Tiểu kết chƣơng 5

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong môn tự nhiên và xã hội lớp 3 (Trang 54 - 64)

9. Cấu trúc đề tài nghiên cứu

5.10. Tiểu kết chƣơng 5

Ở chƣơng này, tôi đã tiến hành dạy mẫu một tiết học Tự nhiên và xã hội, tiết học đƣợc tiến hành và tổ chức tại lớp 3/2 trƣờng Tiểu học Trần Cao Vân, đã sử dụng phối hợp một số biện pháp đã nghiên cứu trong đề tài. Đây chính là cơ hội để chúng tôi có thêm những kinh nghiệm quý báu trong thời gian thực hiện công trình nghiên cứu của mình. Đồng thời, chính nhờ quá trình thực nghiệm này sẽ đƣa đề tài đến gần hơn với thực tiễn, làm tăng hiệu quả quá trình nhận thức, hiểu biết, giảng dạy cũng nhƣ phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong môn Tự nhiên và xã hội cho HSTH.

Kết luận

Năng lực giải quyết vấn đề là một trong những năng lực quan trọng và cốt lõi của con ngƣời mà nhiều nền giáo dục tiên tiến trên thế giới đang hƣớng tới. Việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề là một việc cần thiết nhằm phát triển con ngƣời phù hợp với yêu cầu của thời đại, đảm bảo dáp ứng đƣợc yêu cầu của xã hội ngày nay. Hiện nay ở Việt Nam, việc học chú trọng đến rèn luyện kĩ năng, luyện tập theo cái có sẵn, cho nên hoc sinh ít đƣợc rèn luyện năng lực này từ sớm. Điều đó ảnh hƣởng không nhỏ đến năng lực tự học, tự khám phá và tƣ duy của trẻ. Vì vậy, giúp cho HS biết phát hiện, đặt ra và giải quyết những vấn đề gặp phải trong học tập, trong cuộc sống của cá nhân, gia đình và cộng đồng không chỉ có ý nghĩa ở khía cạnh phƣơng pháp dạy học mà phải đƣợc đặt nhƣ một mục tiêu giáo dục và đào tạo.

Trong trƣờng Tiểu học, việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh đƣợc lồng ghép phù hợp khi dạy các môn học. Trong đó, con đƣờng tổ chức dạy học môn Tự nhiên và xã hội là con đƣờng góp phần phát triển mạnh năng lực giải quyết vấn đề vì môn Tự nhiên và xã hội là môn học có tích gần gũi, thiết thực, liên hệ đƣợc nhiều kinh nghiệm và vốn sống của học sinh.

Khảo sát thực trạng năng lực giải quyết vấn đề và phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh Tiểu học trong môn Tự nhiên và xã hội lớp 3 cho thấy:

- Về học sinh Tiểu học, năng lực giải quyết vấn đề của các em vẫn còn nhiều hạn chế. Tuy các em có sự hứng thú cao, tham gia tích cực và chủ động trong các hoạt động, nhiệm vụ của môn học nhƣng học sinh chƣa thể vạch ra đƣợc kế hoạch cụ thể cũng nhƣ phƣơng hƣớng để giải quyết đƣợc những vấn đề một cách thƣờng xuyên và ổn định.

- Năng lực giải quyết vấn đề và phát triển năng lực giải quyết vấn đề đã đƣợc coi trọng, tuy nhiên giáo viên bộ môn chƣa xây dựng và áp dụng đƣợc hiệu quả các phƣơng pháp vào trong giảng dạy môn Tự nhiên và xã hội nhằm phát triển năng lực này cho học sinh vì một số nguyên nhân khách quan và chủ quan.

Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn, đề tài “Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong môn Tự nhiên và xã hội lớp 3” đƣợc thực hiện nhằm trả lời cho câu hỏi “Làm thế nào để có thể phát triển đƣợc năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh tiểu học trong môn Tự nhiên và xã hội”. Đề tài đã nghiên cứu và xây dựng đƣợc một số biện pháp giáo dục nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong môn Tự nhiên và xã hội. Bên cạnh môn Tự nhiên và xã hội, có thể dựa vào bài nghiên cứu này để áp dụng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh tiểu học ở những môn khác sao cho phù hợp. Hi vọng rằng, đề tài sẽ góp phần vào việc đổi mới PPDH ở Nhà trƣờng Tiểu học hiện nay và nâng cao chất lƣợng giảng dạy các bộ môn chuyên ngành.

Trong quá trình thực hiện và hoàn thiện đề tài, chúng tôi vẫn còn những thiếu sót. Hi vọng bài nghiên cứu này có thể tiếp tục đƣợc thực hiện, cải thiện những điểm hạn chế và phát triển đề tài theo nhiều hƣớng mới của nghiên cứu trong tƣơng lai, góp phần hữu ích trong công tác giáo dục.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1:

PHIẾU KHẢO SÁT

THĂM DÒ Ý KIẾN CỦA GIÁO VIÊN

Nhóm chúng tôi đang thực hiện nghiên cứu đề tài liên quan đến nâng cao năng lực giải quyết vấn đề cho HSTH trong môn Tự nhiên và xã hội. Để tìm hiểu thực trạng của vấn đề này, chúng tôi mong thầy (cô) cho biết ý kiến của mình về các vấn đề sau đây bằng cách đánh dấu “X” vào ô trống trƣớc ý lựa chọn. Những thông tin thu đƣợc từ phiếu này chỉ phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học, không vì mục đích nào khác.

---

Câu 1: Theo thầy (cô), năng lực giải quyết vấn đề của học sinh có vai trò nhƣ thế nào trong việc rèn luyện và phát triển kiến thức và kĩ năng của HSTH lớp 3?

 Rất quan trọng  Bình thƣờng  Quan trọng  Không quan trọng

Câu 2: Theo thầy (cô), có cần thiết phải phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh Tiểu học lớp 3 trong môn Tự nhiên và xã hội lớp 3 thông qua phƣơng pháp nào đó không?

 Rất cần thiết  Cần thiết  Bình thƣờng  Không cần thiết

Câu 3: Trong giảng dạy, thầy (cô) có thƣờng xuyên tìm hiểu các phƣơng pháp dạy học để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh tiểu học lớp 3 không?

 Rất thƣờng xuyên  Thƣờng xuyên  Thỉnh thoảng  Không bao giờ

Câu 4: Theo thầy (cô), năng lực giải quyết vấn đề của học sinh tiểu học lớp 3 đã tốt hay chƣa?

 Tốt  Chƣa tốt Nếu chƣa tốt, lí do là:

 Học sinh còn thụ động trong học tập.

 Sự hạn chế về thời gian khiến GV không thể truyền đạt đủ kiến thức và mở rộng,tổ chức cho HS thực hành, vận dụng.

 Chƣa có phƣơng pháp dạy học thích hợp để học sinh có thể phát triển năng lực giải quyết vấn đề .

Lý do khác (Xin thầy (cô) ghi rõ):

...

STT Tiêu chí đánh giá Mức độ đánh giá Tốt Khá Trung Yếu

1

Theo thầy (cô), mức độ làm đúng các nhiệm vụ học tập trong môn Tự nhiên và xã hội lớp 3 nhƣ thế nào?

2

Theo thầy (cô), độ nhanh nhạy khi áp dụng kiến thức đã học để giải quyết các bài tập trong học tập và trong cuộc sống của học sinh lớp 3 nhƣ thế nào?

3

Theo thầy cô năng lực giải quyết vấn đề của HS nhƣ thế nào?

--- Xin cảm ơn ý kiến đóng góp của quý thầy (cô)!

Phụ lục 2:

PHIẾU KHẢO SÁT DÀNH CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

Các em thân mến! Nhóm chúng tôi đang thực hiện nghiên cứu đề tài liên quan đến nâng cao năng lực giải quyết vấn đề cho HSTH môn Tự nhiên và xã hội. Vì vậy, các em vui lòng trả lời giúp chúng tôi một số câu hỏi sau.

--- Em hãy điền dấu “X” vào ô trống mà em cho là thích hợp

Câu 1: Em có thích học môn Luyện từ và câu không?  Rất thích

 Thích

 Bình thƣờng  Không thích

Câu 2: Khi học môn Tự nhiên và xã hội, em cảm thấy khó hay dễ?  Rất khó

 Khó

 Bình thƣờng  Dễ

Câu 3: Trong quá trình học môn Tự nhiên và xã hội, em đã bao giờ gặp khó khăn chƣa?

 Có  Chƣa

Nếu “có” thì đó là khó khăn gì?

………

Câu 4: Em có thƣờng xuyên rèn luyện, làm thêm các bài tập để phát triển khả năng không?

 Thƣờng xuyên  Thỉnh thoảng  Hiếm khi  Không bao giờ

Phụ lục 3:

Tuần 14 KẾ HOẠCH DẠY HỌC

TNXH Bài: TỈNH (THÀNH PHỐ) NƠI BẠN ĐANG SỐNG (tr.52)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp học sinh:

- Giúp HS hiểu một số cơ quan hành chính, văn hóa, giáo dục y tế của tỉnh (thành phố) và các chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan đó

- HS phân tích, chỉ ra đƣợc những điểm khác nhau của các cơ quan hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế của tỉnh (thành phố)

2. Kĩ năng:

- Kể tên một số cơ quan hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế của tỉnh (thành phố) mình sinh sống

3. Thái độ:

- Giáo dục học sinh tình yêu quê hƣơng, đất nƣớc, nơi mình sinh sống

- Giáo dục HS hình thành ý thức giữ gìn, bảo vệ các công trình, tài sản của xã hội

4. Năng lực:

- Giúp học sinh phát triển năng lực nhận thức, tìm tòi và khám phá môi trƣờng tự nhiên và xã hội xung quanh,

- Giúp HS phát triển năn lực giải quyết vấn đề, vận dụng đƣợc vốn sống sẵn có để tham gia giải quyết các nhiệm vụ, bài tập; và vận dụng đƣợc kiến thức đã học đƣợc vào thực tiễn cuộc sống.

* GDKNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát, tìm kiếm thông tin về nơi mình đang sống; sƣu tầm, tổng hợp, sắp xếp các thông tin về nơi mình sống.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Slide bài giảng, phiếu học tập, bảng phụ, trò chơi

2. Học sinh:

- SGK, vở ghi bài

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I.Khởi động:

- GV tổ chức cho HS chơi trò Ngƣời đi đƣờng

- GV phổ biến luật chơi: Trong chiếc hộp sau sẽ có những lá thăm có chứa các tình huống mà em gặp phải, em hãy hỏi ngƣời đi đƣờng để họ chỉ cho em đến nơi em cần đến để giải quyết đƣợc tình huống đó:

+ Lá thăm 1: Bố mình bắt đƣợc một tên trộm, vậy bây giờ bố mình phải đi đâu và giao nộp tên trộm này cho ai?

+ Lá thăm 2: Hôm nay trời nắng to, vì không đội mũ đi học nên về nhà mình đã bị sốt nặng. Vậy giờ mẹ mình phải đƣa mình đi đâu để khám và chữa

bệnh sốt cho mình?

+ Lá thăm 3: Năm nay em mình đã đến tuổi đi học, vậy giờ bố mẹ cần đến đâu để đăng kí nhập học cho em mình?

+ Lá thăm 4: Cuối tuần này bố mẹ mình sẽ dẫn mình đến một nơi có rất nhiều con vật, nào là con hổ, con voi, con sóc, con hƣơu cao cổ,… Đố các cậu đó là nơi nào?”

- GV tổ chức cho HS chơi - GV nhận xét

- GV dẫn vào bài mới: “Nhƣ vậy vừa rồi chúng ta đã chơi trò chơi Ngƣời đi đƣờng để giúp bạn tìm đến đƣợc những nơi bạn cần đến. Và những nơi các em đã tìm vừa rồi chính là các cơ quan hành chính, y tế, văn hóa,… ở các tỉnh (thành phố). Vậy để xem ở TP. Đà Nẵng của chúng ta có những cơ quan đó hay không và chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan đó là gì thì cô và các em sẽ đƣợc tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay: “Tỉnh (thành phố) nơi bạn đang sống””

- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp tên bài

- HS chơi - HS lắng nghe

- HS đọc tên bài Để tham gia chơi trò chơi này hiệu quả, học sinh cần :

+ Phát hiện ra đƣợc vấn đề cần giải quyết trong mỗi lá thăm chính là các tình huống có trong mỗi lá thăm.

+ Học sinh phân tích tình huống.

+ Học sinh tìm ra cách giải quyết tình huống đó bằng cách vận dụng vốn sống của mình để tìm ra các địa điểm mà bạn cần phải đến.

Nhƣ vậy, ở đây GV đã sử dụng trò chơi “Ngƣời đi đƣờng” để: + Khởi động tạo không khí vui tƣơi, hăng hái cho học sinh

+ Khai thác vốn sống của học sinh, từ đó tạo tình huống để dẫn nhập vào bài mới

II. Khám phá kiến thức:

1.HĐ1: Kể tên các cơ quan hành chính, y tế, giáo dục, văn hóa,…có ở các tỉnh (thành phố)

* Mục đích: HS kể tên đƣợc các cơ quan hành chính, y tế, giáo dục,…có ở các tỉnh (thành phố) và ở nơi mình sống

* Hình thức tổ chức: thảo luận nhóm 4

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 trong vòng 3 phút, quan sát bức tranh trong sách ở trang 52 để trả lời câu hỏi sau: Chỉ và nêu những gì em thấy đƣợc ở trong hình? - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4

- GV mời đại diện một số nhóm lên bảng trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình, yêu cầu mỗi nhóm chỉ kể ra tên của 2 cơ quan hành chính, văn hóa hoặc giáo dục,…

- HS lắng nghe

- HS thảo luận nhóm 4

- Đại diện các nhóm lên trình bày: + Trƣờng học

+ UBND Tỉnh + Đài truyền hình + Bệnh viện + Bƣu điện

- GV cho HS nhận xét

- GV nhận xét và chốt kết quả đúng:

* Phát huy NLHS: Ngoài các cơ quan mà các em đã tìm đƣợc ở trong hình, bạn nào có thể kể tên các cơ quan khác mà em biết?

- GV hỏi: “Theo em các tỉnh thành khác có các cơ quan nhƣ trƣờng học, bƣu điện hay bệnh viện,…không?”

- GV nhận xét và chốt: “ Ở mỗi tỉnh (thành phố) đều có các cơ quan: hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế,…” - “Nhƣ vậy, bạn nào có thể nêu cho cô một số cơ quan hành chính, văn hóa, y tế,... ở TP.Đà Nẵng nào?”

-“Các con đã nêu đƣợc các cơ quan hành chính, giáo dục, văn hóa, y tế,...ở thành phố mình đang sống. Vậy để biết đƣợc chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan đó là gì thì cô trò mình cùng sang hoạt động tiếp theo”

+ Sƣu thị

+ Sở giáo dục và đào tạo + Công an tỉnh

- Các nhóm khác chú ý quan sát, lắng nghe và nhận xét

- HS lắng nghe

- HS trả lời: rạp chiếu phim, công viên,…

- HS trả lời: có - HS lắng nghe

- HS trả lời: trƣờng tiểu học Trần Cao Vân, siêu thị Big C, Vincom,… - HS lắng nghe

Ở hoạt động này, GV đã sử dụng phối hợp PP thảo luận nhóm 4, PP quan sát kết hợp với đồ dùng dạy học là các hình ảnh, video.

Sau hoạt động này, HS có thể vận dụng kiến thức mà mình đã học để: + Kể đƣợc tên các cơ quan có ở tỉnh (thành phố) nơi mình sống + Nêu đƣợc mục đích và một số hoạt động chủ yếu ở các cơ quan đó

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong môn tự nhiên và xã hội lớp 3 (Trang 54 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)