Trên phương diện nghệ thuật

Một phần của tài liệu Vai trò của alexander đại đế đối với quá trình giao lưu văn hóa đông tây (Trang 66 - 69)

7. Cấu trúc của đề tài

2.4.2. Trên phương diện nghệ thuật

Nghệ thuật là sự sáng tạo có đường lối, phương pháp để tỏ ý thức, tình cảm hay ý tưởng của mình trên ba giá trị: chân, thiện và mỹ, người ta đã thống nhất ý chí về nghệ thuật và sắp xếp chúng theo thứ tự bao gồm: âm nhạc, vũ điệu, hội họa, điêu khắc, kiến trúc, ca kịch và điện ảnh [11, tr.570]. Sự giao lưu văn hóa Đông - Tây cũng được biểu hiện ở lĩnh vực này, song ở thế giới cổ đại dưới ảnh hưởng của vai trò Alexander Đại đế, điêu khắc và kiến trúc được biểu hiện rõ nét nhất.

Các nghệ sĩ thời đại Hy Lạp cổ đại đặt ra những tiêu chuẩn vượt ra ngoài sự

thay đổi và suy thoái, vốn là 1 phần tự nhiên của cuộc sống. Các nghệ sĩ Kỷ nguyên Hy Lạp hóa đã cố gắng nắm bắt những giá trị đich thực của con người đi cùng với sự

thay đổi và muôn màu muôn vẻ của cuộc sống” [37]. Thời kì Hy Hạp hóa đánh dấu

nước chuyển linh hoạt hơn, thay vì phong cách cổ đại là thuần khiết, mộc mạc và bất biến, hình tượng được xem là vô tận và lý tưởng: tĩnh lặng và bất biến trong sự tuyệt

66

mỹ, nghệ thuật thay vào đó “các pho tượng trong Kỷ nguyên Hy Lạp hóa giống con người hơn, bộc lộ cảm xúc. Họ đấu tranh để thực tế hơn, cho chuyển động và cho nhục dục. Đây là 1 nghệ thuật của xã hội nhằm thỏa mãn bản thân nó chứ không muốn bắt

chước thần linh hay vị anh hùng” [37]. Cụ thể những biến chuyển về nghệ thuật được

thể hiện qua thần vận mệnh không làm ra vẻ tôn nghiêm, kiểu cách; thay vào đó nữ thần ngồi như một người phụ nữ bình thường. Thần tình yêu Aphrodite với dáng điệu uyển chuyển, uốn lượn. Thần chiến thắng Victory hạ xuống mũi tàu, và bạn có thể cảm nhận những cơn gió khiến váy áo áp vào thân thể nữ thần. Và sau đó những kỹ thuật đỉnh cao nàytrở nên cường điệu hóa. Những bức tượng như kiểu Lacoon và các con trai, mãng xà mà nữ thần Athena phái đến giết họ.

Tại Ai Cập, các phòng tập gym được xây dựng tại nơi đây mang phong cách Hy Lạp với cấu trúc gồm có một sảnh lớn để hội họp, một phòng ăn, một sân trong ở giữa tòa nhà, và một đường chạy ngoài trời dài gần 200 mét [36].

Tại Afghanistan, vùng miền Bắc với những thảo nguyên hoang vu cũng bị ảnh hưởng bởi nghệ thuật Hy Lạp, điều này được thể hiện qua những đồ tùy táng tinh tế được chôn cùng những nhân vật có địa vị cao ở những nấm mộ Tilya Tepe [3, tr.39]. Những chiếc nhẫn hoặc chiếc vòng được thể hiện với những hình tượng giống với người Hy Lạp, hình ảnh nhân vật được khắc họa trên hình tròn khi nhìn sang một bên.

Tại Ấn Độ, những người Hy Lạp đã sống thành từng khu định cư tại Ấn Độ và ảnh hưởng đến xu hướng nghệ thuật của họ. Trước đó, ở Ấn Độ việc thờ tự thần bằng tranh vẽ hay tượng chưa xuất hiện, họ vốn ưa thích tượng trưng cho Đức Phật bằng các biểu tượng như bảo tháp, cây bồ đề, ghế trống, bánh xe, hoặc dấu chân, người Hy Lạp với tín ngưỡng thờ thần thông qua những bức tượng đã tạo nên áp lực đủ lớn khiến người Ấn Độ cũng cần xây dựng và thiết kế những bức tượng đầu tiên, hay nói cách khác “những tín đồPhật giáo cả thấy bị đe dọa trướcthành công của những nghi thức

tôn giáo mới và bắt đầu tạo ra những hình ảnh thị giác riêng họ” [3, tr.37]. Nhiều

Yavana đã trở thành Phật tử và họ đã phát triển một phong cách nghệ thuật độc đáo, được gọi là Greco-Buddhist [47].

Cuộc chinh phạt của Alexander sang Ấn Độ đã đưa nghệ thuật điêu khắc Hy Lạp xâm nhập vào Ấn Độ. Dưới thời Ashoka, một trường phái điêu khắc xuất hiện ở miền Bắc Ấn Độ mang khuynh hướng của điêu khắc Hy Lạp. Do vậy, các bức tượng với chủ đề tôn giáo và thần học không thuần khiết dáng vẻ Ấn nữa mà có sự kết hợp

67

và pha trộn với văn hóa ngoại lai. Tượng Đức Phật tổ Như Lai có dáng hình và nét mặt giống thần Apollo và có vẻ đang muốn leo lên đỉnh núi Olympia ở Hy Lạp. Những tượng khắc dẫu vẫn là chủ đề Phật giáo nhưng nét đục đẽo, chạm khắc dáng hình đã có vẻ lí tưởng hoá và thế tục hoá, ngoài ra, các tượng thần thánh Ấn Độ khác cũng được thể hiện với những khăn áo lướt thướt giống như các tượng trong đền thờ Hy Lạp [8, tr.14]. Nhưng đáng tiếc là sau khi phát triển được mấy thế kỉ, trường phái này mất hẳn và nền điêu khắc trở lại thuần tuý Ấn Độ.

Nhiều yếu tố phong cách trong hình ảnh của Đức Phật chỉ ra ảnh hưởng của văn hóa Hy Lạp: một mảnh vải hình chữ nhật người Hy Lạp quấn quanh người (một chiếc áo choàng gợn kiểu toga nhẹ che cả hai vai: trước đó, các hình tượng Phật giáo luôn được đại diện với một chiếc khố dhoti), tư thế Phật đứng thẳng chứ không ngồi hoặc nằm, mái tóc xoăn kiểu Địa Trung Hải cách điệu và thắt nút trên dường như bắt nguồn từ phong cách của Belvedere Apollo (330 TCN) [71], một số vị Phật đứng được điêu khắc bằng kỹ thuật đặc trưng của Hy Lạp là làm bàn tay và đôi khi bàn chân bằng đá cẩm thạch để tăng hiệu ứng chân thực và phần còn lại của cơ thể bằng chất liệu khác. Hình mẫu từ Apollo và các tác động từ nghệ thuật điêu khắc Hy Lạp là những nét văn hóa đầu tiên in dấu trên tượng Phật. Điều này có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của phong cách nghệ thuật Ấn Độ.

Người ta tin rằng những người Hy Lạp Bactrian là những người đầu tiên thể hiện tượng Phật dưới hình tượng con người, bắt đầu một truyền thống tồn tại cho đến ngày nay. Ngoài ra, có vẻ như người Hy Lạp tiếp tục sử dụng các phong cách kiến trúc như Ionian và điều này đã ảnh hưởng đến các thiết kế của Ấn Độ, các thông tin khảo cổ đã minh chứng cho điều đó các cột được tìm thấy trong đống đổ nát của Cung điện Mauryan là sự biết ơn đến người Yavana, thậm chí đã có ý kiến cho rằng những ngôi đền Hy Lạp đã ảnh hưởng đến sự phát triển của những ngôi đền Ấn Độ [47].

Những hình ảnh trên đồng tiền đúc cũng thể hiện sự giao lưu văn hóa, đồng tiền của người Hy Lạp ảnh hưởng đến tiền đúc của Ấn Độ trong nhiều thế kỷ. Một số đại diện đầu tiên của các vị thần Hindu được thể hiện trên đồng xu Greco-Bactrian [47]. Các viên tướng trong thời kì Hy Lạp hóa đã tiến hành đúc tiền trong các thị trấn lớn nằm trên những điểm chiến lược quan trọng dọc theo con đường giao thương và các trung tâm nông nghiệp sôi động, hình ảnh đồng xu được chuẩn hóa: hình ảnh đương kim quốc vương bên mặt phải, mái tóc quăn rủ xuống với vương miện trên đầu và luôn

68

nhìn về bên phải như Alexander, và mặt trái là hình ảnh thần Apollo, được minh định bằng các ký tự Hy Lạp.

Sự định cư của người Hy Lạp tại những vùng đất mới đã kích thích sự sáng tạo và thay đổi của người dân bản địa, các hình tượng nghệ thuật, phong cách được học hỏi, vay mượn và tiếp biến sao cho phù hợp với văn hóa địa phương. Theo thời gian, các phong cách nghệ thuật được định hình tại những khu vực phương Đông, thể hiện rõ vai trò của Alexander Đại đế đối với quá trình giao lưu văn hóa Đông - Tây.

Một phần của tài liệu Vai trò của alexander đại đế đối với quá trình giao lưu văn hóa đông tây (Trang 66 - 69)