Những yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn toán ở các trường trung học phổ thông huyện đầm dơi tỉnh cà mau 1 (Trang 44 - 45)

9. Bố cục của luận văn

1.5.1. Những yếu tố chủ quan

1.5.1.1. Năng lực và phẩm chất của hiệu trưởng

Việc quản lí đổi mới PPDH nói chung và môn Toán nói riêng của Hiệu trƣởng ở trƣờng THPT không chỉ chịu ảnh hƣởng bởi những yếu tố bên ngoài mà còn ảnh hƣởng chính bởi những phẩm chất, năng lực quản lí và trình độ chuyên môn của họ.

Năng lực chuyên môn của Hiệu trƣởng cũng là một yếu tố cần cho công tác quản lí hoạt động đổi mới PPDH môn Toán. Có năng lực chuyên môn, Hiệu trƣởng có thể lƣờng trƣớc đƣợc các tình huống có thể xảy ra trong quá trình dạy học và đổi mới PPDH, tham gia vào các hoạt động chuyên môn của GV, nắm bắt và chỉ đạo đúng yêu cầu giảng dạy trong từng giai đoạn đổi mới, nhất là đổi mới về chƣơng trình, SGK, PPDH trong giai đoạn hiện nay [37, tr.36].

1.5.1.2. Năng lực và phẩm chất của giáo viên

“GV là ngƣời quyết định chất lƣợng giáo dục”, do vậy, GV cũng chính là ngƣời quyết định sự thành bại của hoạt động đổi mới PPDH trong nhà trƣờng. Chất lƣợng đội ngũ giáo viên giảng dạy môn Toán là một trong những yếu tố quan trọng chi phối kết quả quản lí của Hiệu trƣởng. GV phải có hiểu biết đầy đủ về đổi mới PPDH, có khả năng nghiên cứu áp dụng các PPDH theo định hƣớng đổi mới, biết tổ chức, hƣớng dẫn HS phƣơng pháp học tập phù hợp, đặc biệt ngƣời GV cần phải có tƣ duy và không ngại đổi mới.

1.5.1.3. Năng lực và phẩm chất của học sinh

Phẩm chất, năng lực của HS là các yếu tố cơ bản để việc truyền thụ kiến thức của GV đem lại hiệu quả. Đổi mới PPDH đòi hỏi HS phải có những phẩm chất, năng lực thích ứng với các PPDH tích cực nhƣ có động cơ học tập đúng đắn, tự giác tích cực say mê, hứng thú trong học tập, có ý thức trách nhiệm với kết quả học tập của mình, có phƣơng pháp học tập tốt.

- Có thể hiểu hoạt động học của học sinh là quá trình lĩnh hội tri thức, hình thành những kỹ năng, kỹ xảo vận dụng kiến thức vào thực tiễn và hoàn thiện nhân cách của bản thân. Hai hoạt động dạy và học có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nó tồn tại song song và phát triển trong cùng một quá trình thống nhất, chúng bổ sung cho nhau, kết quả hoạt động học của học sinh không thể tách rời kết quả hoạt động dạy của giáo viên và kết quả hoạt động dạy của giáo viên không thể tách rời kết quả học tập của học sinh [39, tr.37].

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn toán ở các trường trung học phổ thông huyện đầm dơi tỉnh cà mau 1 (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)