Biện pháp 1: GV định hƣớng để học sinh nắm vững các kiến thức cơ bản về

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong môn tự nhiên và xã hội lớp 3 (Trang 39 - 40)

9. Cấu trúc đề tài nghiên cứu

4.2.1. Biện pháp 1: GV định hƣớng để học sinh nắm vững các kiến thức cơ bản về

cơ bản về các đối tƣợng bài học của môn học Tự nhiên và xã hội

* Cơ sở xây dựng biện pháp

Tự nhiên và xã hội đƣợc xem là môn học có nhiều cơ hội giúp HS phát triển trí tuệ , kiến thức về các vấn đề khác nhau trong đời sống. Tuy nhiên , việc phát triển trí tuệ nhiều hay ít còn phụ thuộc vào cách tiếp thu và vận dụng các kiến thức này nhƣ thế nào. Muốn học sinh có khả năng giải quyết các vấn đề trong cuộc sống có liên quan đến kiến thức đã đƣợc học trong môn TN&XH thì điều quan trọng đầu tiên đối với HS là cần phải nắm đƣợc các khái niệm, đặc điểm, tính chất, vai trò và ứng dụng cơ bản của các đối tƣợng, nội dung bài học. Do đó để góp phần giúp cho HS phát triển NL GQVĐ ngƣời GV cần thiết kế, hƣớng dẫn để HS tự mình khám phá, phát hiện và nắm vững các kiến thức cơ bản của môn học TN&XH

GV cần linh hoạt tổ chức cho HS giải quyết các vấn đề xuất hiện trong môn TN&XH theo nhiều cách khác nhau. Vì mỗi cách giải đều có những ƣu điểm và khuyết điểm riêng. Từ đó giúp HS rút ra đƣợc những kinh nghiệm để giải quyết vấn đề nhanh hơn và chính xác hơn

* Nội dung và thực hiện biện pháp

Trong từng tiết, từng bài học sinh cần phải củng cố kiến thức trong tiết học, bài học đó để nắm chắc đƣợc nội dung kiến thức mà họ vừa đƣợc học. Đặc biệt học sinh cần hệ thống lại những kiến thức mà mình cần phải nắm đƣợc trong từng chƣơng thông qua tiết ôn tập chƣơng. Việc làm này là hết sức cần thiết đặc biệt là với việc dạy học theo phƣơng pháp giải quyết vấn đề. Vì khi nắm đƣợc các kiến thức cơ bản thì học sinh mới có thể phát hiện ra đƣợc vấn đề cần giải quyết và giải quyết chúng một cách chính xác và nhanh nhất.

Chủ yếu ở đây là học sinh nắm đƣợc một cách vững chắc các khái niệm, đặc điểm,... của các đối tƣợng của bài học. Giáo viên cần định hƣớng để học sinh tự mình phát hiện ra khi nào có thể ứng dụng đƣợc kiến thức mà mình đã học để giải quyết các vấn đề gặp trong cuộc sống hằng ngày.

Trong quá trình giải quyết các vấn đề cụ thể tất nhiên chúng ta không cần phải sử dụng hết tất cả các kiến thức mà chúng ta đã thu nhập tích lũy đƣợc từ trƣớc. GV cần phải biết xem xét những mối liên hệ giữa các yếu tố để chúng ta chọn lọc một số kiến thức cần thiết phục vụ cho việc giải quyết từng vấn đề cụ thể đó. Ngƣời học đã tích lũy đƣợc những tri thức ấy trong trí nhớ giờ đây rút ra về vận dụng một cách thích hợp để giải quyết các vấn đề đặt ra. G. Pôlya gọi việc nhớ lại có chọn lọc các tri thức nhƣ vậy là sự huy động

Năng lực huy động kiến thức không phải là bất biến, tùy từng vấn đề mà học sinh phải biết rằng họ cần huy động những kiến thức nào cho phù hợp. Một vấn đề đặt ra vào thời điểm này có thể không giải quyết đƣợc hoặc giải quyết đƣợc nhƣng nó rất dài dòng máy móc, nhƣng ở thời điểm khác nếu học sinh biết huy động kiến thức thích hợp thì việc giải quyết vấn đề sẽ dễ dàng và ngắn gọn hơn độc đáo hơn.

Việc huy động kiến thức có ý nghĩa là nhằm chuẩn bị đa dạng các thông tin, kiến thức đã biết, gần gũi với thông tin kiến thức mới tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển thông tin mới vào vùng trí nhớ và trong vùng trí nhớ sẽ có những kiến thức cần thiết để giải quyết vấn đề mới này, nhằm giúp ngƣời học thu thập đƣợc kiến thức mới sau khi đã giải quyết đƣợc vấn đề. Ngoài ra thông qua việc huy động kiến thức học sinh cũng có cơ hội để rà soát lại vốn kiến thức của mình xem những gì mình đã

nắm chắc và những gì mình còn thiếu. Cần phải tìm hiểu thêm những kiến thức nào là quan trọng và khó cần đƣợc học trong lớp dƣới sự hƣớng dẫn của giáo viên. Những kiến thức nào có thể tự học ở nhà thông qua sách giáo khoa hoặc các tài liệu tham khảo khác.

Trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3, phƣơng pháp huy động kiến thức nên đƣợc giáo viên sử dụng ở hoạt động hình thành các khái niệ, hiểu biết cơ bản đầu tiên của học sinh về đối tƣợng. Giáo viên nên tạo điều kiện cho học sinh trình bày hết các hiểu biết và bản thân các em có đƣợc. Đây là hoạt động nhằm giúp ngƣời giáo viên biết đƣợc sự hiểu biết của học sinh đang ở mức độ nào, học sinh có những sai lầm hay nhầm lẫn ở đâu và nguyên nhân của sai lầm đó là gì. Từ đó giáo viên có những phƣơng pháp dạy học và sự điều chỉnh nội dung giáo dục cho phù hợp. Việc khuyến khích học sinh nói ra những hiểu biết của mình còn làm cho học sinh tích cực, hứng thú hownvoiws bài học. Là cơ hội để các em có thể khẳng định bản thân, đồng thời nhận ra sai lầm và sửa chữa sai lầm của mình.

* Ví dụ minh họa:

Trong khi dạy bài Mặt trời (bài 58), GV cần chú ý cung cấp đầy đủ cho học sinh các kiến thức cơ bản về khái niệm, đặc điểm và các lợi ích, tác hại mang lại từ mặt trời - Mặt trời có thể chiếu sáng mọi vật, tỏ nhiệt

- Nhờ có mặt trời nên cây cỏ mới xanh tƣơi, ngƣời và động vật khỏe mạnh - Ánh sáng mặt trời có thể gây hại cho mắt và gây bỏng da,…..

HS có thể huy động kiến thức trong thực tế mà các em thấy đƣợc để nêu lên lợi ích và cách mà con ngƣời vận dụng ánh sáng mặt trời để phục vụ cuộc sống hằng ngày

Sau khi học sinh có các kiến thức cơ bản về mặt trời:

- HS giải thích đƣợc vì sao mẹ lại hay phơi đồ ngoài nắng, cây trồng phải hứng ánh sáng mặt trời thì mới phát triển tốt,…vì sao khi ra nắng nên che chắn cơ thể cẩn thận và không nhìn thẳng mắt vào mặt trời

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong môn tự nhiên và xã hội lớp 3 (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)