Trên phương diện phong tụ c tập quán

Một phần của tài liệu Vai trò của alexander đại đế đối với quá trình giao lưu văn hóa đông tây (Trang 70 - 72)

7. Cấu trúc của đề tài

2.4.4. Trên phương diện phong tụ c tập quán

Nếu như sự giao lưu văn hóa Đông -Tây được đẩy mạnh và khuyến khích thì có thể nói những biển hiện gần gũi và dễ nhìn thấy nhất đó là chính những hiện tượng về phong tục tập quán. Bởi vì nó bao hàm các khía cạnh gần gũi và hiện hữu trong đời sống con người, là hệ thống những quy tắc xử xự chung, thói quen nề nếp được gìn giữ từ xưa và được truyền lại qua thời gian, nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội.

Về trang phục, người Hy Lạp quen mặc hàng len thô dệt bằng lông cừu. Khi Alexander tiến quân sang xâm lược Ấn Độ, người Hy Lạp đã vô cùng thán phục vải trắng dệt sợi bông của Ấn Độ. Một vị tướng của Alexander là Nearchus đã tả: “Họ mặc quần dài chấm gót, choàng tấm vải qua vai, một góc quấn trên đầu bằng một thứ vải sợi bông trắng chưa từng thấy ở bất cứ nơi đâu, hay là vì bóng tối (của rừng cây)

Ấn Độ khiến người ta có cảm tưởng là nó trắng đến như thế” [14, tr.98]. Người Hy

70

Về phong cách ẩm thực, trước kia người phương Tây ăn uống rất đơn giản và không biết sử dụng các gia vị. Họ thường sử dụng bánh mì làm từ lúa mạch và lương khô, thức ăn kém phong phú và cung cách chế biến khá đơn giản. Tuy nhiên, sau khi quá trình giao lưu văn hóa Đông - Tây diễn ra, gia vị phương Đông đã được người phương Tây sử dụng để chế biến thêm nhiều món ăn, dựa vào nguồn nguyên liệu sẵn có, gia vị đã giúp các món ăn phương Tây thêm phần hấp dẫn và cầu kì, góp phần thay đổi căn bản văn hóa ẩm thực vùng Địa Trung Hải [8, tr.11].

Về tín ngưỡng - tôn giáo, theo Plutarch, vị thần của Olympus được thờ phụng khắp châu Á [3, tr.38]. Các vị thần pantheon Hy Lạp được dựng lên trong các đền thờ hoặc được đặt bên trong các đền thờ thần bản địa cũ. Đôi khi người Hy Lạp cổ vũ một chủ nghĩa đồng bộ mạnh mẽ, vị thần địa phương được hợp nhất với các vị thần Hy Lạp, đôi khi họ quảng bá các siêu thần mới để chồng người Hy Lạp và các vị thần bản địa [63].

Về lối sống, những công trình phục vụ cho đời sống hàng ngày được xây dựng thể hiện cho sự du nhập của văn hóa phong tục phương Tây đến phương Đông. Đó chính là sự xuất hiện của hàng loạt những nhà hát được xây dựng tại những vùng lãnh thổ đã bị Alexander Đại đế chinh phục, tiêu biểu là sự phát triển mạnh mẽ của nhà hát Ai-Khanoum ở rìa của Bactria, Afghanistan ngày nay [56] (xem phụ lục 2). Ngoài ra tại những vùng đất phương Đông còn ghi nhận sự ra đời của những phòng tập thể dục, agora (là một nơi lộ thiên nhằm mục đích hội họp ở các thành bang Hy Lạp cổ đại) [63]. Rõ nét nhất là một phòng tập gym cổ đại tại Watfa, thuộc tỉnh Fayoum, phía Nam thủ đô Cairo được tìm thấy bởi một nhóm chuyên gia Đức và Ai Cập, do nhà khảo cổ người Đức Cornelia Roemer thuộc Viện Nghiên cứu khảo cổ Đức đứng đầu năm 2010 [36].

Lối sống và những tập tục địa phương đang dần thay đổi theo chiều hướng tích cực, đời sống vật chất thay đổi và đời sống tinh thần dần có những chuyển biến, các phong tục tập quán thuần túy bản chất địa phương bắt đầu thu nhận những phong tục mới mẻ, phương Tây tác động đến phương Đông khiến đời sống tín ngưỡng trở nên phong phú, con người bám vào những giá trị siêu nhiên để sinh sống và tìm kiếm hạnh phúc, bắt đầu lập ra những nhà hát, phòng tập thể dục, trong khi đó phương Tây nhờ học tập phương Đông cũng trở nên giàu có, cuộc sống của họ ngày càng phong phú. Tất cả những biểu hiện giao lưu văn hóa trong lĩnh vực phong tục tập quán là minh

71

chứng cho vai trò đáng kể của Alexander Đại đế, là thể hiện lợi ích tất yếu từ sự giao lưu và cần phải giao lưu và phản ánh khả năng dung hòa của con người từ những nền văn hóa khác nhau.

Một phần của tài liệu Vai trò của alexander đại đế đối với quá trình giao lưu văn hóa đông tây (Trang 70 - 72)