9. Cấu trúc đề tài nghiên cứu
4.2.3.4. Phƣơng pháp bàn tay nặn bột
* Cơ sở xây dựng biện pháp
Phƣơng pháp dạy học “Bàn tay nặn bột” là phƣơng pháp dạy học khoa học dựa trên cơ sở của sự tìm tòi – nghiên cứu, áp dụng cho việc dạy học các môn khoa học tự nhiên. Theo phƣơng pháp Bàn tay nặn bột, dƣới sự giúp đỡ của giáo viên, chính học sinh tìm ra câu trả lời cho các vấn đề đƣợc đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều tra để từ đó hình thành kiến thức cho mình. Phƣơng pháp dạy học “Bàn tay nặn bột” luôn coi học sinh là trung tâm của quá trình nhận thức, chính các em là ngƣời tìm ra câu trả lời và lĩnh hội kiến thức dƣới sự giúp đỡ của giáo viên. Do đó, nếu ngƣời dạy nắm rõ PP này và biết sử dụng hiệu quả sẽ góp phần phát trển năng lực giải quyết vân đề cho học sinh.
* Nội dung và thực hiện biện pháp
Bàn tay nặn bột là một phƣơng pháp dạy học tích cực dựa trên thí nghiệm nghiên cứu, áp dụng cho việc giảng dạy các môn khoa học tự nhiên. Với một vấn đề khoa học đặt ra, học sinh có thể đặt ra các câu hỏi, các giả thuyết từ những hiểu biết ban đầu, tiến hành các thí nghiệm nghiên cứu để kiểm chứng và đƣa ra những kết luận phù hợp thông qua thảo luận, so sánh, phân tích, tổng hợp kiến thức.
Vai trò của bàn tay nặn bột trong phát triển năng lực:
- Tạo nên tính tò mò, ham muốn khám phá, yêu và say mê khoa học của học sinh. - Rèn luyện kỹ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói và viết.
Cách tiến hành: Gồm các bƣớc sau
Những chú ý khi sử dụng biện pháp - Tổ chức lớp học:
+ Bố trí vật dụng trong lớp học sao cho hài hoà theo số lƣợng học sinh trong lớp
+NKhoảng cách giữa các nhóm không quá chật. + Chú ý đảm bảo ánh sáng.
- Không khí làm việc trong lớp học:
+ GV cần xây dựng không khí làm việc và mối quan hệ giữa các học sinh dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và đối xử công bằng, bình đẳng giữa các HS trong lớp.
+ Tránh tuyệt đối luôn khen ngoại quá mức một vài HS nào đó hoặc để cho cá HS khá, giỏi trong lớp luôn làm thay công việc của cả nhóm mà không tạo cơ hội làm việc cho các học sinh khác.
- Giúp học sinh bộc lộ quan niệm ban đầu:
+ Vì là lần đầu tiên đƣợc hỏi đến nên học sinh ngại nói, sợ sai và sợ bị chê cƣời. Do đó, giáo viên cần khuyến khích học sinh trình bày ý kiến của mình.
+ Chấp nhận và tôn trọng những quan điểm sai của học sinh khi trình bày biểu tƣợng ban đầu.
+ Không nên vội vàng khen những ý kiến đúng vì sẽ làm ức chế các HS khác muốn trình bày ý kiến của mình.
- Tổ chức hoạt động thảo luận cho học sinh:
+ Thảo luận đƣợc thực hiện ở nhiều thời điểm trong dạy học bằng phƣơng pháp bàn tay nặn bột.
+ Có hai hình thức thảo luận: thảo luận nhóm nhỏ và thảo luận nhóm lớn. + Tuyệt đối không đƣợc nhận xét ngay là ý kiến của nhóm này đúng hay ý kiến của nhóm khác sai.
+ Cho phép học sinh thảo luận tự do, tuy nhiên giáo viên cần hƣớng dẫn học sinh tới các kết luận khoa học chính xác của bài học.
+ Hình thành một số quy ƣớc “lệnh” cho lớp học để học tập và chuyển các hoạt động nhanh và khoa học. Đây cũng là rèn luyện năng lực cho học sinh và học sinh luôn có thói quen làm việc theo lệnh.
+ Quan sát học sinh làm việc một cách cụ thể (nhìn đƣợc, nghe đƣợc các nhóm thảo luận gì, câu trả lời, các lời đánh giá của nhóm khác và phản biện của nhóm về đánh giá của nhóm bạn). Tuyệt đối đảm bảo học sinh không chép kết quả của bạn khác.
1. Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề 2. Bộc lộ quan niệm ban đầu của học sinh
3. Đề xuất câu hỏi hay giả thuyết, thiết kế phƣơng án thực nghiệm
4. Tiến hành thực nghiệm tìm tòi - nghiên cứu 5. Kết luận kiến thức mới
- Thực hiện phƣơng pháp này không thể nóng vội, cần thực hiện từng bƣớc để tạo thói quen cho học sinh, lúc đó việc dạy học theo hƣớng phát triển năng lực của ngƣời học sẽ dễ dàng và đem lại hiệu quả cao.
- Cân nhắc từng chủ đề trƣớc khi đƣa ra. + Tùy vào từng đối tƣợng học sinh.
+ Đảm bảo khung chƣơng trình, chuẩn kiến thức-kỹ năng.
+ Phải xác định đƣợc mục tiêu cụ thể cho từng nội dung đƣa ra cần đạt đƣợc( tiết học, bài học,..)
* Ví dụ minh họa:Rễ cây (bài 44 - tiếp theo)
Mục tiêu: Học sinh chứng minh đƣợc vai trò của rễ cây. Hoạt động:
- Bƣớc 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề.
+ Giáo viên nêu vấn đề: Điều gì sẽ xảy ra nếu cây không có rễ? - Bƣớc 2: Bộc lộ quan niệm ban đầu của học sinh.
+ Cây bị thiếu nƣớc + Cây bị héo
+ Cây sẽ chết + Cây dễ bị ngã.
- Bƣớc 3: Đề xuất câu hỏi hay giả thuyết và thiết kế phƣơng án thực nghiệm.
+ Giáo viên chuẩn bị hai cây nhỏ, một cây có rễ và một cây đã bị cắt bỏ đi phần rễ
+ Yêu cầu học sinh: Cắm hai cây này xuống chậu đất mà GV đã chuẩn bị. Sau đó dùng nƣớc xối mạnh xuống phần đất chỗ phần thân cây đã đƣợc cắm xuống đất - Bƣớc 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi - nghiên cứu
+ Khi xối mạnh nƣớc xuống thì cây có rễ vẫn còn bám đƣợc vào đất, còn cây không có rễ thì bị ngã vì không bám đƣợc vào đất.
- Bƣớc 5: Kết luận kiến thức mới.
+ Rễ cây giúp cây bám chặt vào đất để giữ cho cây không bị đổ.
- GV có thể liên hệ thêm lợi ích thực tiễn của cây xanh trong việc chống xóa mòn khi có bão lũ.
GV đưa ra tình huống cho học sinh, yêu cầu HS dựa vào những kinh nghiệm, vốn sống của mình để dự đoán nên những kết quả giả định khi cây không có rễ thì sẽ như thế nào?
Để giải quyết được câu hỏi này, GV tổ chức cho HS thực hiện làm thí nghiệm tùy vào các kết quả giả định mà HS đã nêu ra. GV có thể cho các nhóm làm các thí nghiệm khác nhau:
+ Nhóm 1: Làm thí nghiệm để chứng minh: Cây sẽ bị ngã khi không có rễ + Nhóm 2: làm thí nghiệm để chứng minh cây sẽ bị khô héo
+ ….
GV yêu cầu các nhóm thảo luận để đưa ra cách tiến hành thí nghiệm (GV có thể hỗ trợ gợi ý cho HS)
GV mời các nhóm lên làm thí nghiệm trước lớp để cả lớp cùng quan sát và nêu lên những gì mà em quan sát được. Từ quá trình quan sát cũng như từ kết quả quan sát, HS có thể tự rút ra cho mình kiến thức của bài học.
Như vậy, thông qua phương pháp này, HS có thể cùng nhau tham gia thực hiện nghiên cứu/thí nghiệm khoa học đơn giản, góp phần kích thích sự tò mò, hứng thú đối với khoa học của HS; vừa là phương pháp để HS là người trực tiếp từng bước tham gia khám phá và chiếm lĩnh tri thức.
Qua hoạt động này, GV có thể liên hệ thực tế, cung cấp, giáo dục HS về vai trò chống xóa mòn của cây xanh.
HS có thể áp dụng được bài học vào thực tiễn đó là biết được cách giải quyết vấn đề xói mòn đất bằng việc trồng nhiều cây xanh