Không gian của cõi vô thức, tâm linh

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết nguyễn bình phương từ góc nhìn kí hiệu học văn học (khảo sát qua vào cõi và thoạt kỳ thuỷ) (Trang 55 - 58)

7. Bố cục của khóa luận

2.2.1. Không gian của cõi vô thức, tâm linh

Đối với không gian cõi vô thức, mã thẩm mĩ này ở Thoạt kỳ thuỷ và Vào cõi đều gắn với không gian của hồi ức và giấc mơ. Thoạt kỳ thủy không phải là tác phẩm sử dụng nhiều giấc mơ nhất (14 lần) nhưng để nói về cách thức tổ chức mã hoá không gian vô thức thì đây là tác phẩm thành công của Nguyễn Bình Phương. Không gian vô thức trong Thoạt kỳ

thuỷ xuất hiện ở cả phần Chuyện (gắn với vô thức của Tính, của Hưng và của Hiền) lẫn

phần Phụ chú (gắn với giấc mơ của Tính và của Hiền). Trước nhất, không gian cõi vô thức, tâm linh xuất hiện là sự thay thế cần thiết cho không gian thực tại. Mặc dù đây cũng là một kí mã không gian có xuất hiện trong các tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương nhưng hầu như những sự kiện diễn ra trong không gian thực tại đều không thực sự quá nổi bật. Điều này có thể được lí giải dưới cảm thức đổ vỡ về đời sống của con người. Bên cạnh đó, xây dựng không gian vô thức cho phép nhà văn khai thác được đời sống ngầm bên trong mỗi con người. Chẳng hạn như ở Tính, những giấc mơ không mang tính liên kết với nhau về những hình ảnh xuất hiện, nội dung giấc mơ. Điều đó cho thấy đời sống vô thức của Tính là một thế giới phức tạp. Trong một không gian hỗn độn như vậy, duy chỉ có tín hiệu về cái chết trở đi trở lại. “Ông Điện xọc dao vào cổ lợn. Lợn kêu, hoá thành ông Khoa.” (giấc mơ đêm 17 tháng sau); “Một bàn tay chui lên từ sân nhà. Bàn tay vẫy vẫy” (giấc mơ trưa 25 tháng 8) hay “Một con dao chọc tiết lợn lơ lửng giữa trời. Con dao toả mùi thơm lựng” (giấc mơ đêm 23 năm khác) [38, tr.142-143]. Như vậy, với Tính, không gian vô thức là không gian của cái chết, của sự tịnh tiến về với nguyên thuỷ. Hình ảnh báo hiệu rõ nhất là trăng vàng. Trăng vàng tràn ngập trong không gian vô thức của Tính, thúc đẩy Tính hành động. Trăng chuyển từ vàng sang đen một lúc một nhanh, Tính cũng chìm dần vào đời

sống loài vật mỗi lúc một sâu. Những nhân vật như Tính, Hiền, Hưng có lẽ chỉ thực sự sống ở chiều không gian này, nơi chấp nhận những khát vọng bản năng của họ. Nhà nghiên cứu Phùng Gia Thế từng nhận xét: “Nguyễn Bình Phương có lẽ là nhà văn ở ta sử dụng triệt để các yếu tố bản năng vô thức và tính dục để giãi phẫu cõi nhân tâm con người. Tiểu thuyết của anh có rất nhiều ám ảnh, giấc mơ, mộng mị” [43]. Mã không gian này tồn tại song song với đời thực, bao chứa những hình ảnh, con người của đời thực. Nếu ở một số tiểu thuyết khác, không gian vô thức, tâm linh được sử dụng như hình thức kí thác nội tâm mang theo điềm báo thì trong Thoạt kỳ thuỷ, không gian vô thức được tạo lập với mục đích kéo dãn đời sống thực tại, nhân vật vừa có đời sống chung với cộng đồng (tẻ nhạt, buồn chán, vòng lặp liên hồi) vừa có đời sống riêng mình (phát triển mạnh mẽ nhưng vô cùng gián đoạn, phi logic). Không gian vô thức vươn lên trở thành cái phông nền chủ đạo để nhân vật hành động, bộc lộ tính cách, con người.

Bên cạnh bức tranh đời sống vô thức của các nhân vật thì Nguyễn Bình Phương còn tăng tần suất hiện diện của không gian vô thức bằng cách mờ hoá thực tại với việc đan xen các yếu tố tâm linh, không kiểm soát vào khung cảnh Linh Sơn. Không gian thực tại được bao bọc bởi màn đêm của sự kì bí. “Bên rặng bạch đàn rì rầm đen, những đám sương lóe sáng. Từng luồng trắng vươn đến, uốn cong, va cham rồi ngả ra, sáp lại, quằn quại, rạp xuống, xoắn bên thành môt mớ hỗn độn, bùng nhùng” [38, tr.33]. Ngay từ giây phút Tính chào đời, “mặt trăng to bằng chiếc nong lừ lừ rọi qua vách liếp tạo thành một quầng trong suốt” [38, tr.14] và “Tính ngợp trong thứ ánh sáng vàng trắng, lạnh lẽo, rên riết” [38, tr.15]. Cái tên Linh Sơn đích xác là một không gian của thực tại (làng Linh Sơn, xã Linh Nham, Thái Nguyên) với những địa danh rõ ràng: Phù Liễu, xóm Soi, núi Hột, bãi Nghiền Sàng … nhưng dưới ngòi bút của Nguyễn Bình Phương, không gian nơi đây mang bóng dáng của thời kỳ nguyên thủy đang tan rã. Như vậy, ta thấy có một sự chuyển dịch trong nội tại không gian tiểu thuyết Thoạt kỳ thuỷ. Ban đầu, nhân vật chủ yếu xuất hiện ở khung cảnh đời thực, với những công việc như hoạn lợn, đập đá, … Thế nhưng mã không gian thực tại được tâm linh hoá, hoà dần vào không gian vô thức. Ở đây có sự kết hợp chặt chẽ với mã thời gian nghệ thuật. Trong Thoạt kỳ thuỷ, thời gian chủ yếu là đêm muộn đến sáng sớm, là thời gian của giấc mơ, vô thức và nghiễm nhiên không gian trở thành không gian của cõi

vô thức, của bản năng khi nhân vật không có ý thức kiểm soát hành động của mình. Trong mạch kể của truyện, nhà văn liên tục sử dụng lại cụm từ “mắt chó vàng như trăng”; chủ yếu qua ngôn ngữ của Tính. “Nó đấy. Lạnh. Mắt chó vàng như trăng. Lại sáng.” [38, tr.25]; “Mặt trăng nằm trên cỏ, hơi võng ở giữa làm các ngọn cỏ run lên. Run lên run lên. Mắt chó vàng như trăng” [38, tr.38], “Thế rồi động đất. Mắt chó vàng như trăng. Bom nổ lách tách, lách tách từ mồm bố ghé vào miệng chén” [38, tr.79]. Như vậy, ở Thoạt kỳ thuỷ, không gian cõi vô thức, tâm linh như một ánh trăng thứ hai, bao bọc và nuốt trọn không gian đời thực để cuối cùng phủ lên toàn bộ hành động của nhân vật là sự mất kiểm soát, xảy lặp liên tục các ám ảnh. Cũng giống như Thoạt kỳ thuỷ, không gian cõi vô thức trong Vào cõi trở nên rõ nét thông qua thủ pháp mờ hoá, tâm linh hoá không gian thực tại: “Làng: Cái nôi đìu hiu và trơ cằn. Tuổi ấu thơ được nựng dậy ằng bàn tay thô ráp và chính bàn tay thô ráp đó ném hòn đất cuối cùng lên nấm mộ. Mộ ở làng nhiều nhiều lắm. Mỗi ngôi mộ là một con thuyền bị lật úp, nằm thoả mãn và tuyệt vọng.” [39, tr.66]. Hình ảnh trăng cũng xuất hiện liên tục, một mặt báo hiệu thời gian truyện kể (đêm), mặt khác cho thấy hình ảnh chủ đạo trong không gian của cõi vô thức: “Chỉ biết, những đêm trăng, nhất là sau mưa, nhìn

giữa làng lên, sẽ thấy mặt trước của núi phát ra những đốm sáng kỳ lạ. Chúng nhấp nháy suốt đêm, tận cho tới lúc trăng không rọi vào đấy nữa” [39, tr.23]. Khảo sát các tiểu thuyết

của Nguyễn Bình Phương, chúng ta dễ dàng nhận ra không gian thực lấy bối cảnh khá tương đồng (xoay xung quanh vùng núi cao phía Bắc – Thái Nguyên) nhưng được ảo hoá dưới nhiều hình thức tâm linh khác nhau. Các mã liên kết như hình ảnh ma quỷ, ngôi mộ kết hợp với các điềm báo dân gian như chim cú, diều hâu, tiếng chó sủa, tiếng la hét trong đêm đều được Nguyễn Bình Phương tận dụng nhằm mục đích đưa đời sống con người về với sự nguyên sơ. Giữa dòng chảy hiện đại, vẫn có những hiện tượng mà con người không thể lí giải được. Nó ám vào tâm trí. Nó khơi dậy những tri thức mang dấu ấn tập thể. Nó đại diện cho sự đổ vỡ trong niềm tin và hiểu biết của loài người. Cuộc sống càng hiện đại, con người càng có xu hướng trở về với đời sống tâm linh đã tồn tại hàng nghìn năm trong vô thức cộng đồng. Cách thức tổ chức không gian làng núi vùng Linh Nham của Nguyễn Bình Phương rất dễ làm cho bạn đọc liên tưởng đến không gian làng Macondo trong Trăm

nhưng lại tách biệt nằm ngoài cuộc sống với những hình thức tâm linh như dự đoán, dự cảm, lời nguyền, tiên tri và các dấu hiệu cổ xưa.

Như vậy, mã không gian vô thức được xây dựng trên lớp nền là không gian thực tại. Bằng cách này, nhà văn khai thác song song được các mặt đối lập trong một nhân vật. Không gian thực sẽ mang theo những dấu hiệu điềm báo, còn không gian cõi vô thức tâm linh là bối cảnh hành động trực tiếp của con người. Không gian cõi vô thức, tâm linh trở thành bộ mã đắc lực, là cái phong nền phù hợp cho Nguyễn Bình Phương thêu dệt nên câu chuyện mang quan niệm về con người hiện đại với những chấn thương, ám ảnh và sống đầy bản năng.

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết nguyễn bình phương từ góc nhìn kí hiệu học văn học (khảo sát qua vào cõi và thoạt kỳ thuỷ) (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)