7. Cấu trúc của đề tài
1.3.2. Nhân tố khách quan
Nhân tố khách quan là tổng hợp các yếu tố bên ngoài, mang tính quy luật tác động đến đối tượng, nó tồn tại trong mối quan hệ đối lập với nhân tố chủ quan, không phụ thuộc vào ý chí của bất kì một cá nhân nào, hay nói cách khác chúng được dụng để chỉ tất cả những gì tồn tại không phụ thuộc vào một chủ thể xác định, hợp thành một hoàn cảnh hiện thực, thường xuyên tác động đến việc xác định mục tiêu, nhiệm vụ và phương thức hoạt động của chủ thể đó. Đặt vào trong bối cảnh của vấn đề về đóng góp của Alexander Đại đế đối với quá trình giao lưu văn hóa Đông - Tây, các nhân tố khách quan được thể hiện qua hai mảng nội dung chủ yếu bao gồm lí luận về quy luật tất yếu của quá trình giao lưu văn hóa và quá trình giao lưu văn hóa Đông - Tây đã diễn ra trước thời kì của Alexander Đại đế.
Thứ nhất, xét về mặt cơ sở lí luận của quy luật khách quan về giao lưu và tiếp
biến văn hóa trong thế giới con người. Con người vừa là con người trong thế giới tự nhiên, vừa là con người của xã hội, chính vì vậy sự tương tác, nhu cầu giao tiếp, trao đổi với nhau là vô cùng quan trọng. Cùng với thời gian phạm vi ngày càng mở rộng, con người hình thành nên những cộng đồng lớn hơn, tạo lập nên những đất nước khác nhau, họ học hỏi để làm phong phú và nâng cao đời sống vật chất lẫn đời sống tinh thần. Chính vì vậy nên giao lưu văn hóa được xem như là quy luật phát triển của xã hội loài người. Hơn nữa, bản chất của con người là tò mò hiếu kì về những điều mình chưa biết nên dưới tác động của các lực đẩy, các nhân tố, các phương tiện, biến cố và nhân vật lịch sử mà quá trình và bản năng này được đẩy nhanh hay bị hạn chế. Mặt khác mỗi dân tộc hình thành với gốc rễ riêng chứa đựng những phong tục và tập quán đặc trưng, vì vậy khi tiếp thu hay học hỏi văn hóa từ khu vực hay đất nước khác đều có sự tiếp nhận một cách chọn lọc, cải biên và biến đổi sao cho phù hợp với tập tính và giữ gìn nét đặc sắc làm nên cái hồn của mỗi dân tộc, mỗi đất nước. Từ đó mà chúng ta thấy được dân tộc nào mà sợ những ý tưởng ngoại quốc tràn vào, sợ việc giao thiệp
35
với các giống khác, tức là lo sợ hão. Những cuôc gặp nhau đó chính là điều thiết yếu cho việc tiến bộ, là cơ hội và điều kiện thuận lợi cho tiến trình phát triển. Nhiều cá nhân có họp lại với nhau, mới thành ra xã hội, các dân tộc có tương thân tương trợ mới mở mang được văn hóa, kinh tế thương mại phát triển thì văn minh mới nở rộ. Còn dân tộc nào mà cứ khăng khăng một bề thủ hiểm, thì chỉ ở lì trong cuộc bán dã man, chứ không còn hi vọng bay thêm lên được [20, tr.461].
Thứ hai, trước khi Alexander Đại đế tiến hành cuộc Đông chinh kéo theo các
tác động tích cực đối với quá trình giao lưu văn hóa Đông - Tây, trong thế giới cổ đại sự giao lưu này đã xảy ra. Thông thường qua các hoạt động thương mại, buôn bán và chiến tranh mà con người có cơ hội gặp gỡ và giao lưu lẫn nhau. Trước khi Alexander Đại đế cất quân chinh phục phương Đông, tại khu vực ngã ba đường Á - Phi - Âu, địa bàn diễn ra sự giao lưu mật thiết giữa hai nền văn hóa Đông và Tây. Ai Cập thông thương với bên ngoài qua eo đất hẹp Sinai nối liền với vùng Tây Á, cũng qua con đường này mà những đoàn lạc đà của các thương nhân lưng chở đầy hàng hóa của các nước châu Á và vùng Địa Trung Hải để đến Ai Cập [14, tr.34]. Khu vực này còn ghi dấu bởi người Phoenicia sống ở Tiểu Á, một tộc người rất giỏi về mặt buôn bán đã mở rộng các hoạt động giao thương với cả Ai Cập và Lưỡng Hà, dựa trên chữ viết tượng hình của người Ai Cập và chữ hình nêm để tạo thành hệ thống chữ viết đơn giản và thuận tiện hơn với khoảng 30 kí tự nhưng nhiều âm khác nhau, có thể biểu thị bằng một vài kí hiệu. Nhờ vào quá trình buôn bán với người Phoenicia mà người Hy Lạp tiếp xúc với bảng chữ cái này và đem lại tính chính xác bằng cách thay đổi một số kí từ từ phụ âm hoàn toàn sang nguyên âm [8, tr.12]. Đến khi Ba Tư xuất hiện mở rộng lãnh thổ nhanh chóng từ thế kỉ thứ VI, vươn đến bờ biển Aegea, chinh phục Ai Cập và mở rộng phía Đông đến tận dãy Himalaya, đế chế trở thành một vùng đất phồn vinh kết nối Địa Trung Hải với quả tim châu Á [3, tr.29].
Ngoài ra, các hoạt động thương mại được đẩy mạnh sau chiến thắng trước người Ba Tư cũng tạo tạo ra sự kích thích giao lưu sôi động hơn. Tiêu biểu là cảng Pirê, nơi nhập khẩu phần lớn các mặt hàng thiết yếu từ các nước trong thế giới cổ đại: ngũ cốc từ Hắc Hải, Bắc Phi, đảo Xixin, hạt tiêu từ Ấn Độ, chà và và lúa mì từ vùng Lưỡng Hà, ngà voi từ châu Phi và đặc biệt là một loại hàng hóa rất được quan tâm đó chính là nô lệ [14, tr.217]. Một minh chứng khác cũng được thể hiện qua việc người Ba Tư đã học từ người Hy Lạp lạc thú với bé trai [6, tr.90].
36
Bên cạnh con đường kinh tế, các cuộc chiến tranh cũng được xem xét ở góc độ thúc đẩy quá trình giao lưu văn hóa. Điển hình là cuộc chiến tranh Hy Lạp - Ba Tư từ năm 492 TCN đến 448 TCN diễn ra ngay trên phần đất Hy Lạp xuất phát từ việc thành bang Athen giúp đỡ dân chúng Mile (một thành bang Hy Lạp tại Tiểu Á bị sự khống chế của Ba Tư).
Có thể khẳng định rằng, chính những biểu hiện và mạch nguồn giao lưu sớm nảy nở này đã tạo ra những bước đi đầu tiên trong quá trình giao lưu văn hóa Đông - Tây. Mặc dù sự giao lưu văn hóa Đông - Tây nhìn chung diễn ra chậm chạp, mức độ thẩm thấu và tác động chưa rộng và sâu, song nó đã tạo ra những tiền đề cơ bản kích thích sự phát triển của tiến trình giao lưu văn hóa trong khoảng thời gian về sau.
Thứ ba, việc thực hiện cuộc chinh phục về phía Đông thành công đã mở ra một
môi trường thuận lợi cho quá trình trao đổi văn hóa, và nhân tố khách quan giúp thúc đẩy quá trình này đó là sự kế thừa những di sản để lại từ vua Philip II. Vua Philip II đã giành nhiều tâm sức để gây dựng tầm ảnh hưởng của Macedonia, thiết lập các mối quan hệ ngoại giao, phát triển liên minh với các thành bang Hy Lạp, quy phục nhiều vùng đất và đặc biệt là để lại một đội quân hùng mạnh với cách thức tổ chức và vũ khí đáng gờm. Sau khi cải biến quân đội và phát triển vương quốc hùng mạnh, vua Philip lên kế hoạch xâm chiếm đế quốc Ba Tư [23]. Trong mắt của ông, Ba Tư bấy giờ đã suy giảm đi mấy phần, không còn tham vọng như Darius hay hùng mạnh như Xerxes. Thay vì dốc sức cai trị và phát triển đế chế, họ sử dụng những món của cải được mang về nhờ những đội quân đánh thuê để thỏa mãn cuộc sống xa hoa [4, tr.102-103]. Tình trạng diễn ra ngày càng nghiêm trọng đã khiến suy nghĩ chinh phục Ba Tư của ông ngày càng rõ ràng, đặc biệt thuận lợi hơn nữa nằm ở sự giúp đỡ của các thành bang Hy Lạp, vốn đã có những mối thù từ trước với Ba Tư.
Nếu nhân tố chủ quan là điều kiện cần để tạo lập nền tảng và cơ sở để Alexander thể hiện vai trò của mình đối với sự giao hòa văn hóa Đông - Tây thì nhân tố khách quan là điều kiện đủ không thể thiếu ảnh hưởng đến quá trình này. Tổng hòa các nhân tố trên đồng nghĩa với việc một cá thể hội tụ đủ những khả năng và hoàn cảnh cần thiết để thực hiện vai trò và sứ mệnh của mình, thiếu một trong hai khối nhân tố trên, vai trò của Alexander Đại đế trong quá trình giao lưu văn hóa Đông - Tây khó có thể thực hiện được, công cuộc Đông chinh trên thực tế chỉ đơn thuần mang lại những đau thương, là sự áp chế dã man đối với các dân tộc bị chinh phục, phạm vi
37
không thể mở rộng, các chính sách châm ngòi cho con đường tiếp xúc văn hóa không được tiếp lửa, con người trở nên co cụm và nhốt mình trong nhà giam của chính cái tôi và khả năng có giới hạn của mình.
CHƯƠNG 2: VAI TRÒ CỦA ALEXANDER ĐẠI ĐẾ TRONG QUÁ TRÌNH GIAO LƯU VĂN HÓA ĐÔNG - TÂY