9. Cấu trúc đề tài nghiên cứu
4.2.3.3. Phƣơng pháp trò chơi học tập
* Cơ sở xây dựng biện pháp
Ở bậc Tiểu học khi các em vừa kết thúc lứa tuổi vui chơi của mình và bắt đầu tập trung vào vào học tập, vừa học vừa chơi. Vì thế, việc tổ chức trò chơi cho các em trong những giờ học là việc làm không thể thiếu, nó có vai trò vô cùng quan trong, phù hợp với đặc điểm tâm lý sinh lý của lứa tuổi Tiểu học. Đặc biệt trong giờ học Tự nhiên và xã hội, tổ chức trò chơi cho các em ngoài việc gây hứng thú, phấn khởi học tập cho học sinh mà còn mục đích cao hơn đó là giúp cho các em khắc sâu kiến thức, góp phần đạt hiệu quả cao trong giờ học. Tổ chức trò chơi giúp các em hoà nhập với tập thể, nâng cao tinh thần đoàn kết tập thể, mạnh dạn tham gia vào các trò chơi, ham chơi, ham họ , giúp các em linh hoạt, sáng tạo trong cuộc sống. Vì thế việc tổ chức trò chơi trong dạy học Tự nhiên và xã hội là việc làm cần thiết và quan trọng.
Nếu nhƣ ngƣời giáo viên chỉ truyền đạt, giảng giải theo các tài liệu có sẵn trong sách giáo khoa, trong các sách hƣớng dẫn và thiết kế bài giảng một cách rập khuôn, máy móc sẽ làm cho học sinh học tập một cách thụ động, khiến cho tiết học diễn ra thật đơn điệu, tẻ nhạt và kết quả học tập sẽ không cao. Nó là một trong những nguyên nhân gây ra cản trở việc đào tạo các em thành những con ngƣời năng động. tự tin, sáng tạo, sẵn sàng thích ứng với những đổi mới diễn ra hàng ngày.
Hơn nữa, yêu cầu của giáo dục hiện nay đòi hỏi phải đổi mới phƣơng pháp dạy học ở bậc Tiểu học theo hƣớng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, giúp các em phát triển năng lực giải quyết vấn đề, biết vận dụng những kiến thức đã học để áp dụng xử lí các tình huống gặp trong thực tiễn cuộc sống. Vì vậy ngƣời giáo viên phải gây đƣợc hứng thú học tập cho các em bằng cách lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động học tập, có nhƣ vậy ngƣời học mới tích cực tham gia tiết học.
* Nội dung và thực hiện biện pháp
Trò chơi học tập là phƣơng pháp tổ chức cho học sinh tìm hiểu một vấn đề hay thực hiện những hành động, những thái độ, những việc làm thông qua một trò chơi nào đó.
Vai trò của trò chơi học tập trong phát triển năng lực: - Kích thích hứng thú, nhu cầu tham gia các hoạt động học tập.
- Tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, phát huy tính tự lập, sáng tạo, nhanh trí, tinh thần tập thể.
- Phát triển trí tuệ cho học sinh.
- Tập dƣợt các kĩ năng xã hội để các em có thể hòa nhập vào cuộc sông hằng ngày. Các trò chơi cần phải:
- Phải thú vị để học sinh thích đƣợc tham gia
- Phải thu hút đƣợc đa số (hay tất cả) học sinh tham gia - Các trò chơi phải đơn giản, dễ thực hiện
- Các trò chơi không đƣợc tốn nhiều thời gian, sức lực để không ảnh hƣởng đến các hoạt động tiếp theo của tiết học hoặc ảnh hƣởng đến các tiết học khác
- Quan trọng hơn, trò chơi phải có mục đích học tập, không đơn thuần là trò chơi giải trí.
- Phải có tính thi đua giữa các cá nhân và các nhóm + Có quy định về sự “thƣởng”, “phạt”
+ Có cách chơi rõ ràng (bao gồm cả thời gian) + Có cách tính điểm.
Cách tiến hành: Gồm các bƣớc sau
* Ví dụ minh họa:Tỉnh (thành phố) nơi bạn đang sống (bài 27-28)
Trò chơi: Ngƣời dẫn đƣờng Mục tiêu:
- Nêu đƣợc tên của các địa điểm mà bạn cần đến.
- Phát triển năng lực vận dụng kiến thức, vốn sống sẵn có của HS.
Chuẩn bị: GV chuẩn bị các phiếu bốc thăm, trong mỗi lá phiếu có chứa các tình huống. Để có thể giải quyết tình huống đó thì HS cần nêu đƣợc nơi mà bạn cần đến. - VD: Mình thấy đói bụng quá!
+ HS trả lời: Vậy cậu hãy đến quán ăn đi nhé!!!
+ Cách tiến hành: Lần lƣợt mời từng học sinh xung phong bốc thăm, sau khi đọc tình huống lên sẽ mời các bạn trong lớp đóng vai ngƣời dẫn đƣờng giải quyết tình huống Luật chơi: Bạn nào trả lời đúng sẽ nhận đƣợc một phần quà từ GV
CHUẨN BỊ
• Thiết kế trò chơi: Cần xác định: Tên trò chơi, nội
dung, cách chơi, cách phân thắng thua,....
• Chuẩn bị phƣơng tiện phục vụ trò chơi.
• Dự kiến khả năng thực hiện của học sinh, thời gian,
trọng tài,...
TỔ CHỨC CHO HỌC SINH THỰC HIỆN TRÒ CHƠI TỔNG KẾT, ĐÁNH GIÁ
Thời gian: Tổ chức trò chơi ở hoạt động khởi động.
Việc sử dụng phương pháp trò chơi ở phần khởi động vừa tạo không khí vui tươi trước khi học, vừa là biện pháp để GV sử dụng trò chơi nhằm tạo tình huống có vấn đề, để HS tham gia giải quyết bằng cách vận dụng vốn sống sẵn có của mình., thông qua đây GV có thể dẫn nhập vào bài mới.
Bên cạnh đó, sau hoạt động trò chơi này học sinh bước đầu biết cách xử lý, giải quyết vấn đề tương tự trong cuộc sống: khi em bị ốm thì nên đi bệnh viện, khi em muốn mua thức ăn thì có thể đi đến siêu thị, khi em bị lạc đƣờng có thể đến trụ sở công an để nhờ giúp đỡ,….