9. Bố cục của luận văn
2.1. Tổ chức khảo sát thực trạng
2.1.1.M c đích khảo sát
Nhằm làm rõ thực trạng hoạt động đổi mới PPDH môn Toán ở các trƣờng THPT huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau và thực trạng quản lí hoạt động đổi mới PPDH môn Toán ở các trƣờng THPT huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau.
2.1.2.Nội dung khảo sát
- Thực trạng nhận thức về sự cấp thiết phải đổi mới PPDH môn Toán ở trƣờng THPT của CBQL, GV dạy Toán và HS ở các trƣờng THPT huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau;
- Thực trạng hoạt động đổi mới PPDH môn Toán ở các trƣờng THPT, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau;
- Thực trạng quản lí hoạt động đổi mới PPDH môn Toán ở các trƣờng THPT, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau;
- Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lí hoạt động đổi mới PPDH môn Toán ở các trƣờng THPT, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau.
2.1.3.Mẫu khảo sát
Bảng 2.1. Bảng tóm tắt các thành viên và nhóm tham gia khảo sát
Trƣờng PHỎNG VẤN ĐIỀU TRA bằng phiếu hỏi CBQL GV Nhóm HS CBQL GV HS THPT Đầm Dơi 1 4 15 2 13 210
THPT Thái Thanh Hòa 1 4 15 2 9 150
THPT Tân Đức 1 2 15 2 2 45
THPT Quách Văn Phẩm 1 2 15 2 4 75
Tổng cộng 4 12 60 8 28 480
- Phương pháp điều tra bảng hỏi
+ Sử dụng phiếu thăm dò (phụ lục 1: Phiếu thăm dò dành cho cán bộ quản lí và giáo viên). Phiếu thăm dò đƣợc xây dựng bằng các câu hỏi đóng nhằm lấy ý kiến của 8 CBQL, 28 GV dạy Toán về thực trạng hoạt động đổi mới PPDH môn Toán và quản lí hoạt động đổi mới PPDH môn Toán trƣờng THPT huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau.
+ Sử dụng phiếu thăm dò (phụ lục 3: Phiếu thăm dò dành cho học sinh). Phiếu thăm dò đƣợc xây dựng bằng các câu hỏi đóng nhằm lấy ý kiến của 480 học sinh ở 4 trƣờng THPT huyện Đầm Dơi về thực trạng đổi mới PPDH môn Toán ở trƣờng các em đang học.
- Phương pháp phỏng vấn
Chúng tôi sử dụng kỹ thuật phỏng vấn bán cấu trúc trong cuộc phỏng vấn (phụ lục 2: Phiếu câu hỏi phỏng vấn dành cho CBQL-GV, phụ lục 4: Phiếu câu hỏi phỏng vấn dành cho học sinh).
- Nhóm 1: Phỏng vấn cá nhân 16 (HT, PHT, TTCM, GV dạy Toán)
Nhận xét chung về nhóm đối tƣợng quản lí, chúng tôi ghi nhận hoạt động đổi mới PPDH môn và tình hình quản lí hoạt động đánh giá chung của nhà trƣờng, một số thông tin về quản lí hoạt động đổi mới PPDH môn Toán, chủ yếu là thực trạng các quản lí thể hiện qua 4 chức năng: xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, quản lí các điều kiện CSVC, phƣơng tiện dạy học trong thực hiện đổi mới PPDH môn Toán tại đơn vị.
- Nhóm 2: Phỏng vấn 3 nhóm HS (60 HS)
Nhận xét chung về nhóm đối tƣợng tham gia hoạt động, chúng tôi ghi nhận đƣợc những thông tin về hoạt động dạy và học Toán tại trƣờng, thông qua đó các em đã nêu ra đƣợc tâm tƣ nguyện vọng về học Toán, và những khó khăn còn vƣớng mắc và đề xuất một số ý kiến, với mong muốn đƣợc nhà trƣờng, Thầy Cô tạo điều kiện thuận lợi cho việc học Toán tại trƣờng đạt hiệu quả.
Các cuộc phỏng vấn trực tiếp đều đƣợc xin phép, ghi chép lƣu thành văn bản, tóm lƣợt nội dung có liên quan đến thực trạng chúng tôi nghiên cứu.
2.1.4.Cách thức xử lí số liệu
+ Xử lí số liệu khảo sát bằng bảng hỏi/phiếu điều tra
Về điểm trung bình (ĐTB): điểm số của các câu hỏi đƣợc quy đổi theo thang bậc ứng với các mức độ. Trong đó điểm thấp nhất là 1 và cao nhất là 4, chúng tôi chia đều thang đo làm 4 mức theo độ và có thang điểm nhƣ sau:
Điểm trung bình Mức độ quan trọng
Mức độ thực hiện
Mức độ ảnh hƣởng
Từ 1,00 → 1,75 Không quan trọng Không tốt Không ảnh hƣởng Từ 1,76 → 2,50 Ít quan trọng Trung bình Ít ảnh hƣởng Từ 2,51 → 3,25 Quan trọng Tốt Khá ảnh hƣởng Từ 3,26 → 4,00 Rất quan trọng Rất tốt Rất ảnh hƣởng
+ Xử lí số liệu phỏng vấn sâu
Mẫu phỏng vấn đƣợc mã hóa nhƣ sau: 4 cán bộ quản lí đƣợc mã hóa từ CB1 đến CB4;12 giáo viên đƣợc mã hóa từ GV1 đến GV12; 3 nhóm học sinh đƣợc mã hóa: NHS1(khối 10), NHS2 (khối 11), NHS3 (khối 12).
Chúng tôi chọn lọc các ý kiến, thống kế theo từng mục với trình tự có ý nghĩa, biên tập lại thành những câu ngắn gọn một số phát biểu tƣơng đồng trong các nhóm đối tƣợng, đủ nghĩa để trích dẫn (nếu cần). Trƣờng hợp các ý kiến khác biệt có ý nghĩa
hoặc những ý kiến chung, cấp thiết trong một số trƣờng hợp thì đƣợc chúng tôi dẫn lại nguyên văn. Chúng tôi không đƣa vào luận văn này những nội dung ghi nhận đƣợc nhƣng không liên quan một cách mật thiết với mục đích nghiên cứu, việc phân tích đƣợc thực hiện thủ công bằng cách đọc đi đọc lại những nội dung đã chuyển thành văn bản, nhóm các ý tƣởng liên quan, ghi chú những ý kiến đƣa vào các phần, các mục.