Trên phương diện triết học

Một phần của tài liệu Vai trò của alexander đại đế đối với quá trình giao lưu văn hóa đông tây (Trang 72 - 73)

7. Cấu trúc của đề tài

2.4.5. Trên phương diện triết học

Những nhà triết học là lực lượng đi cùng với Alexander Đại đế xuyên suốt trong quá trình Đông chinh, họ cũng chủ động đi đến những thành phố khác ở phương Đông như Alexanderia để học tập. Cộng với những tác động từ việc ngôn ngữ Hy Lạp trở nên phổ biến đã thúc đẩy sự giao lưu trên lĩnh vực triết học.

Triết học là một khoa học chuyên nghiên cứu tìm tòi cái gốc vũ trụ và việc sinh sống của vạn vật [11, tr.944]. Để nhận biết được sự giao lưu văn hóa giữa phương Đông và phương Tây trong thời kì này cần có một cái nhìn cơ bản về sự khác nhau giữa triết học phương Tây và minh triết phương Đông. “Nếu như triết học phương Tây thường đi từ trừu tượng đến cụ thể; từ rộng đến hẹp, từ thế giới quan, vũ trụ quan đến nhân sinh quan; từ bản thể luận đến nhận thức luận, từ đó tạo nên một hệ thống tương đối hoàn chỉnh, chặt chẽ; thì minh triết phương Đông thường đi ngược lại, tức từ cụ

thể đến trừu tượng, từ hẹp đến rộng, từ nhân sinh quan đến thế giới quan” [5]. Triết

học phương Đông thường gắn liền với tôn giáo như triết học Ấn Độ, nhà triết học được gọi là người hiền, hiền triết, minh triết thì triết học phương Tây thường gắn liền với những thành tựu của khoa học, đặc biệt là khoa học tự nhiên, nhà triết học thường là nhà khoa học, nhà bác học, triết học phương Đông thường ngả theo hướng nội, về trực quan, trực giác, với phép biện chứng nghiêng về động, đấu tranh, trong khi triết học phương Tây ngả về tư duy duy lý, phân tích mổ xẻ, phép biện chứng ngả về tĩnh, thống nhất và cân bằng.

Sự giao lưu triết học được thể hiện ở quá trình tiếp thu những đặc điểm lẫn nhau giữa triết học phương Tây và minh triết phương Đông. Đơn cử như Pyrrho, ông là một nhà triết học Hy Lạp và nhận thức luận của Phật giáo đã ảnh hưởng đến ông. Điều này khiến ông áp dụng chủ nghĩa hoài nghi triết học, và các lý thuyết của ông đã tạo ra ảnh hưởng rất lớn, ngoài ra, người ta thường cho rằng các học thuyết của Ấn Độ đã ảnh hưởng đến sự phát triển của trường phái tư tưởng Cynic, chủ nghĩa Cynic còn được biến tới với tên gọi chủ nghĩa Yếm Thế (đại diện tiêu biểu nhất là Diogenes) với mục tiêu hướng đến một cuộc sống đức hạnh hòa hợp với thiên nhiên, có nhiều điểm

72

tương đồng giữa những người theo chủ nghĩa Cynics và các triết học Ấn Độ như Kỳ Na giáo, đặc biệt là ở chỗ họ bác bỏ chủ nghĩa duy vật và xã hội [47].

Một đế quốc Đông chinh rộng lớn do các cuộc chinh phạt của Alexander tạo ra đã loại bỏ sức mạnh của các thành bang Hy Lạp cạnh tranh. Điều này đã thúc đẩy một tâm lý quan tâm đến cá nhân hơn là sự gắn bó chặt chẽ với thành bang, vốn là một phần không thể thiếu của văn hóa Hy Lạp. Các trường phái tư tưởng triết học mới xuất hiện tập trung vào cá nhân [51], chẳng hạn như Chủ nghĩa Khắc kỷ (đại diện tiêu biểu nhất là Zeno (335 – 263 TCN)) vàEpicureanism (triết học được thành lập vào khoảng năm 307 TCN dựa trên những lời dạy của nhà triết học Hy Lạp cổ đại Epicurus).

Plutarch cho rằng thần học Hy Lạp đã được đưa vào giảng dạy ở Ấn Độ, hiện hữu và ảnh hưởng đến những tôn giáo Ấn Độ [3, tr.38].

Ấn Độ là chiếc nôi cho sự ra đời của nhiều tôn giáo lớn trên thế giới trong đó phải kể đến Phật giáo, Hindu giáo và Kì Na giáo. Các tôn giáo được hình thành đi theo những con đường riêng thậm chí là đối đầu nhau, điều này đã tạo ra một truyền thống về chủ nghĩa khổ hạnh trong minh triết Ấn Độ để tránh đi mọi cái khổ trong cuộc đời con người. Các lí thuyết về nhận thức luận và đạo đức luận mang màu sắc tôn giáo và những nhà tu hành khổ hạnh thánh thiện địa phương đã gây ra những ấn tượng sâu sắc đối với người Hy Lạp. Những nét tương đồng là minh chứng có sự học hỏi và giao lưu triết học lẫn nhau.

Một phần của tài liệu Vai trò của alexander đại đế đối với quá trình giao lưu văn hóa đông tây (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)