9. Bố cục của luận văn
1.2. Các khái niệm chính của đề tài
1.2.5. Quản lí sự thay đổi
Thay đổi là “làm cho khác đi hay trở nên khác trƣớc”. Có định nghĩa có tính hàn lâm hơn về thay đổi, “thay đổi là quá trình vận động do ảnh hƣởng, tác động qua lại của sự vật, hiện tƣợng, của các yếu tố bên trong và bên ngoài”. Khi nói về sự thay đổi, ngƣời ta thƣờng dùng khái niệm “trạng thái” trƣớc thay đổi và “trạng thái mong muốn sau thay đổi”. Chữ trạng thái ở đây có thể là một sự vật, một hiện tƣợng cần phải “làm cho khác đi”. Trong cuộc sống, chúng ta luôn đối mặt với sự thay đổi. Thay đổi có thể đến do môi trƣờng thay đổi; hay có thể đến đến do tự thân chúng ta thấy rằng nếu không thay đổi thì sẽ không tồn tại và phát triển đƣợc. Có thể thấy kết quả của sự thay đổi phụ thuộc nhiều vào: đặc điểm của tổ chức và quản lí tổ chức đó; đặc điểm của con ngƣời trong tổ chức đó; đặc điểm của sự phối hợp giữa nội lực và ngoại lực và đặc điểm của kết quả mong đợi của sự thay đổi. Có thể hiểu thay đổi là “làm cho khác đi hay trở nên khác đi”, và sự thay đổi đề có lí do của nó nhƣng chúng ta chỉ đề cập đến những thay đổi cần sự hoạch định hay cần sự điều khiển, quản lí [15, tr.12].
Quản lí sự thay đổi là một tiếp cận quản lí cho việc giải các bài toán khó khi đối mặt với sự thay đổi tạo ra bởi một môi trƣờng, bối cảnh hay do nhu cầu tự thân tổ chức muốn thực hiện một sự thay đổi một sự kiện nào đấy [15, tr.13].