Phương pháp tình huống (Case study) được sử dụng làm cách tiếp cận chính của đề tài. Trong đó, tình huống được chọn để thu thập dữ liệu là Dự án Molten thuộc Công ty Ruthimex - một công ty sản xuất sản phẩm từ cao su của Việt Nam. Đề tài
này tuân thủ quy trình xây dựng lý thuyết bằng phương pháp tình huống được nêu bởi Nguyễn Đình Thọ (2012). Đầu tiên, thang đo được đề xuất dựa trên lý thuyết như Bảng 3.2. Sau đó, việc thu thập dữ liệu tại công ty Ruthimex sử dụng các công cụ: phỏng vấn tay đôi, thảo luận nhóm, kỹ thuật dự báo Delphi và các kỹ thuật phân tích dữ liệu thứ cấp về tình hình Tài chính, thỏa mãn khách hàng, nhân sự, ... Các bảng câu hỏi bán cấu trúc sẽ được thiết kế riêng để phù hợp với các cuộc phỏng vấn tay đôi và thảo luận theo kỹ thuật Delphi.
Khi phỏng vấn các nhà điều hành, bảng câu hỏi mở được sử dụng để khám phá thông tin cần thiết. Máy ghi âm được sử dụng để hỗ trợ quá trình phân tích dữ liệu. Kỹ thuật dự báo Delphi được tiến hành theo nhiều giai đoạn, trong mỗi vòng chuyên gia phải nêu ý kiến của mình dưới dạng số lượng theo các bảng câu hỏi được chuẩn bị sẵn. Các chuyên gia có thể bổ sung hoặc gạch bớt các phát biểu trong bảng câu hỏi được chuẩn bị. Sau mỗi vòng khảo sát, tác giả đóng vai trò là người điều phối sẽ phân tích, xử lý kết quả bằng cách phỏng vấn từng chuyên gia có các trả lời khác biệt lớn so với nhóm để tìm hiểu nguyên nhân tại sao có sự khác biệt lớn. Nếu nguyên nhân xuất phát cách nêu câu hỏi chưa được rõ ràng làm ảnh hưởng tới sự thống nhất ý kiến đánh giá thì phiếu câu hỏi sẽ được sửa lại. Các phát biểu có điểm thấp rõ rệt sẽ được loại bỏ. Trong phiếu câu hỏi mới để gửi tới các chuyên gia trong vòng tiếp theo, người điều phối thông báo cho họ các kết quả đã đạt được và các thay đổi so với vòng khảo sát trước. Người điều phối có thể đưa ý kiến khác với ý kiến của đa số tập thể (không nêu của ai) để cho các chuyên gia đánh giá chú ý và điều chỉnh lần cuối các câu hỏi trả lời của mình. Quá trình được lặp lại ở các vòng tiếp theo: các chuyên gia dự báo, người điều phối phân tích, xử lý, tính toán đưa ra một thông tin mới hơn cho các chuyên gia dự báo. Các chuyên gia được thông báo các thông tin từ giai đoạn trước và tiếp tục đánh giá dự báo trên cơ sở các thông tin cập nhật đó. Những ý kiến khác xa với đa số được thuyết minh quan điểm, luận chứng và các ý kiến này lại được tiến hành sửa đổi bổ sung. Kết quả trung bình tính toán được ở giai đoạn cuối này được coi là ý kiến của tập thể chuyên gia. Trong trường hợp đạt được sự thống nhất ý kiến sớm thì khảo sát được dừng lại sớm.
Bảng câu hỏi phỏng vấn Ban điều hành, khảo sát nhóm quản lý cấp trung và khảo sát thang điểm được trình bày trong các phụ lục sau:
- Phỏng vấn ban điều hành để xác định nhu cầu sử dụng Thẻ điểm: Phụ lục 1 - Phỏng vấn ban điều hành để tìm hiểu các thông tin nền tảng: Phụ lục 6 - Phỏng vấn ban điều hành để xác định mục tiêu vòng 1: Phụ lục 7 - Phỏng vấn ban điều hành để xác định mục tiêu vòng 2: Phụ lục 9 - Phỏng vấn ban điều hành để xác định mục tiêu vòng 3: Phụ lục 11
- Phỏng vấn ban điều hành để xác định các mối quan hệ nhân – quả: Phụ lục 13
- Khảo sát ban quản lý cấp trung để xác định thước đo vòng 1: Phụ lục 14 - Khảo sát ban quản lý cấp trung để xác định thước đo vòng 2: Phụ lục 16 - Xác nhận các chỉ tiêu hiệu suất với Ban điều hành: Phụ lục 18
- Bảng câu hỏi đánh giá hiệu suất dựa trên chỉ tiêu đã xác định: Phụ lục 20
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Chương 3 đã trình bày chi tiết quy trình nghiên cứu của đề tài, bao gồm 04 bước sau: nghiên cứu lý thuyết và thông tin nền tảng, vẽ bản đồ chiến lược, xác định các thước đo và chỉ tiêu, đánh giá hiệu suất theo các chỉ tiêu đã đề ra. Phương pháp nghiên cứu định tính, cách tiếp cận tình huống và các công cụ phỏng vấn sâu, phỏng vấn nhóm chuyên gia, quan sát thực tế được mô tả cách sử dụng để thu thập các thông tin cần thiết. Đối tượng thu thập thông tin cũng được xác định rõ tương ứng
với phạm vi thực hiện đề tài. Các bảng câu hỏi đã thiết kế sẵn để sử dụng trong các cuộc phỏng vấn và khảo sát chuyên gia.
Chương 4
GIỚI THIỆU CÔNG TY
Trong chương này, tác giả sẽ cung cấp các thông tin cơ bản về công ty Ruthimex và Dự án Molten để chuẩn bị nền tảng cho hoạt động xây dựng Thẻ điểm cân bằng ở chương sau.
4. 1.TỔNG QUAN
Tên công ty: Công ty TNHH MTV Sản xuất phụ tùng cao su Ruthimex.
Địa chỉ văn phòng: 322 Bến Chương Dương, Phường Cầu Tre, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ nhà máy: 128, Đường 89, Ấp 12, Xã Tân Thạnh Đông, Huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh
Website: www.ruthimex.com.vn
Số lượng nhân viên: 500 người
4.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Tiền thân của Công ty TNHH MTV Sản xuất phụ tùng cao su Ruthimex là Xí nghiệp Công tư Hợp doanh Kỹ nghệ Cao su Độc Lập được thành lập ngày 01/08/1978. Qua nhiều lần cải tổ, sắp xếp lại, đến ngày 26/04/1994, Xí nghiệp được đổi tên thành Công ty Sản xuất phụ tùng cao su Ruthimex có giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp, trực thuộc Sở Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2006, khi Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn chuyển qua hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con, Công ty Sản xuất phụ tùng cao su Ruthimex là Công ty con. Đến ngày 30/07/2010, Công ty chuyển đổi thành Công ty TNHH MTV Sản xuất phụ tùng cao su Ruthimex.
4.3. HỒ SƠ NĂNG LỰC
Về khách hàng, Ruthimex là nhà sản xuất phụ tùng cao su kỹ thuật hàng đầu Việt Nam, có kinh nghiệm hợp tác với đối tác từ Úc hơn 20 năm. Sản phẩm của công ty xuất khẩu đi khắp các thị trường trên thế giới từ Châu Á, Châu Âu, Mỹ, Úc, …
Ruthimex là nhà sản xuất sản phẩm cao su kỹ thuật đầu tiên của Việt Nam được chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9002:1994 vào tháng 03 năm 1999, sau đó được cấp chứng nhận ISO/TS 16949 vào năm 2007. Đến năm 2012, Ruthimex được chứng nhận thêm hệ thống quản lý môi trường ISO 14001:2004 và hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp OHSAS 18001:2007.
Về cơ sở vật chất, công ty tự hào là một trong những nhà sản xuất tại Châu Á với tổng diện tích nhà xưởng lên đến 100.000 m2, sở hữu công nghệ tiên tiến, dây chuyền sản xuất hiện đại và đầy đủ khả năng sản xuất, cung cấp các sản phẩm cao su phụ tùng kỹ thuật phục vụ cho mọi ngành công nghiệp…
4.4. SẢN PHẨM
Công ty cung cấp sản phẩm là các phụ tùng cao su kỹ thuật dùng trong nhiều ngành, bao gồm: xây dựng và khai khoáng, điện – điện tử, sản phẩm tiêu dùng, cấp thoát nước và ô tô – xe máy.
4.5. SỨ MẠNG, TẦM NHÌN
Sứ mạng và Tầm nhìn của Công ty Ruthimex được phát biểu như sau:
“Với mong muốn trở thành nhà sản xuất phụ tùng cao su kỹ thuật có vị trí hàng đầu trên thị trường thế giới vào năm 2020, chúng tôi đã nỗ lực không ngừng để cung cấp sản phẩm cao su kỹ thuật dùng trong các ngành công nghiệp: ô tô, cấp thoát nước, xây dựng, khai thác khoáng sản với độ chính xác cao, chất lượng ổn định qua việc kiểm soát các quá trình chặt chẽ, luôn quan tâm đến dịch vụ tiện ích cho khách hàng.
Để cạnh tranh được trên thị trường toàn cầu, chúng tôi luôn nâng cao tinh thần hợp tác đồng thuận, chia sẻ kiến thức với đồng nghiệp, khai thác năng lực tiềm tàng của nhân viên để liên tục cải tiến, sáng tạo, vươn tới những công nghệ hiện đại, thỏa mãn cao hơn mong đợi của khách hàng.
Chúng tôi hiểu rằng để đạt được ước mơ của mình, chúng tôi cần có một đội ngũ nhân viên hết lòng tận lực vì công việc, say mê nghiên cứu, nổ lực học tập không ngừng, kiến thức và kinh nghiệm vững vàng, sẵn sàng hiến tặng thời gian, kiến thức kinh nghiệm cho công việc và chúng tôi cần bù đắp sự cống hiến của họ qua việc tạo
cho họ điều kiện làm việc thuận lợi, những cơ hội thăng tiến, học tập, có được mức lương xứng đáng dựa vào hiệu quả và khối lượng công việc.
Chúng tôi cũng luôn quan tâm đến cộng đồng, cố gắng duy trì công việc ổn định cho người lao động, tạo thêm công ăn việc làm cho xã hội và luôn có ý thức bảo vệ môi trường.”
4.6 CƠ CẤU TỔ CHỨC
Để thực hiện sứ mạng và tầm nhìn của mình, công ty tổ chức cơ cấu như Hình 4.1.
Hình 4.1: Cơ cấu tổ chức Ruthimex
Ban khuôn mẫu Tổng giám đốc
Kiểm soát viên Phòng Tổ chức hành chính Phó Tổng giám đốc Tài chính Phó Tổng giám đốc Kinh tế - Kế hoạch Phó Tổng giám đốc Khoa học – Kỹ thuật – Sản xuất Đại diện lãnh đạo
Phó Tổng giám đốc Đối ngoại
Phòng Tài chính kế toán Phòng Kinh tế - Kế hoạch
Phòng Xuất nhập khẩu Phòng Nghiên cứu phát triển
Phòng Đảm bảo chất lượng
Ban cơ điện Phòng Đối ngoại Hội đồng thành viên
Xí nghiệp sản xuất Hỗn hợp cao su
Xí nghiệp Cao su kỹ thuật cao Dự án Coupling
(Nguồn: Website công ty, 2014)
4.7. DỰ ÁN MOLTEN
4.7.1. Quá trình hình thành dự án và khách hàng của dự án
Tập đoàn Molten là một nhà sản xuất sản phẩm làm từ cao su lớn, chiếm 70% thị phần ống lò xo làm từ cao su trên thế giới, có trụ sở đặt tại Nhật và có nhà máy tại Mexico, Trung Quốc, Thái Lan. Sản phẩm của tập đoàn cung cấp cho các hãng xe hơi lớn như Toyota, Honda, Mazda, Nissan, Isuzu, …
Qua nhiều lần tiếp xúc với bộ phận kinh doanh của tập đoàn này, phòng Đối ngoại của công ty Cao su Ruthimex nhận thấy tập đoàn Molten có nhu cầu mở rộng sản xuất tại Đông Nam Á vì nhà máy của họ ở Thái Lan và Trung Quốc đã quá công suất. Tháng 06 năm 2012, Ruthimex lần đầu tiên có chuyến công tác đến nhà máy Molten tại Thái Lan. Sau đó, hai bên đã đi đến thỏa thuận hợp tác với nhau. Tập đoàn Molten thành lập Công ty TNHH Molten Việt Nam với văn phòng đặt tại tòa nhà Etown 2, không lập nhà máy Molten tại Việt Nam mà chọn công ty Ruthimex làm nhà máy của Molten tại Việt Nam. Trong mối quan hệ này, tập đoàn Molten mà đại diện là công ty Molten Việt Nam (sau đây gọi tắt là MVN) chịu trách nhiệm thiết kế và tiêu thụ sản phẩm. Cụ thể, Molten sẽ chuyển giao các sản phẩm đang sản xuất tại nhà máy ở Trung Quốc và Thái Lan cho Ruthimex, cung cấp khuôn và chuyển giao công nghệ sản xuất, hỗ trợ kỹ thuật sản xuất, đào tạo cho Ruthimex. Ruthimex cung cấp nhà xưởng, máy móc thiết bị và nhân lực để sản xuất theo đơn đặt hàng của MVN.
Tháng 10 năm 2013, đơn hàng đầu tiên của MVN được sản xuất tại Ruthimex. Sản phẩm của công ty được MVN bán lại cho các nhà lắp ráp bộ dây điện dùng trong ô tô. Hiện tại, đã có ba nhà lắp ráp chấp thuận Ruthimex là nhà cung cấp thông qua MVN và đã có đơn đặt hàng tại Ruthimex. Cả ba khách hàng này đều là tập đoàn của Nhật và một tập đoàn đã có nhà máy tại Việt Nam.
4.7.2. Sản phẩm của dự án
Các sản phẩm của dự án là dòng sản phẩm ống lò xo, tên tiếng Anh là Grommet. Hình ảnh sản phẩm như hình 4.2. Sản phẩm ống lò xo của công ty sẽ được khách
hàng lắp ráp với dây điện để trở thành bộ linh kiện dùng để kết nối các tín hiệu điện điều khiển hoạt động đóng mở cửa xe hơi, tên tiếng Anh của bộ linh kiện này là Wire Hardnet. Một chiếc xe hơi 04 chỗ sẽ cần năm sản phẩm Grommet. Một xe hơi bảy chỗ thì cần bảy sản phẩm này. Phụ tùng này cần phải thay thế định kỳ nên nhu cầu của các sản phẩm này là rất lớn và thường xuyên.
Hình 4.2: Hình ảnh sản phẩm ống lò xo (Grommet)
(Nguồn: Hướng dẫn thao tác sản phẩm Molten, Xí nghiệp 1)
4.7.3. Tổ chức nhân sự cho Dự án
Nhiệm vụ cụ thể của các bộ phận chức năng có liên quan đến dự án được trình bày trong Bảng 4.1. Trong đó, Xí nghiệp 1 bố trí một Phó giám đốc, một Đốc công, hai nhân viên cùng với ba mươi sáu công nhân trực tiếp tham gia dự án. Ngoài ra, Xí nghiệp 1 và các bộ phận trong bảng bên dưới còn bố trí nhân sự tham gia dự án này khi được yêu cầu hoặc có liên quan.
Bảng 4.1. Mô tả nhiệm vụ các bộ phận liên quan trong dự án Molten
Bộ phận Nhiệm vụ Nhân sự
Phòng đối ngoại
- Kiểm soát hiệu quả của dự án
- Trực tiếp quyết định hoặc xin ý kiến Tổng Giám đốc các vấn đề liên quan đến Tài chính, chi phí như mua máy móc thiết bị, mua nguyên liệu, … - Là đầu mối liên lạc với khách hàng về đặt hàng
và xuất hàng - 1 Giám đốc - 1 Nhân viên Phòng Nghiên cứu phát triển
- Thử nghiệm chế tạo sản phẩm mới
- Quản lý công thức phối trộn các loại nguyên liệu
- Bàn giao quy trình sản xuất cho bộ phận sản
- 1 Giám
đốc
-1 Trưởng ban
xuất viên Phòng QA - Đệ trình phê duyệt sản phẩm mới
- Kiểm soát tiêu chuẩn kỹ thuật
- Quản lý hệ thống quản lý chất lượng
- Báo cáo khắc phục than phiền cho khách hàng
- 1 Giám đốc - 1 Phó phòng - 1 Nhân viên Ban chế tạo khuôn mẫu - Nhận khuôn từ khách hàng - Kiểm tra, bảo quản khuôn
- 1 Trưởng ban - 1 Nhân viên Ban cơ điện
- Lắp đặt, bảo trì, sửa chữa máy móc thiết bị - 1 Trưởng ban
- 2 Nhân
viên Xí nghiệp
1
- Lập kế hoạch sản xuất, đề nghị vật tư, triển khai sản xuất
- Quản lý nhân sự và kiểm soát sản xuất
- Trực tiếp làm việc, tiếp nhận đào tạo và tư vấn kỹ thuật, cải tiến sản xuất và thực hiện theo yêu cầu của khách hàng
- Báo cáo khách hàng tình hình sản xuất, chất lượng - Toàn thời gian: 1 PGĐ, 1 Đốc công, 2 Nhân viên, 36 công nhân - Một phần thời gian: 1 GĐ, 2 PGĐ Xí nghiệp sản xuất hỗn hợp cao su
- Đề nghị vật tư, lập kế hoạch và triển khai sản xuất
- Quản lý nhân sự và kiểm soát sản xuất
- Trực tiếp cải tiến sản xuất và thực hiện theo yêu cầu của khách hàng
- Một phần thời gian: 1 GĐ, 1 Đốc công Phòng Xuất nhập khẩu
- Mua nguyên liệu
- Làm thủ tục xuất nhập khẩu - 1 Giám đốc - 1 Nhân viên Phòng Kinh tế - Kế hoạch
- Nhập kho, lưu kho - Xuất hàng - 1 PGĐ - 2 Thủ kho Phòng Kế toán - Nhận thanh toán - Hóa đơn - 1 Nhân viên
TÓM TẮT CHƯƠNG 4
Chương 4 đã mô tả Ruthimex là một công ty có sự hỗ trợ lớn về vốn , có kinh nghiệm sản xuất phụ tùng cao su kỹ thuật cao nhiều năm, hệ thống chất lượng được