9. Cấu trúc đề tài nghiên cứu
4.1.4. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính vừa sức và yêu cầu phát
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH TRONG MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ
HỘI LỚP 3 4.1. Nguyên tắc xây dựng biện pháp
Để xây dựng các biện pháp nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 3 trong dạy học môn Tự nhiên và xã hội, chúng tôi đã sử dụng các nguyên tắc sau:
4.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa
Sự kế thừa, tôn trọng những thành quả đã có là cơ sở để chúng tôi tiếp tục phát triển, triển khai có hiệu quả hoạt động phát triển năng lực viết chính tả cho HS tiểu học bằng các phƣơng pháp đã nêu ở trên thông qua dạy học phân môn Chính tả trong nhà trƣờng tiểu học
4.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
Khi xây dựng kế hoạch và chƣơng trình dạy học Tự nhiên và xã hội, GV cần lựa chọn, áp dụng phƣơng pháp để giúp HS hình thành kĩ năng và năng lực cần thiết không chỉ đối với các bài tập, nhiệm vụ, tình huống trong SGK mà còn ở trong đời sống, tránh tình trạng lí thuyết suông, không áp dụng đƣợc vào thực tiễn
4.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả
Việc đề xuất và áp dụng các phƣơng pháp đã nêu vào dạy học phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HSTH lớp 3 không chỉ phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí mà còn phù hợp với trình độ nhận thức của HS. Nên tạo nhiều cơ hội để HS tiếp cận với phƣơng pháp, thực hành - luyện tập để các em trau dồi và phát huy năng lực giải quyết vấn đề
4.1.4. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính vừa sức và yêu cầu phát triển phát triển
Việc dạy học một mặt yêu cầu đảm bảo vừa sức để học sinh có thể chiếm lĩnh đƣợc tri thức, rèn luyện đƣợc kĩ năng, kĩ xảo nhƣng mặt khác lại đòi hỏi không ngừng nâng cao yêu cầu để thúc đẩy sự phát triển của học sinh. “Sức” học sinh, tức là trình độ, năng lực của họ, không phải là bất biến mà có thể thay đổi trong quá trình học tập, theo chiều hƣớng đi lên. Vì vậy, sự vừa sức ở những thời điểm khác nhau có nghĩa là sự không ngừng nâng cao theo yêu cầu cua giáo dục.
Việc đề xuất và áp dụng các phƣơng pháp dạy học phát triển năng lực cho HSTH lớp 3 cần căn cứ vào chƣơng trình giáo dục, chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ của môn Tự nhiên và xã hội ở tiểu học, đặc điểm tâm sinh lí, trình độ nhận thức,.. để xây dựng các phƣơng pháp phù hợp và khả thi. Nhƣ vậy, mới đảm bảo tính hiệu quả cao trong việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS.