Kiến nghị cho các nghiên cứu tiếp theo

Một phần của tài liệu Đề xuất áp dụng thẻ điểm cân bằng tại công ty TNHH MTV cao su thống nhất (ruthimex) (Trang 90 - 95)

Để khắc phục các hạn chế nêu trên và tăng cường hiệu quả của Thẻ điểm cân bằng tại Dự án, một số hướng phát triển đề tài được đề xuất như sau:

Đầu tiên, một đề tài riêng lẻ nên được thực hiện để xác định các thông tin cơ sở cho việc hình thành và đánh giá chiến lược của Dự án Molten. Các kỹ thuật phân tích như: phân tích môi trường nội bộ, phân tích đối thủ cạnh tranh, mô hình năm tác lực cạnh tranh bao gồm đối thủ, khách hàng, nhà cung cấp, sản phẩm thay thế và doanh nghiệp sẽ hỗ trợ đắc lực cho việc hình thành chiến lược kinh doanh. Chiến

lược kinh doanh chính là đầu vào quan trọng cho việc phát triển các viễn cảnh, mục tiêu và thước đo của Thẻ điểm cân bằng. Nếu chiến lược kinh doanh không đủ tốt, hoặc thường xuyên thay đổi thì nỗ lực xây dựng Thẻ điểm cân bằng sẽ không còn giá trị.

Tiếp theo, Dự án Molten có thể tiếp tục phát triển Thẻ điểm cân bằng đã xây dựng thành một hệ thống quản lý chiến lược rộng khắp trong toàn tổ chức. Quy trình 11 bước được đề xuất bởi Kaplan và Norton (1996) có thể giúp công ty phát triển Thẻ điểm cân bằng từ một công cụ đo lường hiệu suất trở thành một công cụ quản lý chiến lược hiệu quả.

Ngoài ra, sau khi Thẻ điểm được phân tầng xuống các cấp phòng ban và cá nhân như đề xuất của tác giả trên đây, một nghiên cứu khác nên được thực hiện để đánh giá hiệu quả áp dụng Thẻ điểm cân bằng trong công tác đánh giá kết quả công việc tại Dự án Molten. Mô hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu từ Luận văn “Đánh giá hiệu quả áp dụng hệ thống thẻ điểm cân bằng trong công tác đánh giá kết quả công việc tại tập đoàn Mai Linh” của Hồ Phụng Hoàng (2012) có thể được sử dụng tại Ruthimex.

TÓM TẮT CHƯƠNG 7

Chương 7 cho thấy đề tài đã tuân theo đúng quy trình nghiên cứu đề xuất và đã hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu đề ra. Kết quả quan trọng nhất là đã xây dựng được ¾ mô hình Thẻ điểm cân bằng, và ứng dụng mô hình vừa xây dựng để đo lường hiệu suất hiện tại của Dự án Molten. Sau đó, nhiều ưu tiên cải tiến đã được tác giả kiến nghị để nâng cao hiệu suất của Dự án và các kiến nghị cũng được nêu ra để hoàn thiện Thẻ điểm cân bằng. Đề tài có một số hạn chế về nguồn dữ liệu, khả năng tiếp cận đối tượng khảo sát và thông tin hỗ trợ cho việc hình thành chiến lược.

Các hạn chế này đã được kiến nghị cho các nghiên cứu tiếp theo để tăng cường hiệu quả của Thẻ điểm cân bằng.

MỤC LỤC

Trang

Chương 1 GIỚI THIỆU...

1.1. Tổng quan...

1.2 Lý do hình thành đề tài...

1.3 Mục tiêu nghiên cứu...

1.4 Ý nghĩa của đề tài ...

1.5 Phạm vi nghiên cứu...

1.6 Bố cục của đề tài...

Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT...

2.1 Các khái niệm...

2.2 Bốn phương diện của Thẻ điểm cân bằng...

2.3 Mối quan hệ nhân – quả trong Thẻ điểm cân bằng...

2.4 Quy trình phân tầng ...

2.5 Lợi ích khi áp dụng BSC tại các doanh nghiệp...

2.6 Các yếu tố thành công và thất bại khi triển khai tại các doanh nghiệp...

13 2.6.1 Các rào cản đối với việc thực thi chiến lược...

2.6.2 Các yếu tố thành công và thất bại khi triển khai Thể điểm cân bằng tại các doanh nghiệp...

2.7 Các tiêu chí lựa chọn điểm bắt đầu Thẻ điểm cân bằng...

2.8 Xây dựng Bản đồ chiến lược...

2.9 Các thước đo hiệu suất...

2.10 Các nghiên cứu trước...

2.11 Khung nghiên cứu... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...

3.2 Quy trình nghiên cứu...

3.3 Thiết kế thang đo...

3.4 Thiết kế nghiên cứu...

3.5 Mẫu...

3.6 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu...

Chương 4 GIỚI THIỆU CÔNG TY...

4.1 Tổng quan... 4.2 Lịch sử hình thành... 4.3 Hồ sơ năng lực... 4.4 Sản phẩm... 4.5 Sứ mạng, tầm nhìn... 4.6 Cơ cấu tổ chức... 4.7 Dự án Molten... 4.7.1 Quá trình hình thành dự án và khách hàng của dự án... 4.7.2 Sản phẩm của dự án... 4.7.3 Tổ chức nhân sự cho dự án...

Chương 5 KẾT QUẢ XÂY DỰNG THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG...

5.1 Xác định nhu cầu sử dụng Thẻ điểm cân bằng tại Ruthimex...

5.2 Tìm hiểu thông tin nền tảng của Dự án Molten...

5.3 Xác định các phương diện và mục tiêu Thẻ điểm cân bằng cho Dự án Molten...

5.4 Xác định các thước đo Thẻ điểm cân bằng cho Dự án Molten...

5.5 Tính toán các thước đo theo dữ liệu quá khứ và đề xuất chỉ tiêu...

5.6 Khảo sát hiệu suất Dự án Molten theo Thẻ điểm cân bằng...

Chương 6 PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP CẢI TIẾN...

6.1 Đánh giá mức độ đáp ứng của Dự án Molten theo Thẻ điểm cân bằng 67 6.2 Nhận diện điểm mạnh, điểm yếu và đề xuất các vấn đề cần cải tiến tại Dự án Molten ...

6.2.2 Phương diện Quy trình nội bộ...

6.2.3 Phương diện Khách hàng...

6.2.4 Phương diện Tài chính...

6.2.5 Thứ tự ưu tiên cải tiến...

6.3 Các đề xuất để hoàn thiện và phân tầng Thẻ điểm cân bằng tại Dự án Molten...

6.3.1 Đề xuất đề hoàn thiện Thẻ điểm cấp Dự án...

6.3.2 Đề xuất cho việc phân tầng Thẻ điểm...

Chương 7 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...

7.1 Kết quả chính của đề tài...

7.2 Các hạn chế của đề tài...

7.3 Kiến nghị cho các nghiên cứu tiếp theo...

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

TOÙM TAÉT LUAÄN VAÊN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đề tài “Đề xuất áp dụng Thẻ điểm cân bằng tại Công ty TNHH MTV Cao su Thống Nhất (Ruthimex)” được thực hiện tại Dự án Molten thuộc công ty TNHH MTV Cao su Thống Nhất trong thời gian từ tháng tháng 12 năm 2013 đến tháng 05 năm 2014.

Trong phạm vi thực hiện đề tài này, tôi xác định các mục tiêu chính là xây dựng một hệ thống các mục tiêu, thước đo và chỉ tiêu hiệu suất có liên kết và tương tác

chặt chẽ với tầm nhìn và chiến lược của Dự án Molten. Mục tiêu kế tiếp của đề tài là đánh giá hiệu suất của Dự án dựa trên mô hình Thẻ điểm cân bằng vừa xây dựng, từ đó nhận diện và kiến nghị các vấn đề cần ưu tiên cải tiến cho công ty.

Để thực hiện các mục tiêu trên, tôi đã tổng hợp các lý thuyết liên quan và chọn ra 56 thước đo hiệu suất trong 04 phương diện của Thẻ điểm cân bằng để đem vào khảo sát tại Dự án Molten. Qua quá trình thu thập và xử lý thông tin từ Ban điều hành và nhóm quản lý cấp trung của Dự án, tôi đã xác định được 14 mục tiêu chiến lược và 19 thước đo hiệu suất phù hợp cho Dự án Molten. Các chỉ tiêu cần đạt được trong năm 2014 được chỉ rõ cho từng thước đo. Kết quả khảo sát cho thấy các quy trình nội bộ được đáp ứng trung bình cao, nhưng phương diện Học hỏi và phát triển đáp ứng trung bình thấp đã dẫn đến Dự án chưa được nhìn nhận tốt theo quản điểm của khách hàng và cũng chưa đạt được các chỉ tiêu tài chính mong muốn. Đề tài đã đề xuất nhiều vấn đề cần cải tiến cho Dự án cùng với thứ tự ưu tiên cải tiến của mỗi vấn đề. Vấn đề cần ưu tiên cải tiến hàng đầu là kỹ năng kiểm tra ngoại quan của công nhân và phương thức kiểm soát tỷ lệ phế của các sản phẩm mới lên sản xuất lần đầu. Các vấn đề cần cải tiến khác cũng được chỉ ra, bao gồm: thương thảo về khả năng sản xuất A-mix tại Ruthimex, tiến độ chuyển giao sản phẩm từ khách hàng, thỏa thuận hợp tác giữa Ruthimex và tập đoàn Molten, …

Để tiếp tục phát huy hiệu quả của Thẻ điểm cân bằng tại Dự án Molten, tôi kiến nghị Dự án tiếp tục các bước để hoàn thiện Thẻ điểm cân bằng là lựa chọn sáng kiến cải tiến và phân tầng Thẻ điểm đến từng nhân viên. Đây là hai phần mà tôi chưa có điều kiện thực hiện trong luận văn của mình.

Một phần của tài liệu Đề xuất áp dụng thẻ điểm cân bằng tại công ty TNHH MTV cao su thống nhất (ruthimex) (Trang 90 - 95)