Xác định các thước đo Thẻ điểm cân bằng cho Dự án Molten

Một phần của tài liệu Đề xuất áp dụng thẻ điểm cân bằng tại công ty TNHH MTV cao su thống nhất (ruthimex) (Trang 61 - 64)

MOLTEN

Để xác định các thước đo phù hợp cho việc đo lường hiệu suất Dự án Molten, đầu tiên, 56 thước đo từ nghiên cứu lý thuyết (Bảng 3.2) được đưa vào một bảng hai chiều để khảo sát trong đội ngũ quản lý cấp trung nhằm chọn ra các thước đo phù hợp với các mục tiêu. Sau đó, 6 tiêu chí đề xuất bởi Niven (2009) bao gồm: “tính liên kết với chiến lược”, “tính định lượng”, “khả năng truy cập”, “dễ hiểu”, “định nghĩa thước đo” và “tính phù hợp” được sử dụng để đánh giá từng thước đo. Mỗi thước đo được các quản lý cấp trung xem xét cẩn thận và cho điểm từ 1 đến 10 dựa trên mức độ phù hợp của nó với 6 tiêu chí nêu trên. Tiêu chí thứ bảy được đề xuất bởi Niven (2009) là “tính đối trọng” được thảo luận trong nhóm chuyên gia để ra quyết định lựa chọn hoặc loại bỏ dựa trên bộ thước đo đã được sàng lọc qua sáu tiêu chí kể trên. Quyết định lựa chọn hay loại bỏ thước đo được quyết định dựa trên các nguyên tắc: chọn thước đo có điểm cao hơn, loại thước đo không phù hợp với mục tiêu, loại thước đo có điểm khả năng truy cập bằng 1, loại thước đo trùng nhau hoặc bao hàm trong nhau và cân đối số lượng thước đo giữa các mục tiêu để có tối đa 20 thước đo cho toàn Thẻ điểm như đề xuất của Niven (2009).

Cụ thể, những thành viên đang chịu trách nhiệm trực tiếp trong dự án bao gồm: Phó Giám đốc sản xuất và Nhân viên đối ngoại phụ trách dự án Molten được khảo sát theo Bảng câu hỏi ở Phụ lục 14 nhằm đánh giá sơ bộ sự phù hợp của bảng câu hỏi. Cũng trong lần khảo sát này, các thước đo tương ứng với từng mục tiêu được xác định thông qua một bảng khảo sát hai chiều thể hiện sự tương quan giữa các mục tiêu và các thước đo. Trước khi các chuyên gia trả lời Bảng câu hỏi, tác giả giới thiệu khái quát về Thẻ điểm cân bằng và thông tin thu thập được từ các giai đoạn trước trong quy trình nghiên cứu. Sau khi có kết quả trả lời Bảng câu hỏi, tác giả phỏng vấn từng chuyên gia để hiểu rõ những khó khăn khi trả lời Bảng câu hỏi cũng như những đề xuất chỉnh sửa, bổ sung của họ cho từng thước đo. Kết quả khảo sát chi tiết được trình bày trong Phụ lục 15.

- Bổ sung các mục tiêu tương ứng với từng thước đo theo kết quả khảo sát từ vòng 1 vào Bảng 2 của Bảng câu hỏi

- Chuyển thang điểm 1-10 thành 1-5 do kết quả khảo sát chỉ tập trung vào một số giá trị, và ý kiến chuyên gia muốn khung điểm hẹp hơn để dễ quyết định điểm.

- Ở phương diện Tài chính, loại 4 thước đo vì điểm thấp, bổ sung 4 thước đo theo ý kiến của Nhân viên đối ngoại phụ trách dự án, gộp 2 thước đo 7 và 8 thành một, sửa từ ngữ cho thước đo 1.

- Ở phương diện Khách hàng, loại 1 thước đo do khả năng tiếp cận dữ liệu thấp, bổ sung 6 thước đo, chuyển 11 thước đo sang phương diện khác. Như vậy, phương diện này còn lại 11 thước đo tiếp tục qua vòng khảo sát thứ hai.

- Ở phương diện Quy trình nội bộ, loại 2 thước đo vì điểm thấp và khả năng tiếp cận dữ liệu thấp, gộp 3 thước đo 34, 35, 36 thành một, chuyển thước đo 26, 37, 39, 40, 41 sang phương diện khác, bổ sung 7 thước đo, nhận thêm 10 thước đo từ phương diện Khách hàng chuyển sang, sửa từ ngữ để làm rõ 10 thước đo. Như vậy, phương diện này còn 31 thước đo tiếp tục qua vòng khảo sát thứ hai. - Ở phương diện Học hỏi và phát triển, 6 thước đo bị loại do đã bao hàm trong

các thước đo khác hoặc do điểm thấp, bổ sung 7 thước đo mới tương ứng với các mục tiêu của dự án. Như vậy, phương diện này có 9 thước đo được khảo sát trong vòng tiếp theo.

Tiếp theo, 58 thước đo vừa xác định từ vòng 1 sẽ được đưa vào Bảng câu hỏi để được khảo sát ở vòng 2. Đối tượng khảo sát sẽ mở rộng ra tất cả quản lý cấp trung liên quan đến dự án. Bảng câu hỏi và kết quả chi tiết của khảo sát vòng 2 được trình bày trong Phụ lục 16 và Phụ lục 17. Sau vòng 2, các thước đo được lựa chọn cho Dự án như Bảng 5.8.

Bảng 5.8. Các thước đo hiệu suất cho Dự án Molten

Mục tiêu Thước đo Công thức tính Phương diện: Tài chính

F1. Tăng doanh

thu 1. Doanh thu

Doanh thu = Số lượng * Giá bán + Doanh thu khác

F2. Giảm chi phí 2. Tỷ lệ chênh lệch chi phí của một sản phẩm so với định mức (Chi phí thực tế cho một sản phẩm - Chi phí định mức cho một sản phẩm)/ Chi phí định mức cho một sản phẩm Phương diện: Khách hàng C1. Xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng

3. Số lần khách hàng đến thăm viếng công ty

Số lần khách hàng đến thăm viếng với công ty

4. Mức độ hài lòng của khách

hàng Khảo sát thang điểm 1-5

C2. Giao hàng đúng

hẹn 5. Tỷ lệ giao hàng đúng hẹn Số lượt hàng giao đúng hẹn/ tổng số lượt đặt hàng

C3. Giá bán thấp hơn đối thủ trực tiếp

6. Tỷ lệ báo giá đáp ứng được giá mục tiêu do khách hàng đưa ra

Số báo giá KH chấp nhận về giá/ Tổng số báo giá

C4. Không có hàng lỗi

7. Số lần than phiền của

khách hàng Số lần than phiền của khách hàng

Phương diện: Quy trình nội bộ

I1. Tăng sự phụ thuộc của khách hàng vào công ty

8. Số sản phẩm của khách

hàng sản xuất tại công ty Số sản phẩm của khách hàng sản xuất tại công ty 9. Tỷ lệ khách hàng đặt hàng

lại

Số khách hàng đặt hàng lại/ tổng số khách hàng

I2. Tăng năng suất

10. Tỷ lệ giảm thời gian chu kỳ sản xuất

(Tn-Tn+1)/Tn. Trong đó Tn là thời gian chu kỳ trung bình của các sản phẩm vào tháng n

11. Hiệu suất sử dụng lao động

I3. Tối ưu hiệu suất sử dụng máy

12. Hiệu suất sử dụng máy =

I4. Tìm nguồn nguyên liệu cạnh tranh

13. Số lần chờ nguyên vật liệu Số lần chờ nguyên vật liệu 14. Tỷ lệ giá nguyên liệu/ giá

thành sản phẩm

Tỷ lệ giá nguyên liệu/ giá thành sản phẩm

I5. Giảm phế

phẩm 15. Tỷ lệ phế phẩm

Số lượng phế phát hiện tại công ty/ số lượng sản xuất

Phương diện: Học hỏi và phát triển

L1. Tuyển dụng và bố trí đúng người đúng việc

16. Tỷ lệ tuyển dụng đáp ứng yêu cầu

Số lao động tuyển dụng đáp ứng yêu cầu/ số lao động yêu cầu tuyển dụng 17. Tỷ lệ công nhân đã bố trí

công việc đáp ứng yêu cầu công việc

Số công nhân được đánh giá đạt bởi quản lý trực tiếp/ tổng số công nhân được đánh giá

L2. Đào tạo và nâng cao kỹ năng

18. Tỷ lệ công nhân đạt kỹ năng cấp III và IV

Số công nhân được đánh giá đạt kỹ năng cấp III và IV/ tổng số công nhân

L3. Tăng sự phối giữa các hoạt động điều hành

19. Tỷ lệ công việc nội bộ được hoàn thành đúng hẹn

Số công việc được bộ phận khác hoàn thành đúng hẹn/ Số công việc yêu cầu bộ phận khác thực hiện

Một phần của tài liệu Đề xuất áp dụng thẻ điểm cân bằng tại công ty TNHH MTV cao su thống nhất (ruthimex) (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w