Chủ động tiếp nhận văn hóa bản địa phương Đông

Một phần của tài liệu Vai trò của alexander đại đế đối với quá trình giao lưu văn hóa đông tây (Trang 56 - 60)

7. Cấu trúc của đề tài

2.3.2. Chủ động tiếp nhận văn hóa bản địa phương Đông

Một người lãnh đạo muốn lan tỏa và khuyến khích sự giao lưu giữa những giá trị văn hóa khác nhau nếu chỉ dừng lại ở việc thực hiện các chính sách cũng là lúc giới hạn lại mức độ khuếch tán của quá trình này. Thay vì bó lại trong khuôn khổ, bản thân anh ta cần lấy mình làm tấm gương phản chiếu sự hấp thụ các đặc trưng văn hóa đó, điều này sẽ mang lại những tác động tích cực đến mọi người xung quanh. Và Alexander đã làm rất tốt điều như vậy. Ông đã chủ động tìm hiểu, tiếp nhận các giá trị văn hóa phương Đông, xem nó như những nét đẹp mới lạ, dành thời gian cho việc học hỏi và trò chuyện văn hóa cùng với con người phương Đông.

Mục đích cho những sự tiếp nhận văn hóa bản địa phương Đông xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Cai trị thần dân phương Đông, dĩ nhiên việc đi theo những phong tục của họ là phương cách tốt nhất để chiếm lấy cảm tình, củng cố địa vị hợp thức và tạo cơ sở cho việc quản lí có hiệu quả. Alexander cũng muốn tránh những sự nổi dậy và chống đối không cần thiết bằng cách xây dựng những liên minh thông qua các cuộc hôn nhân chính trị với các cô gái phương Đông. Và cũng loại trừ khả năng đối với một con người đặc biệt như ông, ham tìm tòi và trân trọng các giá trị văn hóa khác biệt với kế hoạch truyền bá văn hóa xây dựng một đế quốc thống nhất và hòa hợp trong đa dạng, Alexander muốn các giá trị văn hóa giữa phương Đông và phương Tây có cơ hội được tiếp xúc, thay đổi góc nhìn của mọi người về barbarians [1], là hình mẫu cho việc học hỏi văn hóa đối với cả người phương Tây và phương Đông, giúp họ tiến gần hơn đến ranh giới của việc tôn trọng, chấp nhận và tiếp thu văn hóa lẫn nhau.

Đầu tiên phải nhắc đến đó chính là việc Alexander Đại đế tiếp nhận trang phục của người phương Đông. Vào khoảng năm 330 TCN, sau khi đánh bại Darius ở trận chiến lẫy lừng Gaugamela, Alexander đã bắt đầu một thời kì mới với hình ảnh quen thuộc với trang phục khác thường, nhại theo nhiều kiểu Ba Tư khác nhau. Đầu tiên, ông thử đội khăn quấn hoàng gia của Darius, sau đó bận áo choàng kiểu phương Đông, không chỉ ở trang phục lối trang điểm vẽ mắt theo kiểu phổ biến của đàn ông Ba Tư cũng được Alexander Đại đế áp dụng. Những lúc không tham gia chiến trận, Alexander mặc quần dài kiểu Ba Tư và mang một đôi giày được vót nhọn, thậm chí

1Bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ (βάρβάρος), ban đầu có nghĩa đơn thuần là những người ngoài thành bang

Hy Lạp và không nói tiếng Hy Lạp, sau đó từ này mang nghĩa là người man di hay được dùng để nói về những nhóm dân chưa văn minh hay có căn tính độc ác ăn vào trong máu.

56

nhiều người còn cho rằng ông làm thế để có thể cao như Darius [15, tr.115]. Không chỉ là trang phục cho người mà đối với chú ngựa yêu quý bôn ba khắp nơi Buphales cũng được sắm một bộ yên cương lòe loẹt [15, tr.115]. Trang phục là vẻ đẹp toát lên cốt cách và lối sống của con người Ba Tư, là biểu tượng cho văn hóa của họ, vì vậy việc sẵn sàng mặc những trang phục như thế đã thể hiện sự cởi mở của Alexander đối với văn hóa phương Đông, khơi dậy sự tò mò và khuyến khích sự tiếp nhận văn hóa của người phương Tây và cả cư dân bản địa.

Alexander cũng nỗ lực trong việc du nhập nghi lễ phủ phục, được gọi là proskynesis, đây là hành động cúi chào hoặc quỳ lạy [1, tr.37]. Phong tục này bắt nguồn từ nền văn hóa của người Ba Tư, nó thể hiện sự kính trọng của người dân đối với những người có địa vị cao hơn. Khác với Ba Tư, việc quỳ lạy của người Hy Lạp không dành cho đối tượng con người, mà chỉ dành cho các vị thần. Vì vậy, Alexander mong muốn nhận được sự kính trọng đó, được đạt đến cảnh giới trở thành một vị thần xứng đáng với những chiến công vĩ địa mà mình đã đạt được và còn là xuất thân mà ông được nghe từ mẹ Olympias. Với cố gắng của ông, phần lớn những binh lính trong đội quân đều chấp nhận và thực hiện nghi lễ này, có một phần là vì họ thật sự tiếp nhận nó, hoặc chỉ vì sợ uy quyền từ vị vua đang gắn liền với vận mệnh của họ. Song nó cũng là nguyên nhân dẫn đến một số giả thuyết cho rằng một số người bất mãn với nghi lễ này mà sinh ra hận thù với Alexander Đại đế và ám sát ông tại Babylon. Tại Ai Cập, Alexander cũng đến đền thờ thần Amon và chấp nhận với địa vị là một Pharaoh của người Ai Cập [1, tr.210]. Tự trong bản thân Alexander tin rằng ông có một sứ mệnh thiêng liêng để hợp nhất toàn thế giới dưới pháp luật đúng đắn xuất phát từ tâm can con người đối với những dân tộc khác nhau về dân tộc và văn hóa [39, tr.433].

Việc tiến hành các nghi lễ và chấp nhận danh xưng thần thánh là biều hiện của việc du nhập quan niệm thần quyền của phương Đông. Đối với người Hy lạp và thế giới phương Tây, sự kết hợp giữa vương quyền và thần quyền trong nền chính trị phương Đông là một nét đặc biệt và vô cùng xa lạ. Pharaoh là một vị vua cũng đồng thời là một vị thần, Enxi người đứng đầu Lưỡng Hà cũng mang những năng lực thần thánh giao thiệp với thần linh. Đây là một đặc trưng của các vị vua phương Đông nhằm cai trị thần dân với chế độ chuyên chế cổ đại vừa kiểm soát đời sống vật chất bằng vương quyền, vừa chi phối đời sống tâm linh của họ.

57

thường có các hành vi cư xử như một nhà hiền triết. Đi đến những vùng đất xa lạ, Alexander Đại đế luôn dành thời gian trò chuyện với những nhà hiền triết địa phương những người có học vấn rộng. Một câu chuyện được kể lại rằng tại Ấn Độ, ông đã gặp Hoàng đế Ấn Độ là Porus và thể hiện mong muốn được hiểu biết và học khôn ngoan, đáp lại câu hỏi của ông, Porus đã trả lời rằng muốn học khôn thì cần phải học ở những nhà hiền triết, thế rồi Alexander Đại đế gửi cho họ một bức thư và trao đổi về những câu hỏi được đặt ra về thế giới con người [24]. Cũng tại Ấn Độ, có một câu chuyện về những nhà hiền triết tại nơi đây, Alexander đã gặp một vài người trong số họ trên đồng cỏ, nơi họ thường gặp nhau để luận bàn về triết học. Trước sự xuất hiện của Alexander Đại đế và quân đội của ông, những người nảy tỏ ra không mấy quan tâm. Alexander yêu cầu họ giải thích ý nghĩa của hành động lạ lùng này, và họ đáp lời: “Thưa hoàng đế Alexander, mọi người đàn ông chỉ nên sở hữu phần đất đai bằng với phần đất mà chúng tôi đang đứng trên đó. Ngài là con người, giống như tất cả chúng tôi. Ngài luôn bận rộn hành quân hàng dặm đường từ quê nhà của ngài, gây phiền toái cho chính ngài và cho những người khác nữa. Ngài cũng sẽ sớm trở về với cát bụi, và lúc đó ngài sẽ hiểu rằng mình chẳng cần gì hơn một mảnh

đất để chôn thân.” Alexander đồng tình với những lời nói khôn ngoan này, nhưng

như chúng ta cũng đã biết lời nói và hành động do sự tác động của nhiều yếu tố mà nhiều khi không nhất quán với nhau [1, tr.471]. Cũng tại thành Sinope, ông đã gặp được Diogenes, người mà Alexander Đại đế muốn trở thành nếu không phải là một vị vua [15, tr.56], ông đã hành quân tới Isthmus với một đoàn vệ quân cùng bộ binh Chiến hữu và tình cờ thấy Diogenes đang nằm sưởi nắng. Alexander dừng lại và hỏi Diogenes rằng ông ta có cần gì không.

Không thưa ngài, nhưng tôi sẽ vui lòng nếu ngài và binh lính của ngài đứng dẹp

sang một bên và không chắn mất ánh nắng đang chiếu vào tôi”, đó là câu trả lời của

nhà hiền triết [1, tr.472].

Đối với những cuộc tranh luận về triết học, Alexander cũng không hề cảm thấy khá xa lạ, đúng là là ông cảm thấy thích thú. Ở Taxila, Alexander đã từng gặp một vài thành viên của giáo phái Những người thông thái (Wise Men) của Ấn Độ, những người thực hành thuyết khắc kỷ đến mức họ thường không mặc quần áo vì cho rằng việc đó ảnh hưởng tới sự thuần khiết của tư tưởng. Alexander rất ngưỡng mộ sức chịu đựng bền bỉ của những người theo giáo phái này và tha thiết được mang

58

một người trong số họ theo đoàn tùy tùng riêng của ông [1, tr.473]. Nhưng họ là những con người tự do đích thực và ông cũng không muốn gò bó hay ép buộc họ. Nhưng bù lại một người có tên là Calanus đã bằng lòng đi cùng họ [1, tr.474].

Không những vậy, Alexander Đại đế luôn trích ra một quỹ thời gian cho việc tìm hiếu và học tập về các quốc gia phương Đông về cách họ nhìn nhận thế giới, đánh giá vấn đề, nhân sinh quan và cuộc sống thường nhật. Khi đến Babylon, Alexander quyết định cho binh lính của mình cần nghỉ ngơi, trong khi binh lính dành thời gian tận hưởng cuộc sống thì Alexander Đại đế dành thời gian để học thuật tử vi của người Babylon [15, tr.104]. Một bằng chứng rõ nét hơn được ghi nhận tại vùng đất của người Nysa, Alexander Đại đế đã hỏi về tính chất của những thiết chế của họ [1, tr.350]. Theo đó họ đã đáp lại rằng chính quyền được lựa chọn từ tầng lớp quý tộc, dựa vào tầng lớp tinh hoa để duy trì các thiết chế nhà nước và thực hiện quản lí đất nước có hiệu quả, cũng chính vì hiểu được điều này nên Alexander đã chấp thuận lời thỉnh cầu của thống đốc thay vì lấy 100 người được lựa chọn từ những người xuất sắc nhất và 300 kỵ binh, ông sẵn sàng chấp nhận một lực lượng thuộc tầng lớp thấp hơn.

Một lần nữa những bằng chứng được sử sách lưu giữ càng củng cố và khẳng định cho luận điểm không thể lung lay về những đóng góp của Alexander Đại đế. Không chỉ là quân sự, văn hóa cũng là một mảng sáng trong suốt thời gian của cuộc Đông chinh. Ông không phải chỉ là một vị vua dùng bạo lực để áp chế mà còn tận dụng các sức mạnh mềm mỏng hơn thuộc về các khía cạnh văn hóa. Những điều đó toát ra từ một nhân cách thực sự say mê với những giá trị cốt lõi của nhân loại và khát khao lan tỏa chúng.

Một phương cách khác mà Alexander đã thực hiện để làm cầu nối văn hóa giữa phương Đông và phương Tây đó là hôn nhân. Hôn nhân tạo nên sự gắn kết keo sơn và bền vừng, nhờ có hôn nhân, hai vùng đất khác nhau sẽ thiết lập một mối liên hệ trên nhiều lĩnh vực, trong đó có văn hóa. Mối quan hệ giữa hai đối tượng trong một mối quan hệ hôn nhân sẽ kéo gần khoảng cách và không thể phủ nhận được sự giao lưu văn hóa tất yếu sẽ diễn ra. Những cô vợ mà Alexander tiến hành làm lễ cưới đều là người phương Đông. Người đầu tiên là Roxane, một cô gái con trai của vị thủ lĩnh Oxyartes thành Bactria, tiếp đến là hai cô gái mà ông cưới tại Susa, đó là Barsine (tên thông thường gọi là Stateira), là con gái lớn của vua Dariua và ông còn cưới cả Parysatis, con gái nhỏ tuổi nhất của vua Ochus (cai trị Ba Tư từ 359 đến 338 TCN) [1, tr.477]. Và

59

ông được họ dạy kèm bằng tiếng Hy Lạp về những phong tục, tập tục truyền thống từ phương Tây [53].

Một phần của tài liệu Vai trò của alexander đại đế đối với quá trình giao lưu văn hóa đông tây (Trang 56 - 60)