9. Bố cục của luận văn
1.3. Đổi mới phƣơng pháp dạy họ cở trƣờng Trung học phổ thông tiếp cận Chƣơng
Chƣơng trình Giáo dục Phổ thông năm 2018
1.3.1.Định hướng về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh.
Định hƣớng đổi mới PPDH ở trƣờng phổ thông trong giai đoạn hiện nay là làm thay đổi lối dạy truyền thụ một chiều sang dạy học theo “phương pháp dạy học tích cực” nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kỹ năng vận dụng kiến thức vào các tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn; tạo niềm tin, niềm vui hứng thú trong học tập. Làm cho “học” là quá trình ngƣời học tìm tòi, khám phá, phát hiện, luyện tập, khai thác và xử lí thông tin để kiến tạo tri thức và tự hình thành phẩm chất, năng lực cho bản thân [22, tr. 98].
Phƣơng pháp dạy học trong Chƣơng trình môn Toán đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau [2, tr.114-115]:
- Phù hợp với tiến trình nhận thức của học sinh (đi từ cụ thể đến trừu tƣợng, từ dễ đến khó); không chỉ coi trọng tính logic của khoa học toán học mà cần chú ý cách tiếp cận dựa trên vốn kinh nghiệm và sự trải nghiệm của học sinh;
- Quán triệt tinh thần “lấy ngƣời học làm trung tâm”, phát huy tính tích cực, tự giác, chú ý nhu cầu, năng lực nhận thức, cách thức học tập khác nhau của từng cá nhân học sinh; tổ chức quá trình dạy học theo hƣớng kiến tạo, trong đó học sinh đƣợc tham gia tìm tòi, phát hiện, suy luận giải quyết vấn đề;
- Linh hoạt trong việc vận dụng các phƣơng pháp, kĩ thuật dạy học tích cực; kết hợp nhuần nhuyễn, sáng tạo với việc vận dụng các phƣơng pháp, kĩ thuật dạy học truyền thống; kết hợp các hoạt động dạy học trong lớp học với hoạt động thực hành trải nghiệm, vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn. Cấu trúc bài học bảo đảm tỉ lệ cân đối, hài hoà giữa kiến thức cốt lõi, kiến thức vận dụng và các thành phần khác.
- Sử dụng đủ và hiệu quả các phƣơng tiện, thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định đối với môn Toán; có thể sử dụng các đồ dùng dạy học tự làm phù hợp với nội dung học và các đối tƣợng học sinh; tăng cƣờng sử dụng công nghệ thông tin và các phƣơng tiện, thiết bị dạy học hiện đại một cách phù hợp và hiệu quả.
Chủ trƣơng, chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo:
Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 của Ban chấp hành TW Đảng “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những chỉ đạo cụ thể về đổi mới PPDH nói chung: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phƣơng pháp dạy và học theo hƣớng
hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của ngƣời học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để ngƣời học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học [7, tr.6].
- Hàng năm Bộ Giáo dục và Đào tạo thông qua các Chỉ thị năm học về thực hiện nhiệm vụ giáo dục và các văn bản hƣớng dẫn thực hiện các nhiệm vụ giáo dục có chỉ đạo về đổi mới giáo dục nói chung.
- Ngày 08 tháng 10 năm 2014, Bộ GD&ĐT ban hành Công văn số: 5555/BGDĐT- GDTrH về việc hƣớng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phƣơng pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trƣờng trung học/trung tâm giáo dục thƣờng xuyên qua mạng.
- Ngày 24 tháng 01 năm 2019, Bộ GD&ĐT ban hành Công văn số 344/BGDĐT- GDTrH về việc hƣớng dẫn triển khai Chƣơng trình giáo dục phổ thông 2018. Trong đó chỉ đạo đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên thực hiện đổi mới phƣơng pháp, hình thức dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hƣớng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.
Chủ trƣơng, chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo:
- Hàng năm Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau đề ra các văn bản hƣớng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục, công tác quản lí dạy và học cấp trung học và các văn bản hƣớng dẫn chỉ đạo chuyên môn liên quan đến việc đổi mới phƣơng pháp dạy học nói chung.
- Hằng năm Sở tổ chức các hoạt động nhƣ bồi dƣỡng thƣờng xuyên năm học, tổ chức Hội thảo chuyên môn cấp tỉnh, sinh hoạt chuyên môn cụm trƣờng, liên trƣờng nhằm tập trung chỉ đạo việc đổi mới phƣơng pháp dạy học đáp ứng yêu cầu giáo dục.
Trong dạy học, mỗi giáo viên phải hiểu rõ [39]:
- Giáo viên phải hiểu rõ đổi mới PPDH là sử dụng hợp lí các PPDH để tổ chức quá trình dạy nhằm phát huy tính tích cực chủ động học tập của học sinh; dạy cho học sinh phƣơng pháp học tập, phát huy tốt các trụ cột của việc học, giúp học sinh có khả năng tự học để có thể học suốt đời.
- Giáo viên phải biết vận dụng kết hợp các phƣơng pháp trong một giờ dạy phù hợp với đặc trƣng môn học và kiểu bài lên lớp, phù hợp với đối tƣợng học sinh và điều kiện dạy học.
1.3.2.M c tiêu của đổi mới phương pháp dạy học ở trường Trung học phổ thông.
Đổi mới PPDH ở trƣờng phổ thông là thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học sử dụng "phƣơng pháp và kỹ thuật dạy học tích cực" nhằm giúp HS phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kĩ năng vận dụng kiến thức vào các luyện tập. Tuy nhiên, các phƣơng pháp dạy học truyền thống có những hạn chế tất yếu, vì thế bên cạnh các
phƣơng pháp dạy học truyền thống cần kết hợp sử dụng các phƣơng pháp dạy học mới, đặc biệt là những phƣơng pháp và kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo của HS. Chẳng hạn có thể tăng cƣờng tính tích cực nhận thức của HS trong thuyết trình, đàm thoại theo quan điểm dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề [39, tr.31].
- Mục tiêu của môn Toán ở bậc THPT
Luật giáo dục năm 2005 quy định: “Mục tiêu giáo dục là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con ngƣời Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tƣ cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.” [24, tr.13].
Mục tiêu chung của giáo dục bao gồm các yếu tố: mục tiêu về kiến thức, mục tiêu về kỹ năng, mục tiêu về thái độ, tình cảm, tƣ tƣởng.
Mục tiêu chung của giáo dục quy định cụ thể mục tiêu các bậc học, cấp học, môn học. Trong đó:
- Mục tiêu của giáo dục trung học phổ thông là “Nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và những hiểu biết thông thƣờng về kỹ thuật và hƣớng nghiệp để tiếp tục học lên đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động” [12, tr.13].
- Mục tiêu của môn Toán cấp THPT là “Góp phần hình thành và phát triển năng lực toán học với yêu cầu cần đạt: nêu và trả lời đƣợc câu hỏi khi lập luận, giải quyết vấn đề; sử dụng đƣợc các phƣơng pháp lập luận, quy nạp và suy diễn để hiểu đƣợc những cách thức khác nhau trong việc giải quyết vấn đề; thiết lập đƣợc mô hình toán học để mô tả tình huống, từ đó đƣa ra cách giải quyết vấn đề toán học đặt ra trong mô hình đƣợc thiết lập; thực hiện và trình bày đƣợc giải pháp giải quyết vấn đề và đánh giá đƣợc giải pháp đã thực hiện, phản ánh đƣợc giá trị của giải pháp, khái quát hoá đƣợc cho vấn đề tƣơng tự; sử dụng đƣợc công cụ, phƣơng tiện học toán trong học tập, khám phá và giải quyết vấn đề toán học” [12, tr.7].
1.3.3.Định hướng đổi mới phương pháp dạy học môn Toán của Chương trình Giáo d c Phổ thông 2018
Chƣơng trình tổng thể Ban hành theo Thông tƣ 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 nêu rõ “Giáo dục toán học góp phần hình thành và phát triển cho học sinh các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực toán học – biểu hiện tập trung của năng lực tính toán với các thành phần sau: tư duy và lập luận toán học, mô hình hoá toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học, sử dụng các công cụ và phương tiện học toán; phát triển kiến thức, kĩ năng then chốt và tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm, vận dụng toán học vào thực tiễn. Giáo dục toán học tạo lập sự kết nối giữa các ý tưởng toán học, giữa Toán học với thực tiễn, giữa Toán học với các
môn học và hoạt động giáo dục khác, đặc biệt với các môn Khoa học, Khoa học tự nhiên, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Công nghệ, Tin học để thực hiện giáo dục STEM” [6, tr. 17].
Môn Toán cấp trung học phổ thông nhằm giúp học sinh đạt các mục tiêu chủ yếu sau:
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực toán học với yêu cầu cần đạt: nêu và trả lời đƣợc câu hỏi khi lập luận, giải quyết vấn đề; sử dụng đƣợc các phƣơng pháp lập luận, quy nạp và suy diễn để hiểu đƣợc những cách thức khác nhau trong việc giải quyết vấn đề; thiết lập đƣợc mô hình toán học để mô tả tình huống, từ đó đƣa ra cách giải quyết vấn đề toán học đặt ra trong mô hình đƣợc thiết lập; thực hiện và trình bày đƣợc giải pháp giải quyết vấn đề và đánh giá đƣợc giải pháp đã thực hiện, phản ánh đƣợc giá trị của giải pháp, khái quát hoá đƣợc cho vấn đề tƣơng tự; sử dụng đƣợc công cụ, phƣơng tiện học toán trong học tập, khám phá và giải quyết vấn đề toán học.
- Có những kiến thức và kĩ năng toán học cơ bản, thiết yếu về: Đại số và Một số yếu tố giải tích; Hình học và Đo lƣờng; Thống kê và Xác suất.
- Góp phần giúp học sinh có những hiểu biết tƣơng đối tổng quát về các ngành nghề gắn với môn Toán và giá trị của nó; làm cơ sở cho định hƣớng nghề nghiệp sau trung học phổ thông; có đủ năng lực tối thiểu để tự tìm hiểu những vấn đề liên quan đến toán học trong suốt cuộc đời [7, tr.7-8].
Để chuẩn bị tốt cho việc thực hiện Chương trình Toán theo Chương trình GDPT năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng 9 mô đun để tổ chức bồi dưỡng cho tất cả giáo viên ở tất cả các môn học để thực hiện chương trình 2018.
Nội dung về 09 mô đun bồi dƣỡng GV phổ thông:
- Hƣớng dẫn thực hiện Chƣơng trình Giáo dục phổ thông 2018.
- Sử dụng phƣơng pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. - Đánh giá học sinh theo hƣớng phát triển phẩm chất, năng lực.
- Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hƣớng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
- Tƣ vấn và hỗ trợ học sinh trong hoạt động giáo dục và dạy học - Xây dựng văn hóa nhà trƣờng.
- Thực hiện và xây dựng trƣờng học an toàn, phòng chống bạo lực học đƣờng ở trƣờng. - Phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.
- Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục học sinh.
Hiện tại, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành tập huấn CBQL và GV Phổ thông cốt cán (GV Phổ thông cốt cán có nhiệm vụ triển khai lại cho GV đại trà). Ở cấp THPT đã tiến hành tập huấn GV Phổ thông cốt cán 3 mô đun:
Mô đun 1. “Hướng dẫn thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018” đƣợc triển khai bồi dƣỡng nhằm giúp cho Gv phân tích đƣợc đặc điểm, những điểm mới của
Chƣơng trình môn Toán trong Chƣơng trình GDPT 2018 [8].
Mô đun 2. “Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh THPT môn Toán” đƣợc triển khai nhằm bồi dƣỡng, nâng cao năng lực lựa chọn và sử dụng phƣơng pháp, kĩ thuật dạy học phát triển phẩm chất, năng lực của HS cho GV môn Toán ở THPT [9].
Mô đun 3. “Kiểm tra đánh giá học sinh theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực môn Toán” đƣợc triển khai nhằm bồi dƣỡng đƣợc những điểm cốt lõi về phƣơng pháp, hình thức, kĩ thuật kiểm tra, đánh giá phát triển phẩm chất, năng lực học sinh [10].
1.3.4.Một số phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh1
- Các PPDH tích cực hóa hoạt động của học sinh: Theo CT GDPT tổng thể
2018, “Giáo viên đóng vai trò tổ chức, hƣớng dẫn hoạt động cho học sinh, tạo môi trƣờng học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự phát hiện năng lực, nguyện vọngcủa bản thân, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kĩ năng đã tích luỹ đƣợc để phát triển” [9, tr.32].
- Một số PPDH giúp phát triển hiệu quả các phẩm chất, năng lực của học sinh trong môn Toán:
1.3.4.1. Dạy học giải quyết vấn đề trong môn Toán
a) Khái niệm: Dạy học giải quyết vấn đề là cách thức tổ chức dạy học, trong đó học sinh đƣợc đặt trong một tình huống có vấn đề mà bản thân học sinh chƣa biết cách thức, phƣơng tiện cần phải nỗ lực tƣ duy để giải quyết vấn đề.
Dạy học giải quyết vấn đề có các đặc điểm sau:
Học sinh đƣợc đặt vào tình huống có vấn đề chứ không phải đƣợc thông báo dƣới dạng tri thức có sẵn. Vấn đề đƣợc đƣa ra cần vừa sức và gợi đƣợc nhu cầu nhận thức của học sinh.
Học sinh không những học đƣợc nội dung học tập mà còn đƣợc học con đƣờng và cách tiến hành dẫn đến kết quả đó. Nói cách khác, học sinh đƣợc học cách phát hiện và giải quyết vấn đề.
b) Cách tiến hành
Bƣớc 1. Nhận biết vấn đề: Giáo viên đƣa học sinh vào tình huống có vấn đề hoặc giáo viên có thể gợi ý học sinh tự tạo ra tình huống có vấn đề. Phát biểu vấn đề dƣới dạng “mâu thuẫn nhận thức”, đó là mâu thuẫn giữa những cái đã biết vơi những cái chƣa biết và học sinh muốn tìm tòi để giải quyết mâu thuẫn đó.
Bƣớc 2. Lập kế hoạch giải quyết vấn đề: Học sinh đề xuất giả thuyết giải quyết
vấn đề, đƣa ra các phƣơng án và lập kế hoạch để giải quyết vấn đề theo giả thuyết đã đặt ra.
Bƣớc 3. Thực hiện kế hoạch: Thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề. Đánh giá việc thực hiện giả thuyết đặt ra đã đúng chƣa, nếu đúng thì chuyển sang bƣớc tiếp theo, nếu chƣa đúng thì quay lại bƣớc 2 để chọn giả thuyết khác.
Bƣóc 4. Kiềm tra, đánh giá và kết luận: Giáo viên tổ cho học sinh rút ra kết luận về cách giái quyết vấn đề trong tình huống đã đƣợc đặt ra, từ đó học sinh lĩnh hội