7. Bố cục của khóa luận
3.2.3. Biểu tượng kì ảo và biểu tượng giấc mơ
Tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương sử dụng rất nhiều hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng như máu, trăng, cú mèo, hồn, đêm... đó là những hình ảnh thuộc về vô thức, gây ám ảnh về bạo lực, diệt vong và chết chóc; thúc đẩy nhân vật hành động. Hệ thống những hình ảnh biểu tượng tạo nên cấu trúc kì ảo, thậm chí là huyền thoại cho tác phẩm. Đối với Vào cõi và Thoạt kỳ thuỷ, chúng tôi quan tâm đến các biểu tượng kì ảo như con cú mèo, diều hâu; con dao (gắn với Tính), cánh bướm đối (gắn với Hưng), máu (gắn với nhân vật Hắn) và biểu tượng lặp đi lặp lại là trăng. Ngoài ra motif giấc mơ cũng được xem xét dưới góc độ mã biểu tượng quan trọng trong việc khai thác thế giới vô thức của Nguyễn Bình Phương.
• Con dao - biểu tượng của sự huỷ diệt
Biểu tượng con dao xuất hiện gắn với xung năng huỷ diệt của con người. Tính, kẻ vừa sinh ra đã thừa hưởng khát khao giết chóc ấy luôn cảm nhận được con dao trong thế giới vô thức của mình. Đầu tiên là con dao của ông Điện, ông Thuỵ khi hắn đi theo làm nghề hoạn lợn, mổ lợn, “Tính nhìn dao, nuốt nước bọt” [38, tr.22]. Đây là bước khởi đầu châm ngòi cho những hành động mang tính huỷ diệt của hắn sau này: đâm chết một thằng bé, đêm nào cũng đi giết lợn, cầm dao đâm ông Phùng, đâm chết ông Khoa và hơn hết là hắn tự kết liễu đời mình với con dao trong tay. Nguyễn Bình Phương xây dựng hình tượng con dao có sức sống của riêng nó. Trong giấc mơ của Tính, con dao lơ lửng giữa trời. Trong giấc mơ của Tính, con dao có khả năng biến hoá con người. Chúng tôi tổng hợp tần suất có mặt của biểu tượng con dao trong Thoạt kì thuỷ ở bảng dưới.
Nhân vật Chi tiết Ý nghĩa
Ông Điện Sau khi mất, con dao là tài sản duy nhất còn sót lại.
Thứ duy nhất tồn tại có giá trị là sự huỷ diệt. Nó mở ra một thế hệ mới: Tính. Hiền Cầm dao định đâm Tính. Ý định kết liễu cuộc đời của kẻ khát
khao huỷ diệt người khác. Tính Mơ thấy ông Điện cầm dao
chọc cổ lợn, lớn hoá thành ông Khoa.
Ám ảnh vô thức
Mơ thấy con dao lơ lửng giữa trời, toả mùi thơm.
Ám ảnh vô thức, cái chết đầy mời gọi.
Nhìn thấy ông Điện xọc dao vào cổ lợn.
Chấn thương quá khứ.
Liên tục hỏi Hiền về con dao của ông Điện với vẻ thích thú.
Thích thú với khả năng phá huỷ sự sống xung quanh.
Cầm dao đâm chết lợn nhà Châu Cải.
Hành động sát sinh trong vô thức.
Liên tục cầm dao ra khỏi nhà vào ban đêm.
Thói quen, bản năng huỷ diệt.
Tính đòi dao đem đi giấu. Bảo vệ khả năng huỷ diệt. Sau bữa cơm, Tính về nhà
mài dao.
Chuẩn bị cho những hành động phá huỷ sự sống.
Tính rút dao nhằm vào ông Khoa vung mạnh
Kích thích bởi ánh trăng – hành động bản năng.
Tính quay đầu dao tự ấn vào cổ mình.
Như vậy, con dao là công cụ tàn sát của Tính, là hiện thân cho sự huỷ diệt. Nó xuất hiện đầy mời gọi con người hành động theo bản năng. Con người lúc nào cũng mạnh về xung năng chết hơn là xung năng sống, vậy nên khi Tính rơi vào vô thức mộng mị thì cơ sở cho sự huỷ diệt cũng lớn hơn bao giờ hết. Nguyễn Bình Phương muốn truyền tải một thông điệp rằng nếu để con người trở về với cuộc sống nguyên thuỷ, mọi thứ sẽ bị tàn sát, huỷ diệt hơn là xây dựng.
• Cánh bướm - biểu tượng của sự tái sinh
Theo Từ điển Biểu tượng văn hóa thế giới, các dân tộc phương Đông thường quan niệm bướm là hiện thân của những vong linh phiêu lãng, báo hiệu có người tới thăm hoặc có người thân thuộc chết. Ngoài ra, phân tâm học cũng cho rằng con bướm mang đến biểu tượng của sự tái sinh, hồi sinh. Trong các tiểu thuyết của mình, bên cạnh con dao tượng trưng cho sự huỷ diệt sự sống thì Nguyễn Bình Phương cũng nói đến khả năng tái sinh thông qua hình tượng cánh bướm. Trong tiểu thuyết Ngồi, Khẩn là người liên tục nhìn thấy cánh bướm. Lần thứ nhất cánh bướm ẩn hiện chập chờn “Cái mẩu trắng thò ra một góc hình tam giác, hơi cong lên không biết vì bị người bẻ hay vì gió làm. Khẩn cố gắng bình tĩnh cúi xuống định kéo tờ giấy ra nhưng nó vụt lẩn mất như một con vật” nhưng đến lần thứ hai thì đã rõ ràng hơn: “Khẩn khẽ khàng mở khóa cửa sắt và nhìn thấy một con bướm trắng tuyền nằm thoi thóp”. Nhân vật Hưng trong Thoạt kì thuỷ cũng là người gắn với cánh bướm. Cánh bướm đối với Hưng là hiện thân của người mẹ đã mất. “Nếu mày là bướm thì đến đây. Nếu mày là mẹ tao thì bay đi” [39, tr.69]. Hưng với dư chấn sau cuộc chiến luôn sống trong niềm khao khát gặp lại mẹ. Ngay cả khi nói chuyện với Tính, Hưng cũng mơ màng như đang sống trông một thế giới nào khác: “Hưng không nghe thấy gì. Trước mặt, một con bướm trắng bay lảo đảo…Hưng nhìn theo con bướm, lẩm bẩm “Mẹ, mẹ” rồi cắp súng lao lên” [38, tr.128]. Nguyễn Bình Phương không chỉ khai thác yếu tố huỷ diệt cộng đồng mà còn nhắc đến những ân ức về người thân đã khuất và khát vọng tái sinh họ ở một cõi vô thức nào đó của con người.
• Con cú – biểu tượng của điềm báo
Hình ảnh cú mèo được nhắc đến trong rất nhiều tác phẩm của Nguyễn Bình Phương. Trong tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy, cú mèo trở thành một biểu tượng tâm linh khi tác giả đưa
hẳn vào phần tiểu sử bên cạnh các nhân vật khác và đại diện cho cốt truyện xoắn kép với chuyện xóm Sói làng của Tính. Hình tượng con cú được quan tâm đến ngoại hình và gắn với thời gian thực: “Cú mèo lông hoa mơ, sải cánh dài 40 phân, mỏ khoằm, sắc, bị bắn rụng lúc mười một giờ mười lăm. Bay lên lúc mười hai giờ. Không rõ bay tới đâu” [38, tr.7]. Tuyến truyện về cú mèo cũng được chăm chút kĩ lưỡng: có không gian (bên bờ suối), có thời gian (45 phút), có sự kiện (từ lúc con cú bị bắn cho đến lúc nó thoi thóp và cố gắng hồi phục). Trong quan niệm dân gian Việt Nam, cú mèo xuất hiện là dấu hiệu của điềm gở, thậm chí là báo hiệu của cái chết. Như vậy khi cú mèo xuất hiện nghĩa là có một người phải chết. Nguyễn Bình Phương khi khai thác hình tượng con cú đã sử dụng kỹ thuật tương phản ý nghĩa. Khi con cú bị bắn rơi xuống, Tính được sinh ra đời. Khi con cú vút bay lên, Tính chết. Bạn đọc có thể nhận thấy sự xâm nhập của tuyến truyện con cú vào tuyến truyện của Tính thông qua nhiều phân đoạn. Hình ảnh con cú từng xuất hiện trong đoạn đối thoại của bà Liên và Hiền hay cuộc nói chuyện giữa Hưng và Tính.
Mỗi lần xoay chuyển tuyến truyện sang thời gian của cú mèo thì tương ứng ở làng của Tính cũng có một sự kiện quan trọng xảy ra.
Con cú Làng Tính
Mười một giờ mười lăm. Sự ra đời của Tính.
Mười một giờ mười bảy. Cái chết của thằng bé (Tính giết). Mười một giờ hai mươi. Tính tàn sát lợn trong làng.
Mười hai giờ kém mười chín. Tính đâm ông Khoa và tự kết liễu đời mình Mười hai giờ. Tính chết và kết thúc câu chuyện của làng.
Trong những đoạn vô thức của nhân vật Tính, ta thấy sự chuyển dịch qua lại giữa đặc điểm của con cú mèo và trăng, đặc biệt là ở màu sắc. Điều này cho thấy ngay cả trong vô thức, Tính vẫn thể hiện sự điên loạn, mơ hồ và đầy bản năng. Như vậy, biểu tượng con cú đại diện cho điềm gở, báo hiệu những điều không hay chuẩn bị ập đến.
• Trăng - biểu tượng của màn đêm kì bí.
Trong Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới: “Trăng là cái chết đầu tiên… đối với con người trăng là biểu tượng của cuộc chuyển tiếp ấy, từ sự sống sang chết và từ chết trở lại
sống”. Nguyễn Bình Phương đặc biệt dày công trong việc xây dựng trăng thành một biểu tượng quan trọng gợi nhắc đến không gian, thời gian và chi phối hành động của nhân vật. Trong Thoạt kỳ thuỷ, hình ảnh trăng biến đổi không ngừng, vận động liên tục từ hình dáng, kích cỡ đến màu sắc. Trăng xuất hiện ngay từ cái đêm Tính sinh ra và ám vào cuộc đời của kẻ điên loạn ấy. Đến cuối cùng, trăng cũng là yếu tố thúc đẩy Tính lao đến giết ông Khoa. Không chỉ trăng mà ánh sáng của nó cũng trở thành một chi tiết cốt yếu trong tâm thức của nhân vật Tính. Trăng thứ ánh sáng vàng trắng lạnh lẽo, rên xiết, trăng lớn rất nhanh. Trăng chính là phần con trong người của Tính, càng lớn dần càng che đập đi phần người của nó, chỉ còn lại toàn là hành động, suy nghĩ bản năng. Càng về cuối truyện, trăng gần như nuốt chửng nhân cách của Tính và kết thúc cuộc đời của thằng bé xóm Soi. Câu nói liên tục của Tính về trăng trong các đoạn vô thức (in nghiêng) là “mắt chó vàng như trăng”. Câu nói được nhắc lại mười bảy lần trong đó một lần được Hưng nhắc lại và hai lần do ông Phùng thốt ra, còn lại đều do Tính nhắc đến. Cùng với tiếng chó sủa, trăng trở thành một chỉ dẫn cho thế giới tâm linh đầy kì bí. Trăng là biểu tượng của chiêm mộng và vô thức, là những giá trị ban đêm. Gần như tất cả những sự kiện trong Thoạt kỳ thuỷ đều diễn ra dưới ánh trăng. Ánh trăng càng lạnh lẽo càng có những hành động tàn ác của Tính. Khi nhận xét về mối quan hệ giữa hình ảnh mắt chó và trăng, Tiếu Linh cho rằng đó là sự kết nối của các yếu tố cõi âm, cõi vô thức. “Đêm Tính không ngủ được vì trăng. Trăng làm Tính lạnh, càng bịt tai, càng co người càng đau đớn khổ sở. Trăng rơi u u miên miên, rên xiết” [38, tr.25]. Đặc biệt trăng chuyển từ vàng sang đen, biểu tượng của sự hủy diệt toàn phần, của dục vọng đen tối và bất lương, của các xung năng tiêu cực. Trong Thoạt kỳ thủy cụm từ trăng đen được lặp lại đến mười một lần. Trước nhất, trong mối quan hệ với Tính, trăng là kẻ săn mồi, sau đó là kẻ thúc đẩy con mồi hành động dần đến cái chết. Trăng ám ảnh Tính đến mức hắn lao ra sân ném đá “điên cuồng trăng không vỡ, đá rơi ào ào nhà hàng xóm” [38, tr.25]. Trăng là không gian vô thức của Tính, phản chiếu bản chất điên loạn, cô độc và bi thảm của Tính. Trăng trở thành biểu tượng cho sự báo trước, dấu hiệu của cõi âm, của cái chết.
• Giấc mơ - biểu tượng của đời sống vô thức con người.
Khi phân tâm học ra đời, giấc mơ trở thành đối tượng khảo sát cơ bản của ngành khoa học này. Sigmund Freud quan niệm giấc mơ thao tác con người thay thế một biến cố vô thức bởi một biến cố đã biến dạng ở hiện thực và hoạt động giải mộng chính là lí giải quá trình vô thức này. Ngoài ra giấc mơ còn là biểu hiện của những ham muốn, giải tỏa những dục vọng bị dồn nén trong vô thức của cá nhân. Quan điểm của Freud được Carl Jung phát triển lên thành vô thức cộng đồng. Jung cho rằng sở dĩ những ẩn ức phát sinh trong giấc mơ luôn được chi phối bởi chiều sâu văn hoá cộng đồng. Chính vì vậy, khai thác giấc mơ là cách biểu hiện rõ nét nhất không chỉ đời sống bên trong cá nhân con người mà nhà văn còn khắc hoạ được tư duy vốn đã ám vào đời sống của tập thể. Trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại, giấc mơ xuất hiện với nhiều dạng thức và ý nghĩa khác nhau. Bên cạnh những giá trị kế thừa từ văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh, motif giấc mơ còn gắn liền với việc khắc họa đời sống nội tâm của nhân vật và làm thay đổi đáng kể phương thức trần thuật của nhà văn. Tiểu thuyết hiện đại hướng đến việc khai thác toàn bộ thế giới vô thức của con người bằng cách mở rộng các kĩ thuật, thủ pháp liên quan đến motif giấc mơ, dòng hồi ức. Trong sáng tác của Nguyễn Bình Phương, giấc mơ gắn với những điềm báo, dự báo và nỗi ám ảnh thường trực trong tâm lí con người được dồn nén trong thực tại. Nhân vật của Nguyễn Bình Phương luôn sống trong những giấc mơ biến ảo chập chờn. Trong tiểu thuyết Vào cõi, nhân vật xưng tôi đã đúc kết được mối liên hệ mật thiết giữa giấc mơ và sự sống thực
tại của con người: “Kể cũng lạ khi con người ta hay mơ đến thế. Lẽ nào sự sống tồn tại nhờ những giấc mơ?” [39, tr.179]. Có thể nói, biểu tượng giấc mơ trở thành mã thẫm mĩ cốt lõi, nơi tụ hội những mã biểu tượng khác. Giấc mơ được xây dựng thành một thế giới song song, lặp đi lặp lại. Qua những giấc mơ bị biến dạng, nhà văn kí thác sự phức tạp và cả nỗi cô đơn trong mỗi nhân vật. Giấc mơ của Tính, Hiền trong Thoạt kỳ thủy luôn kì lạ, liên kết với các biểu tượng khác. Vào cõi và Thoạt kì thuỷ đều sử dụng triệt để biểu tượng này ở các nhân vật chủ chốt như Tính, Hiền, Vang, Vọng và nhân vật xưng tôi (Vào cõi). Chúng tôi nhận thấy các giấc mơ ở hai tiểu thuyết này có những điểm chung về ý nghĩa. Dưới đây là bảng thống kê giấc mơ và ý nghĩa của nó.
Tác phẩm Nhân vật Giấc mơ Ý nghĩa
Thoạt kỳ thuỷ
Tính Mơ thấy Hiền đang ngủ mơ bị mất trinh.
Giấc mơ liên quan đến ẩn ức dục vọng. Hiền Mơ thấy ông đầu vàng,
người cởi trần, đóng khố. Vào cõi Vọng Mơ thấy mình và Hiên quấn
chặt vào nhau, không quần áo.
Thoạt kỳ thuỷ
Tính
Mơ thấy hai người ngồi trong hốc cổ thụ nói về máu.
Giấc mơ liên quan đến cái chết.
Mộng du mang dao qua chọc tiết lợn nhà Châu Cải. Mộng du đâm ông Phùng. Mơ thấy một thằng bé mặt đầy máu và hai bóng trắng. Tính, Hiền, Vang Mơ thấy con dao
Thoạt kỳ thuỷ Tính Mơ thấy vầng trăng đổi màu liên tục.
Giấc mơ liên quan đến điềm báo, tin dữ Vào cõi
Hắn Mơ thấy thằng bé ngẩng lên
và mọi thứ xám đi. Giấc mơ gắn với những tổn thương quá khứ
Vọng Mơ thấy chị Vang xoã tóc đứng ngoài cổng.
Thoạt kỳ thuỷ
Hiền
Mơ thấy nhiều người lạ mặt, một cái tai cưỡi trên lưng trâu.
Giấc mơ gắn với các hình ảnh kì lạ. Mơ thấy con trâu mặt người,
cái lưỡi cưỡi trên lưng trâu. Tính
Mơ thấy Sông Cái biến thành cái lưỡi, rắn bò. Mơ thấy một bàn tay từ dưới sân chui lên, vẫy vẫy.
Vào cõi
Nhân vật xưng tôi
Mơ thấy đá phát sáng. Mơ thấy một cái hồ và một con vịt lừ lừ bơi trong đó.
Trước hết, giấc mơ gắn với chức năng tiên tri, dự cảm về những việc sắp xảy ra con người. Hắn liên tục mơ thấy hình bóng một đứa trẻ trở về với khát khao trả thù, sau đó lập túc hắn được gặp Vọng - đứa con của người mà hắn từng đấm chết. Vọng sau khi ân ái với Hiên cũng mơ thấy hình bóng chị Vang gọi lên đỉnh ngọn Rùng. Hay như trong giấc mơ của Tính, hình ảnh trăng chuyển màu từ vàng sang đen cũng dự báo một cái kết đen tối cho số phận của nhân vật. Bên cạnh đó, ở Tính xuất hiện một loạt giấc mơ mang tính dự cảm về cái chết. Một mặt nó cho thấy được bản chất bên trong của Tính là một kẻ khát khao giết chóc nhưng mặt khác, các giấc mơ góp phần đẩy nhân vật lao nhanh đến chỗ chết. Ngoài motif giấc mơ mang tính dự báo còn xuất hiện nhưng con người giải mộng như nhân vật mụ Đông điên. Như vậy, mặc dù xây dựng thế giới hiện thực đổ vỡ và phi logic nhưng thông qua các giấc mơ mang tính điềm báo, bạn đọc vẫn cảm nhận được tính thống nhất