Chính sách cai trị đế chế

Một phần của tài liệu Vai trò của alexander đại đế đối với quá trình giao lưu văn hóa đông tây (Trang 48 - 56)

7. Cấu trúc của đề tài

2.3.1. Chính sách cai trị đế chế

Alexander Đại đế luôn khát khao tạo lập một đế quốc hùng mạnh và rộng lớn, điều đó có nghĩa là hướng đến việc thống nhất trong đa dạng một cộng đồng người dưới quyền lãnh đạo của ông. Là một nhà quân sự tài năng được phát triển trên gốc rễ trình độ nhận thức sống động và vô cùng tiến bộ về thế giới, Alexander hiểu được hai vấn đề cốt lõi và căn bản phải đối mặt đó là sự thay đổi liên tục của tình hình và sự thật rằng kẻ thù chỉ bị chinh phục vào thời điểm mà trận chiến kết thúc. Để cai quản một đế quốc có biên giới trải dài từ Tây sang Đông, Alexander Đại đế đã gắn chặt việc chinh phục song hành với các chính sách khôn ngoan có tính bền vững hướng đến sự giao lưu văn hóa.

Ông được cho là đã nói rằng: “Nếu chúng ta muốn không chỉ đi ngang qua châu Á mà giữu được châu Á, chúng ta phải cho người châu Á thấy sự nhân từ; chính sự

trung thành của họ sẽ làm cho đế chế được ổn định và lâu bền” [3, tr.33]. Alexander

muốn cuộc chinh phạt không phải là sự áp chế quân sự mà là sự chuyển ngôi cho một vị vua mới với một đế chế mới, tạo nên một sự lai tạo độc đáo với điểm nhấn là truyền bá ảnh hưởng mạnh mẽ của nền văn vinh Hy Lạp.

Điều đầu tiên cần phải đề cập đến là chính sách và các kế hoạch quản lí các khu vực sau công cuộc chinh phạt được đề ra một cách cụ thể phù hợp với đặc tính khu vực vừa đảm bảo sự quản lí và nắm vững quyền lực chính yếu trong tay quân đội Macedonia, vừa đảm bảo mảnh đất duy trì văn hóa bản địa, ngăn chặn sự bóp ngặt các phong tục tập quán địa phương. Tuy nhiên, vì mục đích hướng đến sự ổn định và thuận lợi cho quá trình kiểm soát, lấp đầy khoảng trống quyền lực và ngăn chặn sự nổi loạn

48

tranh quyền mà ông sẵn sàng thực hiện các cuộc tàn sát, phá hủy và xóa sổ các thành phố như Type, Thebes nhằm tạo ra uy thế răng đe các lực lượng có ý định chống lại quyền lực của ông.

Mặc dù vậy, nhìn chung trong suốt cuộc hành trình, Alexander Đại đế luôn tỏ rõ các chính sách thể hiện sự khoan dung đối với sự khác biệt văn hóa, tôn trọng các tập quán địa phương, mềm lòng trong việc xử lí các đức tin bản địa. Ví dụ như việc người ta kể rằng ông đã nổi giận khi lăng mộ của Cyrus Đại đế bị mạo phạm, và ông không chỉ phục hồi nguyên trạng lăng mộ của Cyrus mà còn trừng phạt những kẻ đã dám làm nhơ bẩn thánh địa. Alexander sắp xếp cho Darirus III có một tang lễ xứng đáng với địa vị và được chôn cất cạnh những nhà cai trị người Ba tư sau khi thi thể vị vua này được tìm thấy trong một chiếc xe, bị sát hại bởi chính một bầy tôi của ông [13, tr.33]. Tại vùng đất của kim tự tháp, Alexander đã ra lệnh phục hồi hai đền thờ Ai Cập cổ xưa [15, tr.90]. Hay là lúc đuổi theo Darius khi đi thẳng từ Arbela tới Babylon, ông đã gặp phải cư dân của vùng này đi cùng vị tế tư và phán quan với những tặng vật, xin đặt toàn bộ thành phố vào tay Alexander, bởi vậy ông đã hành quân tới đó chỉ thị cho mọi người khôi phục các điện thờ đã bị một vị vua Ba Tư là Xerves phá hoại, cụ thể là đền thờ thần Bel (thần Marduk), mội vị thần được người Babylon kính sợ nhất [1, tr.238].

Đối với việc tổ chức quản lí các vùng lãnh thổ, Alexander sẵn sàng tiến hành các cuộc cải cách, củng cố quyền lực chính trị, duy trì sự ổn định, hạn chế sự dao động lớn và thúc đẩy kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển. Dĩ nhiên sau mỗi cuộc chiến tranh diễn ra, tình trạng nhiễu nhương là điều không thể tránh khỏi, song nhờ việc duy trì hệ thống và cấu trúc chính trị địa phương một cách phù hợp mà tình hình sớm được cải thiện. Theo đó xúc tiến sự va chạm và tiếp thu văn hóa lẫn nhau. Nổi bật nhất đó là việc tiếp tục duy trì hệ thống thuế khóa Ba Tư thay vì chỉ trích và xóa bỏ nó, mà theo

Lane Fox lưu ý rằng hệ thống quan liêu và thuế của Ba Tư cực kỳ phức tạp, do đó việc

duy trì hiện trạng của Alexander đã mang lại cho ông lợi thế vì thoát khỏi gánh nặng khi nghiên cứu về hệ thống thuế của Ba Tư [48]. Trong khắp những thị trấn của người Aeloia và tất cả những trị trấn của người Ionia sau khi thoát khỏi sự lệ thuộc vào Ba Tư, Alexander đã tước quyền sở hữu của nhóm cai trị, xây dựng chính quyền dân chủ, cho phép mọi cộng đồng đều được thực thi luật pháp và phong tục riêng của họ, đồng thời miễn cho họ những khoản thuế mà trước đây phải nộp cho người Ba Tư [1,

49

tr.114]. Sau chiến thắng lịch sử tại trận Gaugamela, “Alexander Đại đế cũng chỉ định Mazaeus làm thống đốc thành phố Babylon, Apollodorus của Amphipolis làm chỉ huy quân đội quân được cắt cử ở lại đây và Asclepiodorus, con trai của Philo, được giao phó cho việc trông nom các cống vật, Mithrines, người đã giao nộp cho Alexander

những chốt phòng vệ bên trong Sadis, được bổ nhiệm làm thống đốc Armenisa” [1,

tr.238]. Phỏng theo việc sắp xếp cơ cấu chính trị tai Babylon có thể nhận thấy được rằng mặc dù Mazaeus là tướng quân của Ba Tư chỉ huy quân Armenia cùng với Orontes trong trận Gaugamela lại được giao cho chức vụ thống đốc, ông cũng là người phương Đông đầu tiên giữ chức vụ này trong khi đó quyền lực quân sự và tài chính nằm trong tay của những tướng lĩnh Macedonia, việc tiến hành sự phân công này đã thể hiện sự nhìn nhận độc lập, khách quan và sẵn sàng đánh giá cao những thế mạnh của người phương Đông, Mazaeus sẽ đóng vai trò làm cầu nối về mặt ngôn ngữ, phát huy những thế mạnh của mình trong việc quản lí thần dân và xét về khía cạnh giao lưu văn hóa thì đây chính là điều kiện tối ưu để người Ba Tư có cơ hội tiếp thu các phong tục của người Hy Lạp và ngược lại.

Nếu rơi vào trường hợp các thủ lĩnh địa phương sẵn sàng quy phục và thừa nhận quyền lực của Alexander Đại đế với tư cách là một vị vua, thì vùng lãnh thổ đó sẽ được giao lại cho người địa phương quản lí, được hưởng các quyền tự do và chịu trách nhiệm trước ông. Điển hình như Mithrines và cụ thể hơn là Ai Cập.

Tiếp đón Alexander như một ân nhân giải phóng, Ai Cập đã để lại trong Alexander nhiều ấn tượng đẹp đẽ. Ông cho phép người Ai Cập cai quản lãnh thổ của mình, nhiều quan chức địa phương được bổ nhiệm. Tại Memphis, ông cho tái cơ cấu về mặt chính trị, chỉ định Doloaspic và Petisis, cả hai đều là người Ai Cập làm thống đốc khu vực, mỗi người cai trị một nửa vùng đất, nhưng khi Petisis từ chối, toàn bộ quyền cai quản giao về cho Doloaspis [1, tr.214]. Sự chỉ định các quan chức địa phương và tướng lĩnh Macedoina đảm trách các vị trí tương ứng ở những lĩnh vực khác nhau đảm bảo tính ổn định về chính trị - xã hội, tạo ra những cơ sở cho sự trao đổi văn hóa giữa các cá thể khác nhau theo chiều hướng từ trên xuống hoặc giữa người dân với người dân, giữa quan chức với quan chức. Thậm chí đối với thị trấn Soli sau khi bị đánh bại, ông cũng cho phép cư dân nơi đây giữ chính quyền riêng của họ [1, tr.154] hay sau khi thất trận, người Uxia cũng đã được sự đồng ý của Alexander trong nỗ lực thuyết phục để giữ lại quyền sở hữu lãnh thổ với khoản cống nộp hàng năm là

50

100 con ngựa, 500 con la và 30.000 con cừu [1, tr.242]. Tại Ấn Độ, thay vì áp đặt sự cai trị của người Macedonia, vua Porus đã trở thành một người bạn trung thành của Alexander Đại đế, được cai quản một vùng lãnh thổ gồm nhiều thị trấn sau khi đã rơi vào tay Alexander Đại đế [1, tr.384].

Cuộc đời ngắn ngủi đã khiến ông sớm hoàn tất kế hoạch của mình, không một ai có thể khẳng định ông sẽ cai quản những thần dân của mình sau công cuộc chinh phục ra sao, ông sẽ làm gì để tạo ra sự hài hòa và môi trường thuận lợi cho các dân tộc cùng nhau chung sống. Nhưng biểu hiện rõ ràng nhất về chính sách này đã được phản ánh qua lời cầu nguyện của ông tại Opis (Babylon) rằng người Macedonia và người Ba Tư sẽ chung sống hòa bình và cùng nhau cai trị vương quốc [1, tr.49], mà cốt lõi của nó là chính sách liên minh thông qua nhiều hình thức từ con đường hòa bình như thương thuyết, hôn nhân cho đến các biện pháp quân sự. Quan điểm của Alexander Đại đế được cho là vô cùng tiến bộ, là đích hướng tới của con người trong mọi thời đại. Và có thể khẳng định rằng Alexander có thể mở rộng lãnh thổ vì ông sẵn sàng dựa vào giới tinh hoa bản địa.

Bên cạnh đó, Alexander Đại đế đã cho thành lập các thành phố mới trở thành trung tâm văn hóa nghệ thuật, trao đổi văn hóa giữa phương Đông và phương Tây. Các thành phố này được thiết kế và kiến thiết theo phong cách riêng, được làm mới hoàn toàn, đây là nơi sinh sống của cả dân bản địa, những người binh lính không còn khả năng tiếp tục tham gia chiến đấu hay binh lính được thải hồi từ quân đội của Alexander Đại đế. Theo tài liệu và những nghiên cứu của giới sử học có nhiều số liệu về những thành phố này, Plutarch cho rằng đã có 70 thành phố được thành lập [1, tr.53], trong khi Arrian cho rằng Plutarch đã cường điệu hóa con số này thực chất Arrian chỉ nhắc đến ít hơn 12 thành phố được xây dựng [1, tr.54], một vài nguồn khác cung cấp con số khoảng 20 thành phố mang tên ông - Alexandria, hay trong Bách khoa

toàn thư lịch sử thế giới Anh - Việt chỉ đề cập đến 6 thành phố mang tên Alexandria.

Trong tất cả các thành phố mà Alexanderia nổi tiếng nhất phải kể đến đó chính là thành phố Alexandria tọa lạc tại Ai Cập, được mệnh danh là “Hòn ngọc của khu

vực Đại Trung Hải” [15, tr.95]. Câu chuyện thành lập thành phố này là khi Alexander

tiếp tục đi xung quanh hồ Mareotis sau khi rời khỏi Memphis và cuối cùng, thả neo tại địa điểm nơi giờ đây là Alexandria. Cảm thấy ấn tượng bởi cảnh trí nơi đây và tin rằng nếu xây dựng một thành phố ở nơi này, sẽ mang đến sự phát triển và thinh

51

vượng không ngừng. Vì vậy, ông đã hăng hái bắt đầu công việc và trực tiếp đích thân thiết kế quy hoạch chung cho thị trấn, chỉ ra địa địa điểm quảng trường chợ, số lượng những đền thờ cần phải xây dựng, và những vị thần nên thờ phụng – những vị thần của Hy Lạp và nữ thần Isis của Ai Cập – và giới hạn chính xác của những chốt phòng vệ bên ngoài của thị trấn [1, tr.206]. Đây là thành phố thể hiện sự giao lưu văn mạnh mẽ, là trung tâm nghiên cứu văn hóa Hy Lạp và phương Đông và trong thời kì cổ đại, Alexandria tại Ai Cập là một đô thị đông dân và sầm uất nhất, ngôi vị được giữ mãi cho đến khi Rome lên ngôi. Đến tận ngày nay, “Thành phố Alexandria nằm ở

phía tây đồng bằng châu thổ sông Nile, cách thủ đô Cairo 225 km và chạy dọc theo bờ Địa Trung Hải với chiều dài khoảng 32km. Đây là thành phố lớn thứ hai, đồng thời cũng đóng vai trò là một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa và du lịch lớn của

Ai Cập” [31]. Ngoài ra, nó còn là hải cảng lớn nhất Ai Cập, là cầu nối giao thương Á

- Âu đặc biệt quan trọng thông qua kênh đào Suez.

Bên cạnh Alexandria, vùng đất Bactriane cũng được xem là nơi trọng yếu và được chú trọng để xây dựng và phát triển các thành phố mới theo phong cách Hy Lạp, theo đó “ngài lưu ý mở mang nhiều công phu hơn cả, là đất Bactriane. Ngài coi đất ấy là trung tâm điểm, là chỗ then khóa của các đất ngài đã gồm tính được, tại vùng Thượng Á Tế Á và vùng Ấn Độ. Trong đất ấy, ngài mở mang 12 thành thị, nơi chính là

Bactres, ngày nay gọi là Balkh” [20, tr.239].

Đến năm 329 TCN, Alexander đã thành lập thêm một thành phố mới ở phía Bắc Sogdiana tên là “thành phố Alexandria xa nhất” [15, tr.128]. Thành phố này nằm ở vùng đất Ferghana với tên gọi đầy đủ là Alexanderia Eskaté [20, tr.439]. Đây là thành phố mà Alexander Đại đế ấp ủ ý định xây dựng trên mọt địa điểm tốt, chính vì vậy, việc định cư ở đây sẽ mở rộng quy mô và tầm quan trọng của nơi này, hơn nữa thành phố sẽ được sử dụng như một căn cứ lí tưởng cho cuộc xâm lược Scythia trong tương lai và như một chốt phòng vệ chống lại những cuộc đột kích từ các tộc người phía bên sông [1, tr.276]. Tại Ấn Độ, gần nơi diễn ra địa điểm giao chiến với Porus, băng qua dòng sông Hydaspes, Alexander đã cho xây dựng hai thành phố [1, tr.384]. Trong đó một thành phố ông gọi là Nicaea, để kỉ niệm cho chiến thắng của mình, một thành phố khác có tên là Bucephala, đây là thành phố tưởng niệm cho cái chết của con chiến mã Bacephalus trên mảnh đất này, chú ngựa mạnh mẽ và kiêu hãnh từng được thuần hóa khi Alexander còn là một đứa trẻ, từng cứu mạng ông và luôn bên

52 cạnh chiến đấu như một người bạn tri kỉ.

Ngoài ra, văn hóa Hi Lạp vốn từ xưa gần như chỉ tồn tại trong chu vi chật hẹp nay có cơ hội lan rộng trong cõi phương Đông nhờ vào việc mở mang những nơi đô hội sôi nổi và nhộn nhịp có thể sánh được với Athenes: Alexandria, Pergame, Antioche, Rhodes, Tarse, Ephese, Cos, Sidon, Séleucie [20, tr.427]. Thêm vào đó là các thành được lập nên trên chuyến hành trình đuổi theo Bessos bao gồm: thành Alexandria Prophtasie, ở đất Drangiane, thành Alexandria d’Arie, ở đất Hérat trên con sông Hery Round, thành Alexandria d’Arachosie, đất Kandahar, thành Alexanderia de Margiane, đất Merv, thành Marakanda lại có tên là Samarkande, đất Sogdiane [20, tr.437]. Ngoài ra, một số ít những thành phố khác, như Heart, Kandahar và Afghanistan cũng phát triển thành các thành phố quan trọng [19, tr.152]

Những thành phố được Alexander Đại đế xây dựng và lập nên đều được thể hiện theo dáng dấp và phong cách Hy Lạp. Tại nơi đây, nhiều dân tộc xuất phát từ những nguồn gốc khác nhau cùng nhau sinh sống, tham gia các hoạt động văn hóa, kinh tế và chính trị. Cư dân đông đúc, kinh tế giao thương phát triển là đầu mối cho quá trình giao lưu văn hóa Đông - Tây, “nhân có nhiều phong tục, nhiều lí thuyết, tương biệt tương phản mà gặp nhau một chốn, cho nên sinh ra những tư tưởng và tình

cảm rất mới” [20, tr.239], văn hóa phương Đông được biết đến và thêm sâu sắc, văn

hóa Hy Lạp cũng nhân cơ hội và mở mang và hấp thụ, nói chung là làm cho nhau giàu có thêm thậm chí là sản sinh ra những giá trị văn hóa đặc sắc. Những thành phố được dựng lên là tâm huyết, nỗ lực và niềm say mê của Alexander Đại đế đối với các giá trị văn hóa của con người, là chính sách mà ông thực hiện nhằm kiến thiết một đế quốc thống nhất trong tổng hòa những nền văn hóa đa dạng, vừa tạo nên không gian sinh sống cho người dân địa phương và binh lính có nhu cầu ở lại, vừa tạo ra môi trường để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống con người và hơn hết là học tập và tiếp xúc với nghệ thuật kiến trúc Hy Lạp, gặp gỡ phong tục tập quán lẫn nhau, học tập, xây dựng các công trình kiến trúc, nhằm nghiên cứu để lại các giá trị có ý nghĩa trường tồn theo thời gian, là một phần của quá khứ mà loài người không thể chối bỏ mà cần học hỏi và

Một phần của tài liệu Vai trò của alexander đại đế đối với quá trình giao lưu văn hóa đông tây (Trang 48 - 56)