Nhân vật truy tìm bản thể

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết nguyễn bình phương từ góc nhìn kí hiệu học văn học (khảo sát qua vào cõi và thoạt kỳ thuỷ) (Trang 50)

7. Bố cục của khóa luận

2.1.3. Nhân vật truy tìm bản thể

Cùng với kiểu nhân vật biến dạng và chịu đựng những chấn thương quá khứ, nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương thường trăn trở, khó khăn trong việc tìm về với nguồn cội của bản thể. Mã hoá diện mạo gần với thú là cách mà nhà văn hỗ trợ con người gần hơn với đời sống bản năng, nguyên thuỷ. Rũ bỏ đi sự phát triển tri thức của xã hội, gạt bỏ đi lớp áo chuẩn mực của đạo đức. Có thể nói, Nguyễn Bình Phương là ngòi bút khai thác các yếu tố của bản thể người vô cùng thành thạo và xuất sắc như cõi vô thức, tính dục, xung năng huỷ diệt (xung năng chết), … Mã nhân vật này được đưa vào một không gian phù hợp cho cuộc truy tìm nguồn cội nhất mà mỗi sự kiện xảy ra lại thúc đẩy quá trình đó diễn ra quyết liệt. Con người trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương rơi vào cuộc truy tìm bản thể khi nhận thấy sự tồn tại vô nghĩa của bản thân và được thúc đẩy bởi các xung năng tạo nên các chấn thương trong quá khứ.

Trong Thoạt kỳ thuỷ, kiểu nhân vật truy tìm bản thể hiện lên rõ nét nhất thông qua Tính và Hiền. Tính trước khi sinh ra đã chịu một chấn thương sâu sắc khi bà Liên bị ông Phước đạp vào bụng khi đang say rượu. Chưa chào đời, Tính đã được tiếp xúc tiếng gọi của cái chết xung quanh. Và cái thời điểm hắn đến với cõi đời này, hắn đã được định sẵn một hành trình định nghĩa con người mà kẻ thúc giục mạnh mẽ nhất là ánh trăng sắc lạnh. Nếu hành trình của con người đi từ sinh đến diệt thì của Tính là huỷ diệt trở về với huỷ

diệt. Tính được gợi nhắc con người bên trong thông qua những hành động hoạn lợn, giết lợn. Hắn cảm thấy thích thú. Hắn cảm thấy phấn khích. Rõ ràng bản năng của Tính đã được thức tỉnh bởi tiếng dao sắc bén. Chính về thế càng về sau, ngoài trăng ra thì cuộc đời của Tính gắn chặt với hình ảnh con dao. “Lựa lúc vắng người Hiền níu Tính nói chuyện. Tính ngồi gục đầu, toàn hỏi con dao ở đâu. Hiền hỏi dao nào, Tính bảo dao chọc tiết lợn. Hiền sực nhớ, lôi con dao dưới gậm giường ra, con dao bị nung trong lần cháy nhà nên vàng xỉn. (…) Hiền định cất đi nhưng Tính giằng lấy. Tính mân mê con dao, thỉnh thoảng lại vỗ vỗ vào chuôi. Hiền hỏi sao lại đòi giữ. Tính nói thích” [38, tr.61]. Có thể thấy, khi hắn nhìn thấy con dao chọc tiết lợn, hắn đã biết cuộc đời hắn định sẵn trở thành kẻ huỷ diệt sự sống: đầu tiên là giết công cống, giết lợn về sau đâm chết thằng bé, đoạt mạng sống của ông Khoa và cuối cùng là kết liễu đời mình. Nhiều lần ông Điện và bà Liên đã nhìn thấu con người Tính, rằng bên trong hắn là một con thú hung tợn. Đó là hệ quả của phần Con trỗi dậy mà phần Người không thể chế ngự. Khi Tính nói chuyện với nhóm người điên, hắn cảm thấy khó chịu. Điều này cho thấy khi dù tồn tại ở cộng đồng nào, Tính luôn là kẻ dị biệt. Hiền, người vợ với thân hình ai cũng ao ước (bà Liên từng nhìn Hiền khoả thân, Hưng mơ thấy Hiền khoả thân, ông Phùng đặt chậu phong lan tên Hiền để tiện tưới nước cho Hiền) thế nhưng không giúp Tính thay đổi được bản năng của hắn. Hắn không có khát khao dục vọng với Hiền nghĩa là xung năng sự sống (duy trì giống nòi) không vượt lên được cái xung năng huỷ diệt (nhìn vào yết hầu vợ mà khen lấy khen để). Nhìn lại cuộc đời của Tính là hành trình gian khó của một con người phải nhận ra bản năng loài vật trong mình. Tính hành động về đêm nhiều hơn là ban ngày tựa như con thú săn mồi rình rập trong bóng tối.

Bên cạnh Tính, Hiền là nhân vật không được thoả mãn dục tính bởi chính người chồng của mình.

“- Con về anh ấy lại thức. Bà Liên:

- Nó ngủ suốt đêm ? - Vâng !

Bà Liên:

(…) Bà Liên:

- Số mẹ khổ từ bé. Tao lấy bố mày cùng là vì tình vì nghĩa giữa hai gia đình.” [38, tr.59]

Hiền liên tục mơ về những dấu hiệu của dục vọng nhưng lại không thể giải toả xung năng này. Hiền đã tự phải ngắm mình khoả thân ngay dưới bàn thờ bố mẹ: “Hiền khoả thân tự ngắm mình. Bà Liên nhòm trộm qua kẽ nứt của vách. (…) Lúc Hiền ngước lên bàng thờ, thấy bố mẹ nhìn, vội mặc quần áo” [38, tr.57]. Không chỉ vậy, Hiền tìm đến ông Phùng để thoả mãn dục vọng bản thân.

“Ông Phùng lần tay đến ngực, không thấy Hiền chống cực, bèn dằn xuống. Hiền giãy đạp, bỏ chạy, ra đến cửa, thấy giò phong lan thì quay lại. Hiền đổ ra phản. (…) Hiền ngơ ngác mặc lại quần áo, trên đường về bước hẫng liên tục. Hiền lên giường ôm gối cười sằng sặc, cười mãi cho đến lúc mệt quá thì ngủ” [38, tr.62-63]

Hiền là một người đàn bà nhưng không được chồng cho phép làm đàn bà. Cuộc tình lén lút của Hiền với Phùng chỉ là những khao khát tận sâu bên trong một người đàn bà chứ chẳng có tình cảm gì cả. Thế mới thấy, bức tranh Thoạt kỳ thuỷ được dựng lên đầy hình mặt người, mà mỗi người lại có những vấn đề của phần con mời gọi. Với Tính là xung năng huỷ diệt. Hắn từ chối sự thân mật với vợ mình là Hiền. Để rồi Hiền lại phải tìm cách đáp ứng khả năng dục vọng của bản thân. Cứ thế, cả hai tác động qua lại, để hình thành nên cuộc chạy trốn vĩ đại của loài người trong các sáng tác của Nguyễn Bình Phương: Chạy trốn cái hiện đại, tìm về cái nguồn cội; chạy trốn phần đạo đức sang trọng để tìm về những khát khao nguyên thuỷ của giống loài.

Trong Vào cõi, mỗi nhân vật cũng chật vật trên con đường truy tìm bản thể của mình. Đối với Vọng là cuộc sống thoát khỏi ám ảnh cái chết từ người bố. Nhưng có lẽ Vọng không phải là người hứng chịu dư chấn nặng nề. Sau khi đi làm, tiếp xúc với Tuấn, gặp gỡ Hiên, Vọng phần nào nhận ra hướng đi cho mình. Những đêm thoả mãn cảm xúc với Hiên giúp Vọng thoải mái. Nhưng sâu trong tâm trí hắn, việc mỗi ngày phải chứng kiến lại nơi mà bố mình bị giết là điều không dễ dàng. Điều đó như một vết xước mà Vọng không dám đối mặt: “Lần nào đến chỗ cổng bách hoá, nơi đối diện với ki ốt bán bánh kẹo, Vọng cũng

tái người” [39, tr.98]. Vọng liên tục gặp Hắn nhưng lại không biết được Hắn là kẻ đã gieo rắc nỗi ám ảnh cho cuộc đời chị em Vang Vọng. Nhìn vào mạch phát triển của nhân vật Vọng, có thể chia làm ba thời điểm cụ thể. Lúc Vọng đi làm (gặp Hắn và Tuấn) là một Vọng bình thường, vẫn giữ thói quen giao tiếp và đôi lúc cảm thấy khó hiểu trước mối quan hệ giữa Hắn và Vọng, giữa Tuấn và Hắn. Thời điểm thứ hai là lúc Vọng được thoả mãn tình yêu, dục vọng. Hiên giúp Vọng tìm thấy một phần thoải mái trong thế giới tinh thần. Bằng chứng là Vọng đầy hứng khởi sau cuộc mây mưa với Hiên, hơn thế nữa còn mơ thấy hắn và Hiên quấn lấy nhau. Thời điểm thứ ba là thời điểm Vọng liên tục mơ thấy chị Vang. So với cảm giác mà Vọng mang lại cho Vang thì Vang trong Vọng khá mờ nhạt, là một người chị hết lòng quan tâm đến hắn nhưng mỗi khi nhìn thấy Vang, hắn lại nhớ tới nỗi nhục nhã của gia đình, đến cái thời khắc mà hắn không bao giờ muốn nhắc lại. Như vậy, Vọng đại diện cho hành trình con người dần tìm thấy những yếu tố mới thay thế cho cái cũ mà họ không muốn nhắc đến. Nói cách khác, truy tìm bản thể ở Vọng không phải là quay về với những xung năng nguyên thuỷ mà đi nhận diện tất cả những gì thuộc về con người. Vọng trước đây là một Vọng luẩn quẩn trong làng quê nghèo với nỗi sợ về câu chuyện người bố đã mất. Vọng sau này là một Vọng thấu hiểu cuộc đời thông qua những câu chuyện với Tuấn, là một Vọng cố thoát ra khỏi những xiềng xích xưa cũ khi không sống chung với Vang và dì cũng là một Vọng nhận thấy con người, đặc biệt là đàn ông thì không thể không có khát khao tình dục với phái nữ thông qua mối tình với Hiên. Hành trình truy tìm bản thể ở Vang lại là câu chuyện về khát vọng có một gia đình toàn vẹn. Vang đến với Loạng cũng để thoả mãn cái ao ước có “một gia đình tí xíu thanh tịnh với cậu em hiền lành, ngoan ngoãn. Anh ấy ít nói, điềm đạm, chất phác. Còn em, em sôi nổi, huýt sáo suốt ngày. Tối tối, hai anh em sẽ ngồi tán gẫu và chị cặm cụi giặt áo hoặc tất tưởi đun nước pha trà” [39, tr.65]. Thế nhưng đến cuối cùng, Vang cũng phải chọn gia đình, mà cái gia đình Vang chọn lại là gia đình mang nhiều tổn thương với người bố đã mất và đứa em sống ở nơi khác. Vang tự tay tước đi mạng sống đứa con vì nếu có sinh ra đời, nó cũng không có cha (như chính Vang) và Vang sẽ mất đi Vọng. Bạn đọc nhận thấy ở Vang là nỗi sợ của sự chia lìa, nỗi lo của sự mất mát. Chính điều này khiến Vang liên tục đi về giữa những cõi sống đau khổ. Nếu như ở Thoạt kỳ thuỷ, con người trở về với bản thể theo một

chiều nhanh chóng thì kiểu nhân vật truy tìm bản thể ở Vào cõi dường như không tìm thấy lối đi cho riêng mình. Họ cứ trăn trở, cứ quay đầu liên tục, đấu tranh liên tục. Trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương, nhân vật nào cũng được định sẵn đích đến cho hành trình truy tìm bản thể của mình. Cuộc sống càng trở nên phức tạp thì những khát khao nguyên bản nhất càng bị lấp chìm dưới những mảnh ghép của tiền bạc, danh vọng. Tận dụng bộ mã nhân vật dưới hình thức truy tìm bản thể, Nguyễn Bình Phương muốn cho bạn đọc thấy rằng cho dù ai cũng đều có trong mình những nhu cầu mang tính bản năng. Hơn thế nữa, nếu như những thuộc tính ấy càng bị đè nén, con người càng có xu hướng tìm về với nó nhanh hơn.

Nhìn chung, mã nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương được xây dựng chỉnh chu, phù hợp với từng câu chuyện. Nhưng những mã thẩm mĩ như nhân vật biến dạng, nhân vật chấn thương và nhân vật truy tìm bản thể là những kí mã căn bản và xuyên suốt nhiều sáng tác của Nguyễn Bình Phương. Nó ứng với quan niệm chung về con người trong văn học Việt Nam sau 1986 nói riêng và văn học theo khuynh hướng hậu hiện đại nói chung. Khi nhà văn không còn can thiệp vào mạch phát triển của tác phẩm ; người kể chuyện trở thành người trình dẫn hiện thực khách quan thì vai trò của nhân vật là vô cùng quan trọng. Điều này bắt buộc nhà văn phải dành sự quan tâm cần thiết cho quá trình tái kí mã hình ảnh con người vào trong sáng tác của mình. Có thể nói, Nguyễn Bình Phương đang làm rất tốt đối với loại mã nghệ thuật này.

2.2. Mã không - thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy và Vào cõi

Không chỉ riêng mã nhân vật, mã không gian và thời gian của Nguyễn Bình Phương cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ từ cách thức mã hoá kí hiệu của các ngòi bút hiện thực huyền ảo như F. Kafka, G.G. Marquez kết hợp với văn chương hậu hiện đại. Không gian nghệ thuật dưới cơ chế mã thẩm mĩ không chỉ chứa đựng quan niệm của nhà văn về hiện thực mà còn là khả năng tạo lập bối cảnh cho nhân vật phát triển. Tương ứng với đặc điểm này là năng lực tái tạo dòng chảy thời gian của Nguyễn Bình Phương. Khám phá các tiểu thuyết của nhà văn, bạn đọc có thể nhìn thấy rất nhiều hình thức không gian và thời gian xuất hiện và chồng chéo lên nhau. Mã không gian và thời gian trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương là sự đan xen giữa hai mã nhỏ hơn: ảo mộng (không gian vô thức - thời gian

giấc mơ) và không thời gian thực tại. Để mã hoá không - thời gian nhiều tầng như vậy, Nguyễn Bình Phương sử dụng nhiều cách thức khác nhau như dồn nén, kéo căng thời gian truyện kể, đồng hiện hoá làm dòng chảy thời gian bị đứt gãy, ghép nối khai thác nhiều cốt truyện khác nhau, xáo trộn thời gian kí ức, vô thức của nhân vật. Như vậy, dưới góc nhìn của kí hiệu học, mã không gian và thời gian trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương là một gán mã quan trọng, là mã nền tảng cho hệ thống mã nhân vật phát triển cũng như chịu sự chi phối của mã kết cấu mang tính chỉnh thể của văn bản.

2.2.1. Không gian của cõi vô thức, tâm linh.

Đối với không gian cõi vô thức, mã thẩm mĩ này ở Thoạt kỳ thuỷ và Vào cõi đều gắn với không gian của hồi ức và giấc mơ. Thoạt kỳ thủy không phải là tác phẩm sử dụng nhiều giấc mơ nhất (14 lần) nhưng để nói về cách thức tổ chức mã hoá không gian vô thức thì đây là tác phẩm thành công của Nguyễn Bình Phương. Không gian vô thức trong Thoạt kỳ

thuỷ xuất hiện ở cả phần Chuyện (gắn với vô thức của Tính, của Hưng và của Hiền) lẫn

phần Phụ chú (gắn với giấc mơ của Tính và của Hiền). Trước nhất, không gian cõi vô thức, tâm linh xuất hiện là sự thay thế cần thiết cho không gian thực tại. Mặc dù đây cũng là một kí mã không gian có xuất hiện trong các tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương nhưng hầu như những sự kiện diễn ra trong không gian thực tại đều không thực sự quá nổi bật. Điều này có thể được lí giải dưới cảm thức đổ vỡ về đời sống của con người. Bên cạnh đó, xây dựng không gian vô thức cho phép nhà văn khai thác được đời sống ngầm bên trong mỗi con người. Chẳng hạn như ở Tính, những giấc mơ không mang tính liên kết với nhau về những hình ảnh xuất hiện, nội dung giấc mơ. Điều đó cho thấy đời sống vô thức của Tính là một thế giới phức tạp. Trong một không gian hỗn độn như vậy, duy chỉ có tín hiệu về cái chết trở đi trở lại. “Ông Điện xọc dao vào cổ lợn. Lợn kêu, hoá thành ông Khoa.” (giấc mơ đêm 17 tháng sau); “Một bàn tay chui lên từ sân nhà. Bàn tay vẫy vẫy” (giấc mơ trưa 25 tháng 8) hay “Một con dao chọc tiết lợn lơ lửng giữa trời. Con dao toả mùi thơm lựng” (giấc mơ đêm 23 năm khác) [38, tr.142-143]. Như vậy, với Tính, không gian vô thức là không gian của cái chết, của sự tịnh tiến về với nguyên thuỷ. Hình ảnh báo hiệu rõ nhất là trăng vàng. Trăng vàng tràn ngập trong không gian vô thức của Tính, thúc đẩy Tính hành động. Trăng chuyển từ vàng sang đen một lúc một nhanh, Tính cũng chìm dần vào đời

sống loài vật mỗi lúc một sâu. Những nhân vật như Tính, Hiền, Hưng có lẽ chỉ thực sự sống ở chiều không gian này, nơi chấp nhận những khát vọng bản năng của họ. Nhà nghiên cứu Phùng Gia Thế từng nhận xét: “Nguyễn Bình Phương có lẽ là nhà văn ở ta sử dụng triệt để các yếu tố bản năng vô thức và tính dục để giãi phẫu cõi nhân tâm con người. Tiểu thuyết của anh có rất nhiều ám ảnh, giấc mơ, mộng mị” [43]. Mã không gian này tồn tại song song với đời thực, bao chứa những hình ảnh, con người của đời thực. Nếu ở một số tiểu thuyết khác, không gian vô thức, tâm linh được sử dụng như hình thức kí thác nội tâm mang theo điềm báo thì trong Thoạt kỳ thuỷ, không gian vô thức được tạo lập với mục đích kéo dãn đời sống thực tại, nhân vật vừa có đời sống chung với cộng đồng (tẻ nhạt, buồn chán, vòng lặp liên hồi) vừa có đời sống riêng mình (phát triển mạnh mẽ nhưng vô cùng gián đoạn, phi logic). Không gian vô thức vươn lên trở thành cái phông nền chủ đạo để nhân vật hành động, bộc lộ tính cách, con người.

Bên cạnh bức tranh đời sống vô thức của các nhân vật thì Nguyễn Bình Phương còn

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết nguyễn bình phương từ góc nhìn kí hiệu học văn học (khảo sát qua vào cõi và thoạt kỳ thuỷ) (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)