Đội ngũ cán bộ quản lí

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn toán ở các trường trung học phổ thông huyện đầm dơi tỉnh cà mau 1 (Trang 59)

9. Bố cục của luận văn

2.4. Thực trạng về công tác quản lí hoạt động đổi mới PPDH môn Toán ở các

2.4.1. Đội ngũ cán bộ quản lí

Bảng 2.9. Đội ngũ cán bộ quản lí (HT, PHT chuyên môn, TTCM)

CBQL

Trình độ Thâm niên công tác Thâm niên quản lí

ĐH Th.S < 5 Từ 6-15 Từ 16-25 >25 < 5 Từ 5-10 >10 Hiệu trƣởng 3 1 0 0 2 2 1 3 0 P. HT CM 2 2 0 0 4 0 1 3 0 Tổ trƣởng CM 3 1 0 2 2 0 1 3 0 Tổng cộng 8 4 0 2 8 2 3 9 0

Để tìm hiểu đội ngũ CBQL ở các trƣờng THPT huyện Đầm Dơi, tác giả đã xây dựng phiếu trƣng cầu ý kiến (phụ lục 1: Phiếu thăm dò dành cho cán bộ quản lí và giáo viên), thu đƣợc kết quả nhƣ bảng 2.9.

Qua bảng 2.9 ở trên cho thấy, đội ngũ CBQL (HT, PHT chuyên môn, TTCM) ở các trƣờng THPT trong huyện Đầm Dơi đều đạt chuẩn (đại học) và trên chuẩn 50% (Thạc sĩ ); Hiệu trƣởng và Phó Hiệu trƣởng chuyên môn đều có thâm niên công tác trên 15 năm, có 2 Hiệu trƣởng có thâm niên công tác trên 25 năm. Đây là lực lƣợng giáo viên có trình độ chuyên môn khá giỏi, đã đƣợc khẳn định, có nhiều đóng góp cho hoạt động dạy học của nhà trƣờng. Đa số CBQL đều có kinh nghiệm trên 5 năm về công tác quản lí (chiếm 75.0%), đây có thể nói đây là lực lƣợng tƣơng đối ổn định, đã tích luỹ đƣợc nhiều kinh nghiệm và thành thạo trong công tác quản lí trên cƣơng vị của mình, thực sự là lực lƣợng nòng cốt của nhà trƣờng.

2.4.2.Thực trạng về quản lí việc xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình giảng

Chƣơng trình giảng dạy là Văn bản pháp quy do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, tất cả các trƣờng phải tuân thủ nghiêm túc mà ngƣời trực tiếp thực hiện là đội ngũ GV. Hiện nay chƣơng trình giảng dạy bộ môn đƣợc Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo xây dựng khung chung cho các trƣờng làm căn cứ thực hiện. Hiệu trƣởng không chỉ căn cứ vào đó để hƣớng dẫn GV thực hiện đủ nội dung chƣơng trình, không đƣợc cắt xén, mà còn lấy đó kế hoạch đó làm căn cứ để kiểm tra, đánh giá GV có nghiêm túc công tác giảng dạy hay không.

Căn cứ vào chƣơng trình giảng dạy, mỗi GV lập kế hoạch giảng dạy cá nhân cho năm học, GV thể hiện chi tiết ở kế hoạch và ghi chép ở sổ đầu bài hàng tuần. Việc xây dựng chi tiết kế hoạch và ghi sổ đầu bài của GV giúp cho Hiệu trƣởng nắm đƣợc tiến độ thực hiện chƣơng trình giảng dạy của GV, thuận lợi cho việc kiểm tra, dự giờ.

Qua khảo sát lấy ý kiến 12 CBQL (4 HT, 4 PHT, 4 TTCM) và 24 GV về các biện pháp quản lí việc thực hiện chƣơng trình giảng dạy của GV, tác giả thu đƣợc kết quả nhƣ bảng 2.10 bên dƣới cho thấy, CBQL và GV đánh giá cao về tầm quan trọng của các biện pháp quản lí việc thực hiện chƣơng trình của Hiệu trƣởng, ĐTB cộng là 3.51 và có 5/5 tiêu chí đều đạt ĐTB từ 3.19 đến 3.81, xếp ở mức tốt. So sánh mức độ thực hiện của Hiệu trƣởng đối với công tác quản lí việc thực hiện chƣơng trình giảng dạy của GV đều đƣợc CBQL và GV đánh giá tốt, ĐTB cộng là 3.38. Đều đó khẳng định rằng; Hiệu trƣởng thực hiện tốt nội dung quản lí việc thực hiện chƣơng trình của giáo viên.

Bảng 2.10. Kết quả khảo sát thực trạng công tác quản lí việc thực hiện chương trình giảng dạy Nội dung Đánh giá về tầm quan trọng Điểm TB Độ lệch chuẩn Thứ bậc Mức độ thực hiện Điểm TB Độ lệch chuẩn Thứ bậc 4 3 2 1 4 3 2 1 1 22 14 3.61 0.24 2 14 18 4 3.28 0.42 4 2 29 7 3.81 0.16 1 28 8 3.78 0.17 1 3 15 21 3.42 0.24 4 13 16 7 3.17 0.53 5 4 21 13 2 3.53 0.36 3 15 19 2 3.36 0.34 2 5 10 23 3 3.19 0.32 5 14 19 3 3.31 0.38 3 Điểm trung bình cộng 3.51 Điểm trung bình cộng 3.38

* Ghi chú các nội dung

1. Phổ biến cho GV nắm vững và thực hiện đúng, đủ phân phối chương trình. 2. Yêu cầu Tổ chuyên môn, giáo viên lập kế hoạch giảng dạy, ký duyệt và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch.

3. Kiểm tra hồ sơ theo dõi, đánh giá của nhóm, tổ chuyên môn.

4. Theo dõi việc thực hiện chương trình của giáo viên qua kế hoạch cá nhân và sổ ghi đầu bài.

5. Có biện pháp xử lí đối với giáo viên thực hiện chưa đúng theo phân phối chương trình.

Tuy nhiên qua phân tích kết quả cho thấy một số nội dung mức độ nhận thức và thực hiện của Hiệu trƣởng chƣa tƣơng xứng: Phổ biến cho GV nắm vững và thực hiện đúng, đủ phân phối chƣơng trình đƣợc CBQL và GV đánh giá cao, đạt ĐTB là 3.61 xếp thứ bậc 2 trong 5 tiêu chí, tuy nhiên mức độ thực hiện của Hiệu trƣởng đƣợc các CBQL và GV giảng dạy môn Toán đánh giá xếp thứ bậc 4/5 tiêu chí, đạt ĐTB là 3.28. Ngƣợc lại, nội dung tiêu chí thứ 5: Có biện pháp xử lí đối với giáo viên thực hiện chƣa đúng

theo phân phối chƣơng trình, CBQL và GV đánh giá về tầm quan trọng thấp hơn so với các nội dung khác, nhƣng khi đánh giá mức độ thực hiện của Hiệu trƣởng đối với nội dung này đạt ĐTB là 3.31, xếp thứ bậc 3. Điều đó, cho thấy Hiệu trƣởng có biện pháp mạnh đối với các GV thực hiện không nghiêm túc chƣơng trình giảng dạy theo qui định của Ngành của nhà trƣờng, do đó đa số GV giảng dạy môn Toán ở các trƣờng THPT huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau thực hiện rất nghiêm túc chƣơng trình giảng dạy.

Một nội dung khá quan trọng đó là “Kiểm tra hồ sơ theo dõi, đánh giá của nhóm, tổ chuyên môn” đƣợc CBQL và GV đánh giá về tầm quan trọng chỉ ở mức 4 và đặc biệt là mức độ thực hiện của Hiệu trƣởng xếp thứ 5/5 nội dung, ĐTB 3.17. Điều đó cho thầy CBQL thật sự chƣa quan tâm đế nội dung này.

Để hiểu tìm hiểu rỏ hơn nội dung về công tác “Kiểm tra hồ sơ theo dõi, đánh giá của nhóm, tổ chuyên môn” của Hiệu trƣởng, tác giả tiến hành phỏng vấn 4 TTCM của 4 trƣờng THPT của huyện với câu hỏi: “Thầy, Cô vui lòng cho biết về công tác kiểm tra, theo dõi hồ sơ thực hiện chương trình giảng dạy của nhóm, tổ chuyên môn?”. Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

GV1, GV4 cùng câu trả lời: “Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng tiến hành kiểm tra theo kế hoạch kiểm tra của Ban thanh tra nhân dân của trường, thường là đầu năm và cuối năm học”.

GV2, GV3 cùng câu trả lời: “Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng tiến hành kiểm tra theo kế hoạch kiểm cuối học kỳ I và cuối học kỳ II”.

Từ kết quả cho thấy, công tác quản lí, theo dõi thực hiện chƣơng trình của lãnh đạo nhà trƣờng với tổ, nhóm chuyên môn chƣa đƣợc thƣờng xuyên. Điều này có thể chậm hoặc không phát hiện những sai sót trong quá trình thực hiện dẫn đến không đồng bộ với chƣơng trình, kế hoạch của nhà trƣờng, sẽ khó trong quá trình phát hiện, điều chỉnh kịp thời.

2.4.3.Thực trạng về công tác quản lí việc soạn bài, chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên giáo viên

Muốn đạt hiệu quả cao trong tiết dạy học của mình thì trƣớc hết GV phải thực hiện thật tốt khâu soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp, có thể nói đây là khâu vô cùng quan trọng và có ý nghĩa quyết định sự thành công của tiết dạy vì nó liên quan đến việc hoạch định khá chi tiết, dự tính tốt các tình huống sƣ phạm sẽ diễn ra trong giờ lên lớp. Vì vậy việc quản lí khâu soạn bài, chuẩn bị bài lên lớp của GV rất quan trọng. Qua kết quả khảo sát thực trạng công tác quản lí khâu soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp của GV, thu đƣợc kết quả nhƣ bảng 2.11.

Qua kết quả khảo sát 12 CBQL (4 HT, 4 PHT, 4 TTCM) và 24 GV thể hiện ở bảng 2.11 cho thấy: đánh giá về tầm quan trọng của 5 nội dung công tác quản lí khâu soạn bài, chuẩn bị bài lên lớp đều đƣợc các CBQL và GV đánh giá với điểm trung bình là 3.68. Điều đó chứng tỏ CBQL và GV đều nhận thức đƣợc tầm quan trọng của công tác quản lí khâu soạn bài, chuẩn bị bài lên lớp của GV.

Bảng 2.11. Kết quả khảo sát thực trạng công tác quản lí khâu soạn bài, chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên

Nội dung Đánh giá về tầm quan trọng Điểm TB Độ lệch chuẩn Thứ bậc Mức độ thực hiện Điểm TB Độ lệch chuẩn Thứ bậc 4 3 2 1 4 3 2 1 1 28 8 0 3.78 0.17 3 30 6 0 3.83 0.14 2 2 30 6 0 3.83 0.14 2 16 12 8 3.22 0.62 3 3 32 4 0 3.89 0.10 1 31 5 0 3.86 0.12 1 4 20 10 6 3.39 0.57 5 12 7 17 2.86 0.79 4 5 22 10 4 3.50 0.47 4 8 9 19 2.69 0.66 5 Điểm TB cộng 3.68 Điểm TB cộng 3.29

* Ghi chú các nội dung

1. Hiệu trưởng hướng dẫn các qui định chung, yêu cầu bài soạn, cung cấp SGK, tài liệu tham khảo.

2. Hiệu trưởng yêu cầu tổ bộ môn thống nhất cơ bản mục đích, yêu cầu, nội dung, hình thức bài dạy.

3. Hiệu trưởng giao cho tổ trưởng kiểm tra định kỳ giáo án của giáo viên.

4. Hiệu trưởng kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất công tác soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên.

5. Hiệu trưởng dự giờ, đánh giá hiệu quả bài soạn qua giờ dạy.

Tuy nhiên tổng hợp kết quả mức độ thực hiện của Hiệu trƣởng cho thấy cả 5 nội dung tiêu chí về công tác quản lí khâu soạn bài, chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên đƣợc đánh giá khá, với điểm trung bình 3.29. Trong đó tiêu chí thứ 5 đƣợc đánh giá thấp hơn so với các tiêu chí khác, với điểm trung bình là 2.69. Điều đó cho thấy, Hiệu trƣởng chƣa thực hiện chƣa tốt việc dự giờ, đánh giá hiệu quả đổi mới PPDH bộ môn Toán qua giờ dạy của giáo viên.

Công tác quản lí khâu soạn bài, chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên là một khâu quan trọng trong công tác quản lí hoạt động đổi mới PPDH trong nhà trƣờng của Hiệu trƣởng. Nhìn chung, Hiệu trƣởng các trƣờng THPT huyện Đầm Dơi đã nhận thức đƣợc tầm quan trọng của công tác quản lí khâu soạn bài, chuẩn bị bài lên lớp của GV và thực hiện tốt nội dung này.

Tuy nhiên, Hiệu trƣởng cần thực hiện tốt hơn việc dự giờ dự giờ, đánh giá hiệu quả bài soạn theo hƣớng đổi mới PPDH qua giờ dạy của GV. Qua tiết dự giờ, Hiệu trƣởng không chỉ đánh giá đƣợc công tác soạn bài, chuẩn bị bài lên lớp của GV mà còn có thể đánh giá đƣợc việc đổi mới PPDH và việc kiểm tra, đánh giá của GV, từ đó có những định hƣớng, chỉ đạo sâu sắc hơn trong công tác quản lí của mình.

Do đó, Hiệu trƣởng các trƣờng THPT huyện Đầm Dơi cần thực thiện tốt nội dung biện pháp này nhằm nâng cao chất lƣợng giảng dạy môn Toán trong nhà trƣờng.

2.4.4.Thực trạng về công tác quản lí giờ dạy trên lớp của giáo viên

Quản lí giờ dạy trên lớp của GV cũng là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng của Hiệu trƣởng trong công tác quản lí hoạt động đổi mới PPDH. Hiệu quả của giờ dạy có ảnh hƣởng trực tiếp tới kết quả học tập của HS, đồng thời nó phản ánh đúng năng lực, tinh thần, thái độ, trách nhiệm của ngƣời GV. Hiệu trƣởng có biện pháp quản lí giờ dạy phù hợp sẽ nâng cao hoạt động đổi mới PPDH và chất lƣợng giảng dạy môn Toán. Tác giả khảo sát 12 CBQL (4 HT, 4 PHT, 4 TTCM) và 24 GV kết quả nhƣ bảng 2.12.

Bảng 2.12. Kết quả khảo sát thực trạng công tác quản lí giờ dạy trên lớp của giáo viên

* Ghi chú nội dung

1. Tổ chức cho GV học tập qui chế, tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại tiết day.

2. Quản lí giờ dạy của GV thông qua thời khóa biểu, kế hoạch giảng dạy và sổ ghi đầu bài.

3. Xây dựng nề nếp dạy học, tiêu chuẩn giờ lên lớp của giáo viên. 4. Tổ chức dự giờ, góp ý giờ dạy của GV theo định hướng đổi mới.

5. Thu thập thông tin từ học sinh, của phụ huynh học sinh và đồng nghiệp khác.

Qua bảng tổng hợp 2.12, tác giả nhận thấy rằng, các CBQL và GV giảng dạy môn Toán đều nhận thức đƣợc rất tốt về tầm quan trọng của nội dung công tác quản lí giờ dạy trên lớp của GV với ĐTB cộng là 3.55. Trong đó, có 4/5 tiêu chí đƣợc đánh giá là tốt, đạt từ 3.72 đến 3.92 điểm. So sánh với đánh giá mức độ thực hiện của Hiệu trƣởng, có 4/5 tiêu chí đạt ĐTB trên 3 và ĐTB cộng là 3.47. Điều đó cho thấy Hiệu trƣởng thực hiện tốt nội dung công tác quản lí giờ dạy trên lớp của GV.

Trong các nội dung quản lí giờ dạy trên lớp của GV, nội dung tiêu chí 2 và 4 là hai biện pháp đƣợc CBQL và GV đánh giá cao: Quản lí giờ dạy của GV thông qua Thời khoá biểu, kế hoạch cá nhân, sổ ghi đầu bài đƣợc 28/36 CBQL và GV (chiếm tỉ lệ 77.8%) đánh giá là là rất quan trọng và có 30/36 CBQL và GV (chiếm tỉ lệ 83.3%) đánh

Nội dung Đánh giá về tầm quan trọng Điểm TB Độ lệch chuẩn Thứ bậc Mức độ thực hiện Điểm TB Độ lệch chuẩn Thứ bậc 4 3 2 1 4 3 2 1 1 25 11 0 3.69 0.21 4 27 9 0 3.75 0.19 3 2 28 8 0 3.78 0.17 2 30 6 0 3.83 0.14 1 3 26 10 0 3.72 0.20 3 29 7 0 3.81 0.16 2 4 33 3 0 3.92 0.08 1 12 10 14 2.94 0.72 5 5 8 9 17 2 2.64 0.79 5 10 17 9 3.03 0.53 4 Điểm TB cộng 3.55 Điểm TB cộng 3.47

giá Hiệu trƣởng thực hiện rất tốt nội dung này. Tổ chức dự giờ, phân tích giờ dạy của giáo viên là biện pháp đƣợc 33/36 CBQL và GV (chiếm tỉ lệ 91.7%) đánh giá là rất quan trọng, tuy nhiên khi đánh giá về mức độ thực hiện của Hiệu trƣởng chỉ có 12/36 CBQL và GV (33.3%) đánh giá thực hiện rất tốt, còn 14/36 CBQL và GV (chiếm tỉ lệ 38.9%) cho rằng thực hiện chƣa tốt và xếp bậc thứ 5 trong mức độ thực hiện.

Vấn đề thu thập thông tin phản ánh từ HS, cha mẹ học sinh và của đồng nghiệp mặc dù không có quy định thành văn bản nhƣng biện pháp này nó đem lại hiệu quả rất tốt cho Hiệu trƣởng. Thông qua các thông tin phản hồi, Hiệu trƣởng có những căn cứ để tham khảo, chú ý đến những đối tƣợng cần quan sát, đồng thời có biện pháp nhắc nhở và xử lí kịp thời những thiếu sót mà GV mắc phải. Ở nội dung tiêu chí này đạt ĐTB là 2.64, nhƣng khi đánh giá về mức độ thực hiện đạt ĐTB là 3.03 và xếp thứ 4 trong 5 tiêu chí. Điều đó cho thấy, Hiệu trƣởng thực hiện rất tốt việc thu thập thông tin từ phía HS và phụ huynh về hoạt động giảng dạy trên lớp của GV.

Qua phân tích kết quả khảo sát cho thấy, Hiệu trƣởng của các trƣờng THPT trong huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau đều nhận thức đƣợc tầm quan trọng và thực thiện tốt các biện pháp quản lí giờ dạy trên lớp của GV.

Tuy nhiên việc tổ chức dự giờ, phân tích giờ dạy của giáo viên là một trong những biện pháp quan trọng góp phần nâng cao tay nghề đội ngũ giáo viên và chất lƣợng giảng dạy trong nhà trƣờng, nhƣng nội dung này chƣa đƣợc các Hiệu trƣởng thực sự quan tâm.

2.4.5.Khảo sát thực trạng công tác quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS quả học tập của HS

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS là khâu cuối cùng của hoạt động dạy học. Là căn cứ để điều chỉnh, đổi mới PPDH của GV và công tác quản lí đổi mới PPDH của Hiệu trƣởng. Thông qua kết quả kiểm tra, đánh giá là căn cứ quan trọng để đánh giá năng lực giảng dạy của GV, năng lực học tập của HS.

Qua kết quả khảo sát 12 CBQL (4 HT, 4 PHT, 4 TTCM) và 24 GV ở bảng 2.13 cho thấy CBQL và GV đều nhận thức đƣợc tầm quan trọng của các biện pháp quản lí

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn toán ở các trường trung học phổ thông huyện đầm dơi tỉnh cà mau 1 (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)