Kết cấu đồng hiện

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết nguyễn bình phương từ góc nhìn kí hiệu học văn học (khảo sát qua vào cõi và thoạt kỳ thuỷ) (Trang 74 - 77)

7. Bố cục của khóa luận

3.1.3. Kết cấu đồng hiện

Kết cấu đồng hiện được xem là hệ quả kéo theo của kết cấu mang tính phân rã. Chính vì có quá nhiều mảnh vỡ hiện thực nên nhiều mạch truyện xuất hiện xen kẽ với nhau. Ở đây các tuyến có một sự độc lập tương đối trên bề mặt văn bản. Các tuyến truyện nói trên có thể song song cùng tồn tại. Để tận dụng kết cấu đồng hiện kiểu này, Nguyễn Bình Phương chủ đích xây dựng một mô hình cấu trúc truyện kể xoắn kép. Với sự hỗ trợ của mã không - thời gian đồng hiện, tác giả tiến hành kể các câu chuyện xảy ra ở các giai đoạn khác nhau vào cùng một không thời gian. Kết cấu này khiến cho tác phẩm liên tục thay đổi nội dung và bạn đọc phải ghi nhớ, kết nối những câu chuyện ở xa nhau. Nguyễn Bình Phương từng tâm sự: “Tôi quan niệm đồng hiện viết là chứng kiến sự tồn tại cùng một lúc của tất cả mọi vật”. Không chỉ có thế, theo nhà văn, “quá khứ, hiện tại và tương lai cũng là một. Nó cùng tồn tại vào một thời điểm. Nếu anh căng các giác quan của anh ra, anh sẽ thấy cả tương lai lẫn quá khứ và cả hiện tại vây quanh anh, xâm nhập vào anh và chính là bản thân anh. Sự bất tử của thế giới, theo ý nghĩa tinh thần vào anh chính là bản thân anh. Sự bất tử của thế giới, theo ý nghĩa tinh thần, chính là sự hòa trộn đó, chứ không phải là sự chia tách nào cả”.

Đối với tiểu thuyết Vào cõi, hai tuyến truyện đồng hiện nhiều nhất là câu chuyện về nhân vật xưng tôi trong cuốn sách ở lòng hang sâu và câu chuyện của Vang - Vọng (cùng sự xuất hiện của nhân vật Hắn). Câu chuyện trong cuốn sách bí ẩn kia mở đầu các mục đánh số 1, 8, 18, 23, 25; có khi được ghép chung với các câu chuyện khác; có khi đứng một mình một mục. Chẳng hạn như mục đánh số 25:

“Trong lòng hang.

Gió sầm sập từ các kẽ nứt à vào. Ngọn nến run lật bật.

Ngọn nến bùng lên rồi phụt tắt.

Chỉ còn lại tiếng nước lích tích đều đặn theo các nhũ đá nhỏ xuống màn đêm đặc.” [39, tr.193].

Phần này giống như sự khép lại của câu chuyện nằm bên trong cuốn sổ kia, hô ứng với phần đầu của tác phẩm:

“Trong lòng hang.

Ngọn nến được kê trên những cuốn vở mốc meo.

Ánh sáng bập bùng soi vào vách đá ẩm, khiến chúng phát ra vô vàn những hạt sáng li ti màu mận chín.

Dưới chân ngọn nến có đặt riêng cuốn sổ đã sờn gáy, bìa loang lổ không phân biệt được màu.

Cơn gió ào qua làm ngọn nến đảo nhẹ rồi lại đứng thẳng.

Cuốn sổ bị lật bìa, run rẩy lộ ra những nét chữ nhàu nát đen đúa” [39, tr.1].

Điều đặc biệt là câu chuyện trong cuốn sổ dường như tách biệt hoàn toàn với hai mạch truyện còn lại trong văn bản (mạch truyện của Tuấn và mạch truyện của chị em Vang Vọng). Ngoài ra, nếu tách Vào cõi thành hai tiểu thuyết nhỏ (một về chị em Vang và một về Tuấn) thì người đọc vẫn có thể hiểu được ý nghĩa của từng câu chuyện. Các tiểu thuyết này có đầy đủ sự kiện, nhân vật, không gian – thời gian và các biến cố và tương đối giống nhau về kết cấu. Cả Tuấn, Vang, Vọng đều đang trên hành trình đi vào cõi, dịch chuyển ở những cõi khác nhau. Nếu nhân vật Tuấn liên tục đi về giữa cõi mơ và thực thì chị em Vang là cõi làng và cõi phố. Trạng thái dùng dằng băn khoăn giữa hai cõi đi về đó tạo nên bức tranh chung về hiện thực phức tạp trong tâm lí mỗi nhân vật. Như vậy ở cấp độ cấu trúc tác phẩm, Nguyễn Bình Phương chủ đích tạo nên hai hoặc nhiều mạch truyện song song cùng tồn tại. Hình thức tổ chức này có vẻ rất gần với cơ chế đánh cờ trong Thiếu nữ

đánh cờ vây của Sơn Táp. Mặc dù là tác phẩm thời kì đầu nhưng Nguyễn Bình Phương đã

có sự quan tâm cho kết cấu của Vào cõi. Tuy nhiên, kết cấu đồng hiện ở tiểu thuyết này vẫn còn mang tính sơ khai, tương đối rời nhau và dễ lắp ghép. Bạn đọc có thể bỏ băng để tìm thấy mảnh ghép cần thiết cho từng mạch truyện để nắm được nội dung của nó.

Kết cấu này tương ứng trong Thoạt kì thuỷ là câu chuyện về con cú và mạch truyện của Tính và Hưng. Câu chuyện về thời gian của cuộc đời con cú triền theo và cuộc đời Tính được đồng hiện và liên kết với nhau dưới một hiệu ứng ngầm. Con cú là điềm báo cho cái chết, đau thương và thời khắc cuối cùng của con cú bay đi cũng là lúc nhân vật Tính tự sát. Quãng thời gian ngắn ngủi của cuộc đời con cú được lồng ghép vào một số thời điểm trong cuộc đời Tính, tương ứng với cả cuộc đời sinh thành và hủy diệt của một ngôi làng. Bốn mươi lăm phút của con cú ứng với hơn hai mươi lăm năm cuộc đời của Tính và sự sống của cả một ngôi làng. Để dễ nhận diện, chúng tôi lập một bảng thống kê đối chiếu hai mạch truyện này trên cơ sở các mốc thời gian thực của câu chuyện con cú mèo.

Thời gian Mạch truyện Nội dung

Mười một giờ mười lăm Mạch truyện về con cú Con cú bị bắn rơi xuống bên bờ suối. Mạch truyện về Tính Tính từ lúc sinh ra đến trước khi

được bố mẹ cho đi làm đập đá. Mười một giờ mười bảy Mạch truyện về con cú Con cú máu chảy nhiều, cố gắng

sống.

Mạch truyện về Tính Tính lấy Hiền, trong thời gian đó giết một người sau khi nhậu cùng ông Phùng.

Mười một giờ hai mươi Mạch truyện về con cú Con cú lim dim, dần lấy lại sức sống, chú ý đến xung quanh.

Mạch truyện về Tính Tính liên tục mộng du và giết hàng loạt lợn trong làng

Mười hai giờ kém mười chín

Mạch truyện về con cú Con cú kêu mấy tiếng, chú ý xung quanh rõ hơn.

Mạch truyện về Tính Những ngày giáp Tết trước khi Tính chết

Mười hai giờ Mạch truyện về con cú Con cú rướn người, bay vọt lên Mạch truyện về Tính Tính chết.

Kết cấu đồng hiện được Nguyễn Bình Phương tận dụng như một mã bổ trợ cho hiện thực phân mảnh trong tác phẩm của ông. Mặc dù dạng mã này không mới mẻ nhưng cách

thức xây dựng các yếu tố đồng hiện trong ngòi bút của Nguyễn Bình Phương có thể được đánh giá là nhuần nhuyễn. Ngoài việc sử dụng mô thức xoắc kép truyện kể, kỹ thuật dòng ý thức, nhà văn còn kết hợp đồng hiện nhiều yếu tố tự sự khác như không gian, thời gian. Đọc tác phẩm của ông, bạn đọc luôn có thể chia tách các mã nghệ thuật lớn thành hai bộ mã nhỏ. Chẳng hạn như mã không gian có sự song hành của không gian thực tại với không gian cõi vô thức; mã thời gian thì đan xen giữa thời gian thực tại với thời gian giấc mơ, vô thức. Chính cái phông nền phong phú ấy tạo cho nhân vật nhiều khoảng trống để thể hiện mình; hơn hết là sự đối lập giữa đời sống bên trong và bên ngoài của họ.

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết nguyễn bình phương từ góc nhìn kí hiệu học văn học (khảo sát qua vào cõi và thoạt kỳ thuỷ) (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)