9. Cấu trúc đề tài nghiên cứu
4.2.3.2. Phƣơng pháp thảo luận nhóm
* Cơ sở xây dựng biện pháp
Đây là một trong những phƣơng pháp đƣợc sử dụng rộng rãi trong tiết Tự nhiên và Xã hội. Bởi việc tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm là đặc biệt quan trọng. Trƣớc hết nó cho phép học sinh có nhiều cơ hội hơn để diễn đạt và khám phá ý tƣởng của các em, mở rộng suy nghĩ, hiểu biết đồng thời rèn luyện kĩ năng nói, trình bày quan điểm của mình, tham gia tranh luận cùng bạn bè để cùng nhau tìm ra phƣơng hƣớng giải quyết vấn đề có trong các nhiệm vụ học tập. Nó cũng cho phép học sinh có cơ hội để học hỏi từ các bạn cùng nhóm, phát huy vai trò trách nhiệm của các thành viên trong nhóm, điều đó làm phát triển kĩ năng xã hội và hình thành tính cách trẻ thơ…Thông qua quá trình bày tỏ quan điểm cá nhân và tranh luận cùng bạn bè sẽ phát triển cho HS năng lực giải quyết vấn đề
Học theo nhóm là hình thức học tập có sự hợp tác của nhiều thành viên trong lớp nhằm giải quyết những nhiệm vụ học tập chung.
Vai trò của thảo luận nhóm trong phát triển năng lực cho học sinh: Đây là phƣơng pháp quan trọng giúp hình thành và phát triển năng lực cho học sinh vì hoạt động nhóm giúp tạo nên một môi trƣờng giao tiếp tự nhiên, thuận lợi, trong đó học sinh đƣợc tham gia một cách chủ động vào quá trình học tập, đƣợc chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến của bản thân để giải quyết các vấn đề có liên quan đến nội dung bài học; các em đƣợc giao lƣu, học hỏi lẫn nhau; cùng nhau hợp tác giải quyết những nhiệm vụ chung.
Tùy từng bài học, tùy từng hoạt động dạy học ta có thể tổ chức hoạt động nhóm ở ngoài lớp học hay trong lớp học cho phù hợp. Thƣờng xuyên thay đổi các hình thức chia nhóm, để mỗi học sinh có thể đƣợc lập nhóm với các bạn khác nhau trong lớp : - Chia nhóm theo cặp
- Chia nhóm theo bàn. - Chia nhóm theo tổ.
- Chia nhóm theo sở thích của học sinh. - Chia nhóm theo trình độ học sinh. - Chia nhóm theo thứ tự trong sổ lớp.
Tuy nhiên dù thảo luận nhóm trong bất kỳ hình thức nào (ở ngoài lớp học hay ở trong lớp học) đều phải tiến hành theo các bƣớc sau: Gồm các bƣớc nhƣ sau:
* Ví dụ minh họa:Làng quê và đô thị(bài 32) GV cho HS quan sát hai hình ảnh
GV yêu cầu HS quan sát cá nhân 2 hình ảnh trên và trả lời câu hỏi: nội dung của
Giới thiệu chủ đề, chia nhóm, giao nhiệm vụ, quy định thời gian và phân công vị trí làm việc Các nhóm thảo luận Đại diện nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác quan sát, lắng nghe, chất vấn, bình luận, bổ sung ý kiến Tổng kết.
2 hình ảnh là gì? Em có nhận xét, so sánh gì không?
Thông qua hoạt động quan sát và nhận xét, HS phát hiện ra được điểm đặc biệt giữa hai bức hình, đó là nhà cao tầng (tập trung xí nghiệp, công ty) thì chỉ có ở thành phố, còn đồng ruộng thì chỉ có ở nông thôn.
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm tìm ra những điểm khác nhau giữa làng quê và đô thị.
HS xác định nhiệm vụ GV giao cho, HS vận dụng những vốn sống sẵn có của mình, tiến hành trình bày quan điểm cá nhân, trao đổi ý kiến với các bạn trong nhóm và quyết định đưa ra ý kiến thảo luận chung của cả nhóm.
GV cho từng nhóm trình bày, các nhóm khác lắng nghe và sau đó bày tỏ quan điểm của nhóm mình.
Thông qua hoạt động bày tỏ này, HS còn có thể tích lũy thêm được cho mình một số ý kiến khác mà nhóm mình còn thiếu cũng như có thể phát hiện và sửa lại những điểm mà nhóm mình chưa đúng. Như vậy, HS vừa có thể tham gia tranh luận với nhua, vừa giúp nhau phát hiện lỗi sai và bổ sung thêm những kiến thức mình còn thiếu
Thực hiện tƣơng tự nhƣ vậy, GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để tìm ra những công việc hoặc sự vật mà chỉ có ở thành phố hoặc chỉ có ở nông thôn.