của Tyre hoặc đã bị tàn sát hoặc đã bị bán thành nô lệ [57]. Các cuộc tấn công với mục đích quân sự của Alexander Đại đế đã gây ra tác động tiêu cực đến nền văn hóa, hủy hoại những giá trị đã được xây dựng và phát triển từ sức sáng tạo của con người. Thêm vào đó là trách nhiệm của ông trong vấn đề quyết định và tiến hành đốt phá cung điện của những vị vua Ba Tư bất chấp sự khuyên ngăn của lão tướng Parmenio [1, tr.246].

Thứ tám, cái chết đột ngột của Alexander Đại đế đã khiến hiệu quả từ những

chính sách giao lưu văn hóa Đông - Tây của ông bị giảm sút. Việc không xác định được người kế vị đã dẫn đến tình trạng tranh giành quyền lực sau khi Alexander qua đời dẫn đến tình trạng xã hội rối ren và không ổn định. Tuy nhiên những tác động của ông vẫn còn hiện hữu trong những giai đoạn về sau, đó chính là sự ảnh hưởng gián tiếp từ Alexander và cuộc Đông Chinh, mà giờ đây đã được chuyển giao cho những vương triều tại các quốc gia Hy Lạp hóa. Như trường hợp của Ptolemy người cai quản quốc gia Hy Lạp hóa ở Ai Cập vào năm 290 TCN, đã xây dựng nên thư viện Alexandria tại Alexandria, thành phố được Alexander xây dựng vào năm 331 TCN, trở thành trung tâm học thuật lớn nhất thế giới cổ đại lúc bấy giờ, thu hút rất nhiều nhà tư tưởng và bác học nổi tiếng nghiên cứu, tham khảo [34]. Hay những thành thị Alexandria (Ai Cập), Antiochia (Syria), Pergame (Tiểu Á) ngày càng phát triển trở thành những trung tâm thương mại lớn là điều kiện thuận lợi cho quá trình mở rộng giao lưu văn hóa một cách sâu sắc.

Dấu ấn giao lưu được thể hiện dưới thời vua A Dục (Acoca 272 - 231 TCN) đến đời vua Di Lan và được kế thừa bởi người Nhục Chi là minh chứng rõ nét. Khi Phật

77

giáo trở thành tôn giáo được tôn sùng vốn đã tiếp nhận một số đặc điểm từ văn hóa Hi Lạp được trao truyền sang Trung Quốc thông qua các sứ bộ [20, tr.443]. Đến thế kỉ I TCN, phía Tây là đế quốc La Mã trải dài từ Vương quốc Anh đến Ai Cập, từ Tây Ban Nha đến Mesopotamia [35], phía Đông là nhà Hán cũng là thời điểm con đường tơ lụa được khai thông. Chính vì vậy, trên con đường giao thương và phạm vi đế quốc, các giá trị văn hóa lai được tiếp nhận và phát triển.

Cuối cùng, đặt trên diễn trình thời gian trong hơn ba thế kỷ, thông qua vai trò của Alexander Đại đế, quá trình giao lưu văn hóa Đông - Tây đã có những chuyển biến rõ rệt. So với thời kỳ trước đó (và sau đó), đây là thời kỳ lịch sử mà giao lưu văn hóa Đông - Tây được thúc đẩy mạnh mẽ nhất, người phương Đông và phương Tây có cơ hội được tiếp xúc và gặp gỡ nhau, những giá trị văn hóa được trao đổi và tiếp biến, con người ngày càng mở rộng hiểu biết về thế giới, là điều kiện cho sự hòa hợp và giao thoa văn hóa giữa phương Đông và phương Tây.

Tóm lại, chúng ta không thể phủ nhận được vai trò to lớn của Alexander Đại đế đối với văn hóa nhân loại. Một vị vua mang tư chất thiên phú và đạt đến trình độ văn hóa cao nhờ thụ hưởng một nền giáo dục tốt đã góp phần thúc đẩy, khuyến khích và xúc tiến quá trình giao lưu văn hóa Đông - Tây. Alexander chính là người được trao truyền sứ mệnh thống nhất con người, mở ra một triển vọng học hỏi và trao đổi văn hóa lẫn nhau để làm giàu thêm cho nền văn hóa bản địa vốn được đặc trưng do nhiều đặc điểm, một điều mà đến thời hiện đại con người mới có thể làm được nhưng ở mức độ cao hơn và bằng cách thức văn minh hơn mà thôi.

78

KẾT LUẬN

Vương quốc Macedonia đã sản sinh ra một vị vua mang tầm vóc thời đại, không chỉ đưa vị thế của Macedonia vươn tầm thế giới, mà ông còn phủ lên những tác động to lớn về quân sự và văn hóa đến rất nhiều dân tộc phương Đông và phương Tây, đó là lí do mà các học giả gọi ông với danh xưng là Alexander Đại đế. Sinh ra và sống ở thế giới cổ đại, song những điều mà ông đem lại và gây dựng có sức ảnh hưởng xuyên thời gian và không gian, giống như những cá nhân ưu tú đóng vai trò như những tinh hoa đưa văn minh loài người tiến bước trên những bước thang vững chắc. Vươn ra khỏi hình bóng của một vị đại đế với công cuộc Đông chinh vĩ đại, Alexander đã có những đóp góp to lớn thông qua vai trò đối với quá trình giao lưu văn hóa Đông - Tây.

Để có thể đảm nhiệm vai trò này, không chỉ cần sự tác động của các nền tảng khách quan mang tính quy luật, kế thừa từ quá trình giao lưu văn hóa trước đó, bản

Một phần của tài liệu Vai trò của alexander đại đế đối với quá trình giao lưu văn hóa đông tây (Trang 73 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)