9. Cấu trúc đề tài nghiên cứu
2.2.5. Nội dung chƣơng trình dạy học Tự nhiên và xã hội theo chƣơng trình Giáo
trình Giáo dục phổ thông mới
Chƣơng trình bao gồm 6 chủ đề là gia đình, trƣờng học, cộng đồng địa phƣơng, thực vật và động vật, con ngƣời và sức khoẻ, Trái Đất và bầu trời. Mỗi chủ đề đều thể hiện mối liên quan, sự tƣơng tác giữa con ngƣời với các yếu tố tự nhiên và xã hội trên cơ sở giáo dục giá trị và kỹ năng sống; giáo dục các vấn đề liên quan đến việc giữ gìn sức khoẻ, bảo vệ cuộc sống an toàn của bản thân, gia đình và cộng đồng, bảo vệ môi trƣờng, phòng tránh thiên tai ở mức độ đơn giản và phù hợp.
So với chƣơng trình hiện hành, chƣơng trình Tự nhiên và xã hội mới tinh giản một số nội dung khó hoặc sẽ đƣợc học ở ngay các lớp đầu của cấp trung học cơ sở, đồng thời cập nhật hoặc đƣa vào một số nội dung mới thiết thực với học sinh. Chẳng hạn nhƣ: không dạy các nội dung về đơn vị hành chính (làng, xã/phƣờng; huyện/quận; tỉnh/thành phố) và các hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế, nông nghiệp, công nghiệp,…. ở tỉnh/thành phố; giảm bớt một số nội dung kiến thức trong chủ đề Trái Đất và bầu trời; đƣa vào một số nội dung mới nhƣ tìm hiểu về lễ hội, về di tích văn hóa lịch sử và cảnh đẹp ở địa phƣơng; một số thiên tai thƣờng gặp và cách phòng tránh; bị xâm hại,…
Trong đó, môn Tự nhiên và xã hội lớp 3 gồm 70 tiết/ năm (2 tiết/tuần), bao gồm những nội dung và yêu cầu cần đạt sau:
a) Gia đình:
- Họ hàng nội ngoại:
+ Nêu đƣợc mối quan hệ họ hàng nội, ngoại; thể hiện đƣợc cách xƣng hô đúng giữa các thành viên trong gia đình thuộc họ nội, họ ngoại.
+ Vẽ đƣợc sơ đồ gia đình và họ hàng (bằng chữ hoặc cắt dán ảnh) bao gồm: ông bà nội và/hoặc ông bà ngoại; bố mẹ, anh/chị/em ruột và học sinh; cô/dì, chú, bác, cậu mợ, anh/chị/em họ của học sinh.
+ Bày tỏ đƣợc tình cảm/sự gắn bó của bản thân với họ hàng nội, ngoại. - Sự kiện quan trọng của gia đình:
quan đến những sự kiện đó: Sự kiện đó xảy ra vào thời gian nào? Ở đâu? Sự kiện đó có ảnh hƣởng gì đến các thành viên trong gia đình?
+ Vẽ đƣợc sơ đồ “dòng thời gian” theo thứ tự các sự kiện lớn, các mốc quan trọng đã xảy ra trong gia đình.
+ Nhận biết đƣợc gia đình thay đổi theo thời gian và những ngày kỷ niệm các sự kiện lớn của gia đình góp phần gắn kết các thành viên trong gia đình với nhau. - Phòng tránh hỏa hoạn khi ở nhà:
+ Nêu đƣợc một số nguyên nhân dẫn đến cháy nhà và nêu đƣợc những thiệt hại có thể có (về ngƣời, tài sản,...) do hoả hoạn gây ra.
+ Biết cách ứng xử phù hợp trong tình huống giả định có cháy xảy ra.
+ Phát hiện đƣợc những thứ có thể gây cháy trong nhà và nói với ngƣời lớn có biện pháp để phòng cháy
- Giữ gìn vệ sinh xung quanh nhà:
+ Kể tên và làm đƣợc một số việc phù hợp để giữ vệ sinh xung quanh nhà. + Giải thích đƣợc một cách đơn giản tại sao cần phải giữ vệ sinh xung quanh nhà
b. Trường học:
- Hoạt động kết nối với xã hội ở trƣờng học:
+ Nêu đƣợc tên và ý nghĩa một số hoạt động kết nối với xã hội ở trƣờng (ví dụ: hoạt động bảo vệ môi trƣờng, hoạt động truyền thông về an toàn giao thông, hoạt động ủng hộ đồng bào bị thiên tai,...); mô tả đƣợc hoạt động (thời gian, địa điểm, cách thức tổ chức) và sự tham gia của học sinh cùng các bạn trong lớp
- Truyền thống của nhà trƣờng:
+ Đặt đƣợc một số câu hỏi để tìm hiểu về truyền thống nhà trƣờng (năm thành lập trƣờng, thành tích dạy và học; các hoạt động khác,...).
+ Giới thiệu đƣợc một cách đơn giản về truyền thống nhà trƣờng; nói về ƣớc mong của bản thân đối với sự phát triển của nhà trƣờng.
- Giữ vệ sinh và an toàn ở trƣờng hoặc khu vực xung quanh trƣờng:
+ Thực hành khảo sát về sự an toàn trong khuôn viên nhà trƣờng hoặc khu vực xung quanh trƣờng theo nhóm:
+ Lập đƣợc kế hoạch và đƣa ra nội quy khảo sát về độ an toàn của phòng học, tƣờng rào, sân chơi, bãi tập hoặc khu vực xung quanh trƣờng.
+ Thực hiện đƣợc nhiệm vụ khảo sát về sự an toàn liên quan đến cơ sở vật chất của nhà trƣờng hoặc khu vực xung quanh trƣờng theo sự phân công của nhóm.
+ Hợp tác với các bạn trong nhóm để làm báo cáo, trình bày đƣợc kết quả khảo sát và đƣa ra đƣợc ý tƣởng khuyến nghị với nhà trƣờng nhằm khắc phục/hạn chế những rủi ro có thể xảy ra do tình trạng mất an toàn liên quan đến cơ sở vật chất của nhà trƣờng hoặc khu vực xung quanh trƣờng.
+ Có ý thức giữ gìn và làm đƣợc một số việc phù hợp để giữ vệ sinh khu vực xung quanh trƣờng.
c. Cộng đồng địa phương:
- Một số hoạt động sản xuất:
+ Kể đƣợc tên, sản phẩm và ích lợi của một số hoạt động sản xuất (nông nghiệp, công nghiệp hoặc thủ công) ở địa phƣơng.
+ Dựa trên các thông tin, tranh ảnh về sản phẩm đã sƣu tầm đƣợc để trình bày, giới thiệu/quảng bá cho một trong số các sản phẩm của địa phƣơng.
+ Viết/vẽ/sử dụng tranh ảnh,... để chia sẻ với những ngƣời xung quanh về sự cần thiết phải tiêu dùng tiết kiệm, bảo vệ môi trƣờng
- Di tích văn hoá, lịch sử và cảnh quan thiên nhiên:
+ Nêu đƣợc tên và giới thiệu (nói hoặc viết/vẽ) đƣợc một di tích lịch sử, văn hoá và cảnh quan thiên nhiên ở địa phƣơng.
+ Biết ứng xử đúng, thể hiện đƣợc sự tôn trọng và ý thức giữ vệ sinh khi đi tham quan di tích văn hoá, lịch sử hoặc cảnh quan thiên nhiên
d. Thực vật và động vật
- Các bộ phận của thực vật, động vật và chức năng của các bộ phận đó:
+ Nêu đƣợc tên các bộ phận của thực vật, động vật và chức năng của các bộ phận đó thông qua quan sát tranh ảnh hoặc video clip.
+ Vẽ hoặc sử dụng sơ đồ sẵn có để chỉ vị trí và nói (hoặc viết) đƣợc tên các bộ phận và chức năng từng bộ phận của thực vật và động vật.
+ So sánh (hình dạng, kích thƣớc, màu sắc) rễ, thân, lá, hoa, quả của các thực vật khác nhau; phân loại đƣợc thực vật dựa trên một số tiêu chí đặc điểm xác định (ví dụ: rễ cọc, rễ chùm
+ So sánh và đối chiếu đặc điểm cấu tạo của một số động vật khác nhau; phân loại đƣợc động vật dựa trên một số tiêu chí đặc điểm xác định (ví dụ: động vật không xƣơng sống, động vật có xƣơng sống).
+ Phát hiện đƣợc một số đặc điểm chung của thực vật, động vật - Sử dụng thực vật và động vật:
+ Nêu đƣợc ví dụ về việc sử dụng các bộ phận của thực vật trong đời sống hằng ngày.
+ Nêu đƣợc ví dụ về việc sử dụng động vật trong đời sống và sản xuất
đ. Con người và sức khỏe:
- Một số cơ quan bên trong cơ thể:
+ Xác định đƣợc vị trí, chức năng chính của các hệ tiêu hoá, tuần hoàn, thần kinh thông qua quan sát tranh ảnh hoặc video clip.
+ Sử dụng đƣợc sơ đồ để chỉ vị trí và nói (hoặc viết) đƣợc tên các cơ quan và chức năng của từng cơ quan thuộc các hệ: tiêu hoá, tuần hoàn và thần kinh.
+ Chỉ đƣợc đƣờng đi của thức ăn trên sơ đồ hệ tiêu hoá và đƣờng đi của máu trong hệ tuần hoàn.
+ Nêu đƣợc ví dụ về vai trò của các cơ quan thần kinh trong việc điều khiển mọi hoạt động của cơ thể
- Chăm sóc và bảo vệ các cơ quan trong cơ thể:
+ Trình bày đƣợc một số việc cần làm hoặc cần tránh để giữ gìn, bảo vệ cơ quan tiêu hoá, cơ quan tuần hoàn và thần kinh.
+ Kể đƣợc tên một số thức ăn, đồ uống có lợi cho các cơ quan tiêu hoá, tim mạch, thần kinh cần đƣợc sử dụng thƣờng xuyên.
+ Xác định đƣợc một số chất có hại đối với các cơ quan tiêu hoá, tim mạch, thần kinh (ví dụ: thuốc lá, rƣợu, ma tuý) và cách phòng tránh.
+ Nêu đƣợc một số trạng thái tâm lí có lợi hoặc có hại đối với tim mạch và thần kinh
+ Xây dựng và thực hiện đƣợc thời gian biểu phù hợp (theo mẫu) để có đƣợc thói quen học tập, vui chơi, ăn uống, nghỉ ngơi điều độ và ngủ đủ giấc
- Phƣơng hƣớng:
+ Kể đƣợc tên bốn phƣơng chính trong không gian theo quy ƣớc.
+ Thực hành xác định đƣợc ba phƣơng còn lại dựa trên phƣơng Mặt Trời mọc hoặc lặn.
- Một số đặc điểm của Trái Đất:
+ Nhận biết ban đầu về hình dạng Trái Đất qua quả Địa Cầu.
+ Chỉ đƣợc cực Bắc, cực Nam, đƣờng xích đạo, bán cầu Bắc, bán cầu Nam và các đới khí hậu trên quả Địa Cầu. Trình bày đƣợc một vài hoạt động tiêu biểu của con ngƣời ở từng đới khí hậu dựa vào tranh ảnh và (hoặc) video clip.
+ Kể tên và chỉ đƣợc vị trí của các châu lục và các đại dƣơng trên quả Địa Cầu. Chỉ đƣợc vị trí của Việt Nam trên quả Địa Cầu.
+ Trình bày đƣợc một số dạng địa hình của Trái Đất qua hình ảnh: đồng bằng, đồi, núi, cao nguyên; sông, hồ; biển, đại dƣơng; liên hệ đƣợc nơi học sinh đang sống thuộc loại địa hình nào
- Trái Đất trong hệ Mặt Trời:
+ Chỉ ra đƣợc mối quan hệ của Trái Đất với Mặt Trời và Trái Đất với Mặt Trăng ở mức độ đơn giản thông qua quan sát tranh ảnh hoặc video clip.
+ Xác định đƣợc vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời.
+ Nhận biết đƣợc Trái Đất quay quanh Mặt trời, Trái Đất là hành tinh của Mặt Trời.
+ Chỉ đƣợc chiều chuyển động của Trái Đất quanh mình nó và quanh Mặt Trời trên sơ đồ.
+ Nhận biết đƣợc Mặt Trăng quay quanh Trái Đất, Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất.
+ Chỉ đƣợc trên sơ đồ chiều chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất