Đề tài này sử dụng mô hình Thẻ điểm cân bằng được đề xuất bởi Kaplan và Norton (1996) và được Fonseka (2002), Hwang và Raw (2007) ứng dụng vào ngành công nghiệp cao su để làm khung nghiên cứu. Thẻ điểm cân bằng sẽ xuất phát từ tầm nhìn và chiến lược của doanh nghiệp để xem xét theo 04 phương diện: Tài chính, Khách hàng, Quy trình nội bộ và Học hỏi phát triển. Từng phương diện sẽ được xác định các mục tiêu, thước đo và chỉ tiêu cần đạt được. Việc xác định các sáng kiến cụ thể và kế hoạch để thực hiện mục tiêu không nằm trong phạm vi của đề tài này. Tuy nhiên, một vài kiến nghị cho kế hoạch thực hiện sẽ được đề xuất dựa trên hiện trạng của doanh nghiệp.
Hình 2.6: Khung nghiên cứu được áp dụng trong đề tài
(Nguồn: Kaplan và Norton, 1996)
Chương 2 đã nêu bật được lý thuyết Thẻ điểm cân bằng thích hợp sử dụng trong hệ thống đánh giá hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp. Từ các nghiên cứu trước đây, đề tài đã đưa ra khung nghiên cứu dựa trên 04 phương diện của Thẻ điểm cân bằng, gồm: Tài chính, Khách hàng, Quy trình nội bộ và Học hỏi phát triển. Nhiệm vụ của nghiên cứu này là tìm các chỉ số phù hợp để điền vào khung nghiên cứu và đánh giá các chỉ số này trong bối cảnh của Dự án Molten, Công ty TNHH MTV Sản xuất phụ tùng Cao su Ruthimex.
Chương 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương này sẽ cung cấp thông tin và diễn giải chi tiết phương pháp thực hiện đề tài của tác giả, bao gồm:
1. Phương pháp nghiên cứu
2. Các bước trong Quy trình nghiên cứu 3. Thiết kế thang đo
4. Thiết kế nghiên cứu 5. Mẫu
6. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu
Các bảng câu hỏi cũng được thiết kế sẵn cho từng bước của quy trình nghiên cứu.