Nhận thức của CBQL, giáo viên và học sinh về sự cấp thiết phải đổi mớ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn toán ở các trường trung học phổ thông huyện đầm dơi tỉnh cà mau 1 (Trang 52)

9. Bố cục của luận văn

2.3. Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động đổi mới PPDH môn Toán ở các trƣờng

2.3.1. Nhận thức của CBQL, giáo viên và học sinh về sự cấp thiết phải đổi mớ

phương pháp dạy học môn Toán ở trường THPT

Để đánh giá nhận thức của CBQL, giáo viên và học sinh về sự cấp thiết phải đổi mới PPDH môn Toán ở trƣờng THPT, tác giả đã tiến hành lấy ý kiến của 8 CBQL, 28 GV giảng dạy môn Toán và 480 HS của 3 khối lớp ở 4 trƣờng THPT của huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau bằng phiếu khảo sát (phụ lục 1: Phiếu thăm dò dành cho cán bộ quản lí và giáo viên, phụ lục 3: Phiếu thăm dò dành cho học sinh), kết quả khảo sát đƣợc thể hiện qua bảng 2.3 nhƣ sau:

Bảng 2.3. Mức độ nhận thức của CBQL, GV, HS về sự cấp thiết phải đổi mới PPDH môn Toán ở trường THPT (tính tỉ lệ %)

Nội dung Rất cấp thiết Cấp thiết Ít cấp thiết Không cấp thiết

CBQL 75,0 % 25,0% 0 % 0 %

GV 42.9% 53.6% 3.5% 0 %

HS 45.8% 48.8% 5.4% 0 %

Qua bảng 2.3 cho thấy, CBQL, GV và HS đều nhận thức đƣợc sự cấp thiết của việc đổi mới PPDH môn Toán, đặc biệt là CBQL đã nhận thức rất tốt ở cấp độ 4 (rất cấp thiết) điều này rất thuận lợi cho những định hƣớng, kế hoạch quản lí thực hiện đổi mới PPDH của môn Toán. Tuy nhiên, qua phân tích tác giả nhận thấy mức độ nhận thức của GV và HS về cấp độ “rất cấp thiết” là chƣa cao (GV là 42.9%, HS là 45.9%) và có một bộ phận nhỏ GV cho rằng việc đổi mới là ít cấp thiết (3.5%). Điều đó cho thấy còn nhiều giáo viên giảng dạy Toán và học sinh chƣa thật sự nhận thức sâu sắc về sự cấp thiết của việc đổi mới PPDH môn Toán ở chƣơng trình THPT.

2.3.2.Nhận thức của GV và HS về m c tiêu của đổi mới phương pháp dạy học môn Toán ở trường THPT

Để tìm hiểu nhận thức của giáo viên và học sinh về mục tiêu của đổi mới PPDH môn Toán ở trƣờng THPT, tác giả đã tiến hành lấy ý kiến của 28 GV giảng dạy môn Toán và 480 HS của 3 khối lớp ở 4 trƣờng THPT của huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau bằng phiếu khảo sát (phụ lục 1: Phiếu thăm dò dành cho cán bộ quản lí và giáo viên , phụ lục 3: Phiếu thăm dò dành cho học sinh), kết quả khảo sát đƣợc thể hiện qua bảng 2.4 nhƣ sau:

Bảng 2.4. Mức độ nhận thức của GV, HS về mục đích của đổi mới PPDH môn Toán ở trường THPT (tính tỉ lệ %)

Mục tiêu

Rất đồng ý Đồng ý Phân vân Không đồng ý GV HS GV HS GV HS GV HS 1 46.4% 47.1% 53.6% 48.2% 0 4.7% 0 0 2 39.3% 41.2% 50.0% 50.0% 10.7% 8.8% 0 0 3 46.4% 48.8% 53.6% 45.4% 0 5.8% 0 0 4 42.9% 45.4% 57.1% 47.5% 0 7.1% 0 0 TBC 43.8% 45.6% 53.6% 47.8% 2.7% 6.6% 0 0 * Ghi chú các mục tiêu

Mục tiêu 1: Phát huy tối đa tính tích cực, chủ động và sáng tạo của HS, hƣớng tới học tập chủ động, tạo hứng thú trong quá trình học tập.

Mục tiêu 2: Phát huy khả năng làm việc tích cực, độc lập và khả năng phối hợp, hợp tác của HS.

Mục tiêu 3: Nâng cao chất lƣợng dạy và học Toán, đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy học hiện nay.

Mục tiêu 4: Hình thành các năng lực cơ bản cho HS: năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề có tính liên môn; năng lực tính toán, năng lực vận dụng kiến thức Toán đã học để giải quyết các vấn đề thực tiễn, ...

Qua bảng 2.4 cho thấy, GV và HS đều đồng tình với đƣợc mục tiêu của đổi mới PPDH môn Toán ở trƣờng THPT hiện nay. Tuy nhiên, qua phân tích tác giả nhận thấy ở mức độ “rất đồng ý” là chƣa cao: GV là 43.8% và HS là 45.6%, đặc biệt là mục tiêu thứ 2 ở GV có 10.7% và HS có 8.8% còn “phân vân”. Điều đó cho thấy còn nhiều GV giảng dạy môn Toán và học sinh cho rằng việc phát huy khả năng làm việc tích cực, độc lập, khả năng phối hợp và hợp tác của học sinh trong quá trình học tập là khó thực hiện, vì lâu nay học sinh phần lớn vào học, tiếp thu một cách thụ động, ít hợp tác và chƣa hình thành thói quen tƣ duy một cách độc lập, làm việc chƣa tích cực mà chỉ mong chờ vào sự hƣớng dẫn, giải thích của giáo viên.

Để nâng cao chất lƣợng dạy và học Toán, CBQL, GV và HS phải xác định đƣợc mục tiêu đổi mới PPDH, nếu nhận thức đúng đắn sẽ tạo cùng nhau phối hợp trong dạy và học đạt hiệu quả. Trong đó việc xác định đúng mục tiêu của CBQL là rất quan trọng, CBQL là ngƣời trực tiếp chỉ đạo thực hiện công cuộc đổi mới.

Tác giả phỏng vấn CBQL, GV với nội dung câu hỏi: “Thầy, Cô vui lòng cho biết nhận thức của Thầy, Cô về mục tiêu đổi mới PPDH môn Toán?” và HS với nội dung câu hỏi: “Các em cho biết nhận thức của các em về mục tiêu đổi mới PPDH môn Toán?

CB1, CB3, GV7, GV10 cùng nêu ý kiến: “Mục tiêu của đổi mới PPDH Toán là phát huy tối đa tính tích cực, chủ động và sáng tạo của HS, hướng tới học tập chủ

động, tạo hứng thú trong quá trình học tập”.

CB4, GV5, GV12: cùng nêu ý kiến: “Mục tiêu của đổi mới PPDH Toán là hình thành các năng lực cơ bản cho HS: năng lực tự học; năng lực tính toán, năng lực vận dụng kiến thức Toán đã học để giải quyết các vấn đề thực tiễn, ...”.

NHS1, NHS2 đa phần có ý kiến: “Mục tiêu của đổi mới PPDH Toán là nâng cao chất lượng môn Toán và thi đạt kết quả cao”.

NHS3: “Mục tiêu của đổi mới PPDH Toán là đạt kết quả cao ở các kỳ thi, đặc biệt là kỳ thi TN-THPT và xét đại học”.

Từ các câu trả lời phỏng vấn của CBQL và GV về mục tiêu đổi mới PPDH môn Toán, tác giả nhận thấy đa phần GCQL và GV đã nhận thức khá tốt về mục tiêu đổi mới PPDH môn Toán nhƣ: Phát huy tối đa tính tích cực, chủ động và sáng tạo của HS, hƣớng tới học tập chủ động, tạo hứng thú trong quá trình học tập; nâng cao chất lƣợng dạy và học Toán, đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy học; hình thành các năng lực cơ bản cho HS: năng lực tự học; năng lực tính toán, năng lực vận dụng kiến thức Toán đã học để giải quyết các vấn đề thực tiễn,...Về phía học sinh: Nâng cao chất lƣợng môn Toán và thi đạt kết quả cao; đạt kết quả cao ở các kỳ thi, đặc biệt là kỳ thi TN-THPT và xét đại học. Đa phần các em học sinh chỉ quan tâm đến chất lƣợng môn Toán và kết quả thi của các kỳ thi. Điều này chứng tỏ đa phần học sinh học chỉ có mục tiêu quan trọng là “để thi có kết quả cao”.

Tóm lại, qua khảo sát và phỏng vấn CBQL, GV, HS tác giả nhận xét đa số đều xác định đƣợc mục tiêu đổi mới PPDH Toán trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên cũng có một vài GV và HS chƣa nhận thức đƣợc mục tiêu đổi mới, các em HS còn quan tâm đến kết quả điểm số cuối năm học kỳ, cuối năm là quan trọng.

2.3.3.Đánh giá về mức độ giáo viên sử d ng các PPDH trong quá trình dạy học môn Toán ở trường THPT

Để tìm hiểu về mức độ sử dụng các PPDH trong quá trình dạy học môn Toán của giáo viên ở trƣờng THPT, tác giả đã tiến hành lấy ý kiến của 28 GV giảng dạy môn Toán ở 4 trƣờng THPT của huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau bằng phiếu khảo sát (phụ lục 1: Phiếu thăm dò dành cho cán bộ quản lí và giáo viên), kết quả khảo sát đƣợc thể hiện qua bảng 2.5 nhƣ sau:

Bảng 2.5. Tổng hợp mức độ giáo viên sử dụng các PPDH trong quá trình dạy học môn Toán ở trường THPT (tính tỉ lệ %) TT Phƣơng pháp dạy học Mức độ sử dụng Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Thứ bậc Thường xuyên Khá thường xuyên Thỉnh thoảng Không sử d ng 1 Thuyết trình, đàm thoại 78.6% 21.4% 0 0 3.79 0.17 1 2 Thực hành, luyện tập 64.3% 28.6% 7.1% 0 3.57 0.39 2

TT Phƣơng pháp dạy học Mức độ sử dụng Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Thứ bậc Thường xuyên Khá thường xuyên Thỉnh thoảng Không sử d ng 3 Giải quyết vấn đề 46.4% 39.3% 14.3% 0 3.32 0.50 3 4 Hợp tác 0.0% 7.1% 25.0% 67.9% 1.39 0.38 6 5 Khám phá 0.0% 10.7% 35.7% 53.6% 1.57 0.46 4 6 Dự án 0.0% 7.1% 28.6% 64.3% 1.43 0.39 5

Qua bảng 2.5 cho thấy, tỉ lệ GV sử dụng PPDH truyền thống nhƣ: phƣơng pháp dạy học thuyết trình, đàm thoại, thực hành, luyện tập là rất cao ở 2 mức độ thƣờng xuyên và khá thƣờng xuyên là rất cao (100% và 92.9%), phƣơng pháp giải quyết vấn đề cũng có mức sử dụng khá cao (85.7%). Tuy nhiên các phƣơng pháp dạy học nhƣ: dạy học hợp tác, dạy học khám phá, dạy học theo dự án mức độ sử dụng thƣờng xuyên là 0%, khá thƣờng xuyên rất ít (7.1%, 10.7% và 7.1%), tỉ lệ không sử dụng là rất cao (67.9%, 53.6% và 64.3%). Điều này chứng tỏ rằng đa phần GV sử dụng PPDH truyền thống là chủ yếu, còn các phƣơng pháp mới rất ít hoặc không sử dụng. Đây là con số khá bất ngờ đối với tác giả khi thống kê kết quả khảo sát.

Để hiểu rỏ thêm mức độ giáo viên sử dụng các PPDH trong quá trình dạy học môn Toán ở trƣờng THPT hiện tại, tác giả phỏng vấn 8 GV của 4 trƣờng THPT trên địa bàn huyện với nội dung câu hỏi: “Thầy, Cô thường sử dụng PPDH nào trong các PPDH: Thuyết trình, đàm thoại; Thực hành, luyện tập; Giải quyết vấn đề; Hợp tác; Khám phá; Dự án” trong quá trình dạy học ? Lí do ?. Nội dung câu hỏi dành cho các nhóm học sinh: “Thầy, Cô thường sử dụng PPDH nào trong các PPDH: Thuyết trình, đàm thoại; Thực hành, luyện tập; Giải quyết vấn đề; Hợp tác; Khám phá; Dự án” trong quá trình dạy học?

Qua trao đổi, tác giả tổng hợp, ghi nhận đƣợc từ câu trả lời của GV và các nhóm HS: Đa phần các thầy, cô thƣờng xuyên sử dụng các PPDH nhƣ: Thuyết trình, đàm thoại; Thực hành, luyện tập; Giải quyết vấn đề. Những PPHD còn lại rất ít khi thực hiện, cơ bản là do các nguyên nhân sau:

- Còn chƣa thật sự hiểu rõ bản chất và cách thức, điều kiện để có thể thực hiện các PPDH nhƣ dạy học khám phá, hợp tác, dự án.

- Với nội dung chƣơng trình SGK nhƣ hiện nay, khó có thể thực hiện tốt việc đổi mới PPDH. Lƣợng kiến thức của 1 tiết Toán quá nhiều, thầy cô phải chạy đua với thời gian mới có thể hoàn thành đƣợc bài dạy. Vì vậy, không có thời gian tổ chức cho các em thảo luận, trao đổi với nhau.

- Ngày nay khi CNTT đã phát triển mạnh mẽ, việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy Toán tạo cho giờ học Toán sinh động, hiệu quả hơn bởi tiện ích của công nghệ. Tuy nhiên, nhiều GV còn “ngại” sử dụng công nghệ, để có 1 tiết dạy bằng CNTT đòi

hỏi GV phải bỏ nhiều thời gian, công sức đầu tƣ cho bài soạn vì đặc thù của Toán có rất nhiều công thức, soạn rất mất thời gian. Đặc biệt là thầy cô có thâm niên giảng dạy, việc ứng dụng công nghệ gặp nhiều khó khăn.

- Một số thầy cô thực hiện tốt việc đổi mới PPDH, nhƣng để đáp ứng cho các em có đủ kiến thức để dự thi học kỳ, thi tốt nghiệp THPT đạt hiệu quả cao thì thầy, cô chủ yếu cung cấp lí thuyết, phƣơng pháp giải các dạng bài tập, bài tập giải mẫu rồi cho các em học thuộc và áp dụng theo các bài tƣơng tự để các em giải đi, giải lại, tăng cƣờng luyện đề, …Vì vậy, GV không mặn mà với việc sử dụng các PPDH mới.

- Nội dung đề kiểm tra, đề thi học kỳ môn Toán chủ yếu kiểm tra thuần túy kiến thức Toán, chƣa chú trọng vận dụng vào thực tiễn, và nếu có câu vận dụng thực tế thì đa phần rơi vào câu khó, GV cũng không dạy nhiều cho học trò, vì dạy học trò giỏi mới có khả năng làm đƣợc, trong khi đó học sinh có học lực trung bình, khá chiếm nhiều, đành phải dạy, ôn tập những nội dung cơ bản để học sinh lấy đƣợc điểm. Nguyên nhân của thực trạng trên là do GV không thực hiện tốt việc đổi mới PPDH theo hƣớng phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của HS, vì vậy tƣ duy lập luận, liên hệ thực tiễn của các em yếu không thể làm đƣợc các câu hỏi theo dạng mở.

- Một lí do khác, tác động không nhỏ đến việc đổi mới PPDH của GV, đó là cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trƣờng chƣa đáp ứng cho việc đổi mới PPDH của giáo viên Toán.

Phƣơng pháp dạy học là một yếu tố cơ bản có vai trò quan trọng nhất của quá trình dạy học. Nếu thực hiện tốt việc đổi mới PPDH theo thì sẽ thực hiện tốt việc đổi mới KTĐG.

Vì vậy, Hiệu trƣởng phải có biện pháp quản lí việc thực hiện đổi mới PPDH và KTĐG của giáo viên Toán nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học Toán trong nhà trƣờng, góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục nói chung.

2.3.4.Đội ngũ Tổ trưởng chuyên môn quản lí giáo viên môn Toán

Qua phiếu trƣng cầu ý kiến (phụ lục 1: Phiếu thăm dò dành cho cán bộ quản lí và giáo viên) 04 giáo viên là cán bộ quản lí Tổ bộ môn Toán, kết quả thu đƣợc qua bảng 2.6 nhƣ sau:

Bảng 2.6. Đội ngũ Tổ trưởng chuyên môn Toán của 04 trường THPT của huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau

Trƣờng THPT

Trình độ Thâm niên công tác Thâm niên quản lí

ĐH Th.S < 5 Từ

5-10 >10 < 5

Từ

5-10 >10

Đầm Dơi x x x

Thái Thanh Hòa x x x

Tân Đức x x x

Quách Văn Phẩm x x x

Theo phân phối chƣơng trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, số tiết cho môn Toán trung bình mỗi tuần chỉ từ 3 đến 3.5 tiết. Vì vậy số lƣợng giáo viên môn Toán của mỗi trƣờng cơ bản đủ số lƣợng để thành lập một Tổ chuyên môn.

Qua bảng 2.6 cho thấy, 100% TTCM có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn. Trong tổng số 4 TTCM, có 50% tổ trƣởng có thâm niên quản lí hoạt động tổ trên 5 năm. Đây là lực lƣợng nồng cốt trong hoạt động giáo dục của nhà trƣờng, vì đội ngũ tổ trƣởng này đã tích lũy đƣợc nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và công tác quản lí hoạt động tổ chuyên môn, góp phần nâng cao chất lƣợng giảng dạy trong nhà trƣờng nói chung, môn Toán nói riêng.

2.3.5.Đội ngũ giáo viên giảng dạy môn Toán của các trường THPT huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau

Qua phiếu trƣng cầu ý kiến (phụ lục 1: Phiếu thăm dò dành cho cán bộ quản lí và giáo viên), 28 giáo viên giảng dạy môn Toán, thu đƣợc kết quả tổng hợp ở bảng 2.7 dƣới đây:

Bảng 2.7. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thâm niên công tác của đội ngũ giáo viên dạy Toán Trƣờng THPT Tổng số GV Trình độ

chuyên môn Thâm niên công tác ĐH Th.S Dƣới 5 năm 5 – 15 năm 16-25 năm Trên 25 năm Đầm Dơi 13 10 3 2 4 4 3

Thái Thanh Hòa 9 9 0 1 4 3 1

Tân Đức 2 2 0 0 2 0 0

Quách Văn Phẩm 5 5 0 1 4 0 0

Tổng cộng 29 26 3 4 14 7 4

Qua bảng 2.7 cho thấy, về chuyên môn 100% GV giảng dạy môn Toán có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn (thạc sĩ). Nhiều GV tâm huyết, yêu nghề đã có nhiều cố gắng trong công tác giảng dạy góp nâng cao chất lƣợng giáo dục nói chung, môn Toán nói riêng.

Tuy nhiên, qua bảng tổng hợp 2.7 cho thấy, trong đội ngũ giáo viên Toán của 4 trƣờng THPT trong huyện chỉ có 3 giáo viên đạt trình độ trên chuẩn (Thạc sỹ), chiếm tỉ lệ 10.3%. Thực trạng trên cho thấy, đội ngũ GV giảng dạy môn Toán ở các trƣờng THPT của huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau chƣa có sự chuyển biến mạnh mẽ về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Để đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển Giáo dục và Đào tạo trong giai đoạn hiện nay, nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học môn Toán ở các trƣờng

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn toán ở các trường trung học phổ thông huyện đầm dơi tỉnh cà mau 1 (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)