Kết quả khảo sát giáo viên

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong môn tự nhiên và xã hội lớp 3 (Trang 31 - 37)

9. Cấu trúc đề tài nghiên cứu

3.5.1. Kết quả khảo sát giáo viên

a) Nhận xét của giáo viên về tầm quan trọng của việc phát triển năng lực cho học sinh lớp 3.

Khi chúng tôi tiến hành khảo sát, thăm dò ý kiến về tầm quan trọng của việc phát triển năng lực trong quá trình dạy học cho học sinh lớp 3, kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

Biểu đồ 3.1: Đánh giá mức độ quan trọng của việc phát triển năng lực cho học sinh lớp 3.

Nhƣ vậy, dựa vào kết quả ở biểu đồ 1, có thể nhận xét nhƣ sau: Có 4 giáo viên (80%) cho rằng tầm quan trọng của việc giáo dục môi trƣờng cho học sinh tiểu học là rất quan trọng; 1 giáo viên (20%) cho rằng quan trọng và không có giáo viên nào cho rằng bình thƣờng hoặc không quan trọng. Từ kết quả trên cho thấy, hầu hết các giáo viên đều đồng ý rằng việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS lớp 3 là quan trọng.

b) Nhận xét của giáo viên về mức độ cần thiết của việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trongmôn Tự nhiên và xã hội lớp 3

Trong thực tế, việc đƣa phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong môn Tự nhiên và xã hội lớp 3 có cách thức và phƣơng pháp chƣa cụ thể, tùy thuộc vào giáo viên. Do đó, đã tiến hành khảo sát về sự cần thiết của việc áp dụng các phƣơng pháp dạy học để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong môn TN&XH lớp 3: Mức độ Số lƣợng Tỉ lệ (%) Rất cần thiết 4 80 Cần thiết 1 20 Bình thƣờng 0 0 Không cần thiết 0 0

Bảng 3.1: Đánh giá của GV về mức độ cần thiết của việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS trong phân môn TN&XH lớp 3 qua phƣơng pháp cụ thể.

Từ kết quả ở bảng 1, có thể nhận thấy rằng 80 % giáo viên cho rằng việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS trong môn Tự nhiên và xã hội lớp 3 qua phƣơng pháp cụ thể là rất cần thiết; 20% cho rằng cần thiết; 0% cho rằng bình thƣờng và 0% là không cần thiết. Nhƣ vậy, có thể thấy rằng hầu hết giáo viên cho rằng việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS trong môn TN&XH lớp 3 qua phƣơng pháp cụ thể là thật sự cần thiết. Rất quan trọng 80% Quan trọng 20% Bình thường 0% Không quan trọng 0% Rất quan trọng Quan trọng Bình thường Không quan trọng

Từ mức độ cần thiết của việc áp dụng các phƣơng pháp, đã tiến hành khảo sát về mức độ thƣờng xuyên tìm hiểu các phƣơng pháp dạy học để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh tiểu học lớp 3:

Mức độ Số lƣợng Tỉ lệ (%)

Rât thƣờng xuyên 2 40

Thƣờng xuyên 2 40

Thỉnh thoảng 1 20

Không bao giờ 0 0

Bảng 3.2: Mức độ thƣờng xuyên tìm hiểu các phƣơng pháp phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS trong môn TN&XH lớp 3.

Từ kết quả ở bảng 3.2, có thể thấy mức độ thƣờng xuyên tìm hiểu các phƣơng pháp dạy học để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh tiểu học lớp 3 của giáo viên là: 40% rất thƣờng xuyên; 40% thƣờng xuyên; 20% thỉnh thoảng và 0% không bao giờ.

Trong quá trình khảo sát thông qua việc trò chuyện với một số giáo viên về việc sử dụng các phƣơng pháp, giáo viên cho rằng: dù cảm thấy việc áp dụng các phƣơng pháp là rất cần thiết, tuy nhiên việc tìm hiểu để áp dụng các phƣơng pháp đổi mới sao cho hiệu quả là rất khó khăn, do chƣa có phƣơng pháp, điều kiện thích hợp để áp dụng vào dạy học. Bởi vì công việc ở lớp của họ rất bận rộn, kèm thêm việc gia đình. Thời gian trên lớp ngắn, không đủ. Bên cạnh đó, năng lực của mỗi học sinh, mỗi lớp học khác nhau nên nếu có thể tìm ra phƣơng pháp cũng rất khó áp dụng. Vì vậy, số lƣợng giáo viên áp dụng các phƣơng pháp vào dạy học đổi mới để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh tiểu học lớp 3 là rất ít.

c) Nhận xét, đánh giá của giáo viên về kiến thức về, thái độ, kỹ năng sử dụng năng lực giải quyết vấn đề của học sinh và những khó khăn thường gặp trong môn TN&XH lớp 3 giúp học sinh phát triển năng lực giải quyết vấn đề.

Đã tiến hành khảo sát sự đánh giá của giáo viên về kiến thức, thái độ, kỹ năng sử dụng năng lực giải quyết vấn đề của học sinh và những khó khăn thƣờng gặp trong dạy học môn TN&XH lớp 3 giúp học sinh phát triển năng lực giải quyết vấn đề.

Biểu đồ 3.1: Biểu đồ thể hiện đánh giá của GV về khả năng sử dụng năng lực giải quyết vấn đề của HS

Qua biểu đồ, cho thấy 20% GV cho rằng khả năng sử dụng năng lực giải quyết vấn đề của học sinh đạt mức độ tốt, 40% bình thƣờng và 40% chƣa tốt. Nhƣ vậy, có thể thấy rằng, khả năng sử dụng năng lực giải quyết vấn đề của học sinh còn hạn chế. Qua trao đổi với giáo viên, chúng tôi nhận đƣợc những lí do làm hạn chế khả năng sử dụng năng lực giải quyết vấn đề của học sinh bao gồm: học sinh còn thụ động trong học tập, do sự hạn chế về thời gian khiến GV không thể truyền đạt đủ kiến thức và mở rộng, tổ chức cho HS thực hành, vận dụng và chƣa có phƣơng pháp dạy học thích hợp để HS có thể phát triển năng lực giải quyết vấn đề. Và còn một vài lí do khác nhƣ do năng lực sẵn có của HS, điều kiện trƣờng, lớp học,….

Kết quả khảo sát cho thấy rằng, theo giáo viên lí do lớn nhất khiến khả năng sử dụng năng lực giải quyết vấn đề của học sinh còn hạn chế đó là chƣa có phƣơng pháp thích hợp để học sinh có thể ứng dụng vào thực tế.Chúng tôi đã đƣa ra các tiêu chí đánh giá về năng lực giải quyết vấn đề của học sinh của học sinh lớp 3 và thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

S

TT Tiêu chí đánh giá Mức độ đánh giá (%) Tốt Khá Trung Yếu

1

Theo thầy (cô), mức độ làm đúng các nhiệm vụ học tập trong môn Tự nhiên và xã hội của học sinh lớp 3 nhƣ thế nào?

20 40 30 10

2

Theo thầy (cô), mức độ nhanh nhạy khi áp dụng kiến thức đã học để giải quyết các bài tập trong học tập và trong cuộc sống của học sinh lớp 3 nhƣ thế nào?

10 30 40 20

3 Theo thầy cô năng lực giải quyết vấn đề của

HS nhƣ thế nào? 10 30 40 20

Bảng 3.3: Đánh giá của giáo viên về năng lực giải quyết vấn đề của HS.

20%

40% 40%

Dựa vào bảng 3, có thể thấy rằng: theo giáo viên thì mức độ hứng thú của học sinh lớp 3 đối với việc học TN&XH khá cao, làm đúng các nhiệm vụ học tập trong môn Tự nhiên và xã hội của học sinh lớp 3 chỉ đạt ở mức độ khá và trung bình. Vì vậy, ở một vài khía cạnh khả năng sử dụng năng lực giải quyết vấn đề của học sinh lớp 3 còn chƣa tốt, cụ thể nhƣ sau:

- Theo giáo viên mức độ khả năng làm đúng các nhiệm vụ học tập trong môn Tự nhiên và xã hội của học sinh lớp 3 vẫn chƣa tốt, cụ thể là: 20% tốt, 40% khá, 30% trung bình và 10% yếu. Khi giáo viên đƣa ra vấn đề đơn giản học sinh thƣờng đƣa ra đáp án nhanh và chính xác, còn với những vấn đề cần phƣơng án giải quyết cao hơn, có rất ít em đƣa ra kết quả chính xác, còn lại kết quả đƣa ra là sai.

- Mức độ nhanh nhạy khi áp dụng kiến thức đã học để giải quyết các bài tập trong học tập và trong cuộc sống của học sinh lớp 3 chỉ đạt ở mức độ trung bình: 10% tốt, 30% khá, 40% trung bình và 20% yếu. Trong quá trình thực hiện các mức độ nhanh nhạy khi áp dụng kiến thức đã học để giải quyết các bài tập trong học tập và trong cuộc sống của học sinh lớp 3, theo giáo viên khi gặp những tình huống khó các em thƣờng giải quyết rất khó khăn.

- Về mức độ sử dụng năng lực giải quyết vấn đề của HS, có 10% giáo viên cho rằng năng lực tính nhanh của HSTH đạt mức độ tốt, 30% khá, 40% trung bình và 20% yếu. Và những khó khăn gặp phải trong quá trình dạy học phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS chủ yếu là do: chƣa có phƣơng pháp cụ thể, rõ ràng để truyền đạt đầy đủ kiến thức TN&XH cần thiết cho học sinh; học sinh chƣa có nhiều điều kiện tiếp xúc với môi trƣờng và hiểu biết sự cần thiết giữ gìn môi trƣờng,…

Nhƣ vậy, từ những nghiên cứu ở trên có thể thấy rằng việc hình thành kiến thức về phát triển năng lực giải quyết vấn đề của HS còn gặp nhiều khó khăn vì lí do chủ yếu là chƣa có một phƣơng pháp cụ thể, rõ ràng. Kết quả đƣợc phân tích ở trên chính là cơ sở thực tiễn để tìm kiếm, nghiên cứu và đề xuất phƣơng pháp phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học môn Tự nhiên và xã hội lớp 3

.3.5.2. Kết quả khảo sát học sinh

Đã tiến hành khảo sát học sinh lớp 3/2 và 3/3 trƣờng tiểu học Trần Cao Vân. Và trong quá trình phân tích số liệu, sẽ phân tích theo số liệu của 64 học sinh.

a) Đánh giá mức độ yêu thích khi học môn Tự nhiên và xã hội của học sinh lớp 3

Biểu đồ 3.2. Mức độ yêu thích khi học môn TN&XH lớp 3

Qua khảo sát, có thể thấy, học sinh rất hứng thú với phân môn Tự nhiên và xã hội và có thái độ tích cực đối với môn học này. Từ đó, ta thấy học sinh đã nhận thức đƣợc vai trò quan trọng của việc học môn Tự nhiên và xã hội lớp 3 ở trƣờng tiểu học.

Rất thích 55% Thích 31% Bình thường 14% Không thích 0% Rất thích Thích Bình thường Không thích

Vì vậy, việc bồi dƣỡng và phát triển các năng lực cho học sinh là điều vô cùng cần thiết.

b) Những khó khăn của học sinh lớp 3 trong quá trình học Tự nhiên và xã hội. Đã tiến hành khảo sát học sinh về những khó khăn mà các em gặp phải, chúng tôi đã thu đƣợc kết quả nhƣ sau: Theo phiếu khảo sát thu đƣợc: có14,1% cảm thấy rất khó, 26,6% cảm thấy khó, 34,4% cảm thấy bình thƣờng và 24,9% cảm thấy dễ. Và khi chúng tôi hỏi về những khó khăn mà các em gặp phải trong quá trình học môn Tự nhiên và xã hội có: 60,9% trả lời “có” và 39,1% “không”.

Sau đây đã tiến hành tổng hợp, phân tích kết quả từ 64 học sinh và thu đƣợc biểu đồ sau:

Biểu đồ 3.3: Biểu độ thể hiện mức độ khó khăn khi học môn TN&XH

Trong 64 học sinh, có 9 học sinh cảm thấy rất khó khi học môn TN&XH, 17 học sinh cảm thấy khó, 22 hoc sinh cảm thấy bình thƣờng và 16 học sinh cảm thấy dễ. Điều này cho thấy, có rất nhiều học sinh cảm thấy khi học TN&XH là khó. Do vậy, có đến 40,7% HS gặp phải khó khăn trong việc học môn TN&XH với những lí do nhƣ: Khó khăn trong việc tìm thông tin từ thực tiễn cuộc sống hàng ngày; nhiều bài khó hiểu, phức tạp nên không làm đƣợc; kiến thức của bài rộng, không hiểu bài.

Nhƣ vậy, có thể thấy còn khá nhiều học sinh gặp khó khăn trong quá trình học môn TN&XH, từ việc học sinh không thể giải quyết hiệu quả các nhiệm vụ, câu hỏi trong sách và cô đƣa ra sẽ ảnh hƣởng đến năng lực giải quyết các trƣờng hợp, tình huống tƣơng tự mà các em gặp trong cuộc sống.

c) Tìm hiểu mức độ rèn luyện và phát triển năng lực của học sinh lớp 3 trong môn TN&XH

Nhờ sự giúp đỡ của các cô và trò trƣờng Tiểu học Trần Cao Vân, qua phiếu khảo sát học sinh, nhận thấy rằng, các em hầu hết chƣa nhận thức, ý thức rèn luyện và phát triển năng lực của mình trong môn TN&XH. Rất ít các em thƣờng xuyên rèn luyện, giải quyết các tình huống trong học tập và cuộc sống để phát triển khả năng hoặc chỉ thỉnh thoảng.... Khi gặp những tình huống chứa vấn đề các em không thể giải quyết đƣợc ngay, mà giải quyết rất chậm, hoặc phải nhờ sự giúp đỡ của giáo viên. Qua khảo sát, thấy rằng các em chƣa thực sự thƣờng xuyên rèn luyện và phát triển năng lực của học sinh lớp 3 trong môn TN&XH; các em thƣờng đa số các em đều chỉ hoàn thành trên lớp, về nhà hiếm khi hoặc không bao giờ rèn luyện, làm thêm bài tập ở nhà. Năng lực giải quyết vấn đề còn chậm. 14,1% 26,6% 34,4% 24,9% Rất khó Khó Bình thường Dễ

Mức độ Số lƣợng Tỉ lệ (%)

Thƣờng xuyên 8 12,5

Thỉnh thoảng 40 62,5

Hiếm khi 14 22

Không bao giờ 2 3

Bảng 3.4: Mức độ rèn luyện làm thêm bài tập để phát triển năng lực của HS lớp 3

3.6.Kết luận thực trạng

Phân tích kết quả khảo sát thực trạng về dạy học phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong môn Tự nhiên và xã hội của HS cho thấy:

- Chƣa có nhiều GV quan tâm sâu đến việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS trong môn Tự nhiên và xã hội, các GV đều gặp những khó khăn khiến việc bồi dƣỡng, phát trin năng lực và chƣa đạt đƣợc hiệu quả tích cực.

- Về phía HS có thể thấy đƣợc, năng lực giải quyết vấn đề của HS chỉ đạt ở mức độ trung bình.

- Nguyên nhân của những vấn đề trên là do trong dạy học, GV chƣa thực sự có những phƣơng pháp hiệu quả để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS, thời gian dạy học không đủ để đảm bảo GV truyền đạt đầy đủ tri thức cũng nhƣ tổ chức cho HS thực hành, luyện tập. HS thì chƣa phát huy đƣợc tính tự giác, chủ động, tích cực khai thác tri thức, phụ thuộc quá nhiều vào GV. Việc tìm hiểu thực trạng này sẽ thôi thúc chúng tìm ra phƣơng pháp khắc phục, đó là tìm ra những phƣơng pháp dạy học mới, đề xuất để giúp GV có thể áp dụng vào dạy học, HS có thể phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong môn Tự nhiên và xã hội.

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong môn tự nhiên và xã hội lớp 3 (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)