8. Bố cục của luận văn
3.3.6. Xây dựng và hoàn thiện chế độ đãi ngộ, tạo động lực cho đội ngũ giáo
1 2 3 4 X Thứ bậc
4. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ GVMN
SL 208 49 0 0
3.80 1 %
80.93 19.07 0 0 5.Tăng cường công tác
kiểm tra, đánh giá đội ngũ GVMN
SL 129 93 35 0
3.36 6 % %
50.19 36.19 13.62 0
6. Xây dựng và hoàn thiện chế độ đãi ngộ, tạo động lực cho đội ngũ GVMN SL 188 69 0 0 3.73 2 % 73.15 26.85 0 0
Ghi chú: 1: Rất cấp thiết, 2: Cấp thiết, 3: Ít cấp thiết, 4: Không cấp thiết
Qua số liệu (bảng 3.1) chúng ta có thể thấy: các biện pháp thứ 2,3,4 và 6 chúng tôi đưa ra đều được CBQL và GVMN đồng tình rất cao với tỉ lệ 100% người được hỏi về tính rất cấp thiết và cấp thiết. Trong đó biện pháp thứ 4 được CBQL, GVMN lựa chọn rất cao với tỉ lệ 80.93% rất cấp thiết và 19.07% là cấp thiết. Đội ngũ CBQL, GVMN cho rằng việc đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ GVMN là biện pháp giữ vai trò then chốt, cơ bản để nâng cao hiệu quả phát triển đội ngũ GVMN. Riêng biện pháp thứ 1 còn khoảng 11.67% CBQL và GVMN cho rằng biện pháp này mang tính ít cấp thiết bởi lẽ, muốn thay đổi được nhận thức của các cấp quản lý về công tác phát triển đội ngũ GVMN còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, nên các cấp quản lý chỉ tập trung vào những biện pháp trước mắt, dễ thực hiện, còn thay đổi về nhận thức thì phải cần có thời gian và các điều kiện hỗ trợ khác; biện pháp thứ 5 còn khoảng 13.62% CBQL và GVMN cho rằng ít cấp thiết vì theo lí giải của CBQL và GVMN thì đây là những biện pháp cần sự phối hợp với các tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường cần thời gian, nội dung và cách thực hiện… đặc biệt là biện pháp kiểm tra đánh giá hiện nay còn rất nhiều hạn chế, bất cập, nhiều khi chỉ mang tính thi đua, chưa khách quan, tính hiệu quả chưa cao.
3.5.2. Ý kiến đánh giá về tính khả thi của các biện pháp
Bảng 3.2: Tổng hợp ý kiến về tính khả thi của các biện pháp
Các biện pháp CBQL, GVMN (257 người)
1 2 3 4 X Thứ bậc
1. Nâng cao nhận thức về công tác phát triển đội ngũ GVMN
SL 157 67 33 0
3.48 4 % 61.09 26.07 12.84 0
2. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ GVMN
SL 159 78 20 0
3.54 3 % 61.87 30.35 7.78 0
3. Đổi mới công tác tuyển dụng, sử dụng và bố trí phù hợp đối với đội ngũ GVMN
SL 145 77 35 0
3.42 6 % 56.42 29.96 13.62 0
4. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ GVMN
SL 221 36 0 0
3.85 1 % 85.99 14.01 0 0
5.Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ GVMN
SL 151 71 35 0
3.45 5 % 58.75 27.63 13.62 0
6. Xây dựng và hoàn thiện chế độ đãi ngộ, tạo động lực cho đội ngũ GVMN
SL 193 64 0 0
3.75 2 % 75.10 24.90 0 0
Ghi chú: 1: Rất khả thi, 2: Khả thi, 3: Ít khả thi, 4: Không khả thi
Với kết quả thu được (bảng 3.2) cho chúng ta thấy: Phần lớn, có khoảng 90% CBQL và GVMN cho rằng các biện pháp của chúng tôi đề xuất rất khả thi và khả thi. Trong đó, biện pháp thứ 4 và thứ 6 có tỉ lệ là 100% vì đây là những biện pháp nằm trong tầm quản lí của hiệu trưởng, việc đào tạo, bồi dưỡng cũng như xây dựng và hoàn thiện các chế độ đãi ngộ cho đội ngũ GVMN là những việc làm thường xuyên, có trong kế hoạch hàng năm của hiệu trưởng. Các biện pháp thứ 1,2,3 và 5 còn một số ít CBQL và GVMN phân vân cho rằng ít khả thi vì trong quá trình thực hiện sẽ có nhiều yếu tố tác động vào, đặc biệt là công tác tuyển dụng, nhiều CBQL, GVMN còn chưa đồng tình cao với hình thức thi tuyển như hiện nay; bởi vì, họ cho rằng hình thức thi tuyển còn đặt nặng tính lý thuyết, phải học thuộc lòng nhiều loại văn bản: Thông tư,
Điều lệ, Quy chế,… theo quy định để trả bài, đây là một trong những điểm yếu cơ bản của đội ngũ GVMN vì phần lớn đội ngũ GVMN khả năng viết, trình bày ý tưởng, quan điểm thể hiện bằng văn bản còn nhiều hạn chế hơn so với kỹ năng múa, hát, hội họa,… Nhưng nhìn chung, phần lớn đều đồng ý, nếu các biện pháp trên được đưa vào triển khai và áp dụng thì sẽ mang lại hiệu quả thiết thực cho việc phát triển đội ngũ GVMN huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
3.5.3. Ý kiến đánh giá về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp
Bảng 3.3: Tổng hợp ý kiến về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp
T T Biện pháp Tính cấp thiết Tính khả thi Hiệu số thứ bậc x Thứ bậc x Thứ bậc D D2
01 Nâng cao nhận thức về công tác phát
triển đội ngũ GVMN 3.62 3 3.48 4 -1 1
02 Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát
triển đội ngũ GVMN 3.61 4 3.54 3 1 1 03
Đổi mới công tác tuyển dụng, sử dụng và bố trí phù hợp đối với đội ngũ GVMN
3.42 5 3.42 6 -1 1
04 Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi
dưỡng cho đội ngũ GVMN 3.80 1 3.85 1 0 0 05 Tăng cường công tác kiểm tra, đánh
giá đội ngũ GVMN 3.36 6 3.45 5 1 1 06 Xây dựng và hoàn thiện chế độ đãi
ngộ, tạo động lực cho đội ngũ GVMN 3.73 2 3.75 2 0 0
Tổng 3.57 3.58 4
Qua kết quả tổng hợp (bảng 3.3) để thấy được sự phù hợp thực trạng tương quan giữa mức độ cấp thiết về mức độ khả thi của các biện pháp, chúng tôi áp dụng công thức Spiếcman tính hệ số tương quan thứ bậc:
6∑D2 r = 1 - ————— ≈ + 0.88
n(n2-1)
tương quan thuận: phù hợp, thống nhất và chặt chẽ, có nghĩa là mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của các biện pháp phát triển đội ngũ là phù hợp và thống nhất với nhau. Điều này khẳng định rằng các biện pháp phát triển đội ngũ GVMN huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau chúng tôi đề xuất là phù hợp, đáp ứng sự mong muốn của đội ngũ GVMN huyện Đầm Dơi nói riêng và của tỉnh Cà Mau nói chung.
3.6. Nhận xét chung
Qua đánh giá của CBQL và đội ngũ GVMN về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp nêu trên, chúng ta nhận thấy các biện pháp đều nhận được sự đồng thuận, nhất trí cao. Các biện pháp thứ 4 và 6 có tỉ lệ 100% ý kiến đánh giá về tính rất cấp thiết và cấp thiết của CBQL và GVMN, điều đó chứng tỏ các biện pháp phù hợp với điều kiện thực tế của các nhà trường. Biện pháp đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng GVMN và biện pháp đổi mới công tác tuyển dụng, sử dụng và bố trí phù hợp đối với đội ngũ GVMN được đa số đội ngũ GVMN và CBQL thống nhất, đánh giá đây là những biện pháp cấp thiết và khả thi hàng đầu vì nó nằm trong tầm quản lí của người hiệu trưởng. Cũng qua kết quả khảo sát, chúng tôi nhận thấy biện pháp tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ GVMN vẫn còn ý kiến đánh giá là ít cấp thiết và ít khả thi, chứng tỏ công tác trên chưa đem lại kết quả thiết thực nguyên nhân do công tác này còn mang tính hình thức, chưa phản ánh chính xác các hoạt động của nhà trường. Với biện pháp thứ 1, mặc dù đây là biện pháp đòi hỏi cần có thời gian và sự nỗ lực của nhiều tổ chức, nhiều đối tượng cùng tham gia, nhưng với tỉ lệ ý kiến đánh giá đồng ý về tính cấp thiết và khả thi cũng rất cao.
Tiểu kết chương 3
Trên cơ sở lí luận đã được phân tích và qua khảo sát thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên mầm non huyện Đầm Dơi, tôi đã đề xuất 6 biện pháp để quản lí phát triển đội ngũ giáo viên mầm non có đủ về số lượng, đạt chuẩn về chất lượng nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục của các nhà trường và đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập của đất nước.
Trên cơ sở lí luận đã được phân tích và qua khảo sát thực trạng phát triển đội ngũ GVMN huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, chúng tôi đã đề xuất 6 biện pháp để quản lí phát triển đội ngũ GVMN có đủ về số lượng, đạt chuẩn về chất lượng nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục của các nhà trường và đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập của đất nước.
Qua kết quả khảo nghiệm, chúng ta thấy các biện pháp đề xuất đều nhận được sự đồng thuận cao của đội ngũ CBQL và đội ngũ GVMN (đa số các biện pháp đều nhận được 100% ý kiến đánh giá là cấp thiết và khả thi, nội dung trả lời “không cần thiết và không khả thi” không có phiếu nào). Việc áp dụng và triển khai các biện pháp phát triển đội ngũ GVMN như đã nêu trên có ý nghĩa quan trọng và cần thiết trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của các trường mầm non, mẫu giáo huyện Đầm Dơi trong giai đoạn hiện nay.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Giáo dục có vị trí, vai trò quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Nâng cao chất lượng giáo dục là vấn đề hết sức quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng nguồn lực con người - nhân tố quan trọng đảm bảo sự thắng lợi của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước trong thời kỳ đổi mới. Chất lượng giáo dục phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó ĐNGV là nhân tố quyết định. Nghị quyết 29 của TW về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo cũng đã chỉ rõ những vấn đề “căn bản”, “toàn diện”, “cốt lõi” và “then chốt”, trong đó “Phát triển đội ngũ Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục là khâu “then chốt”, là điều kiện quan trọng nhất để thực hiện được mục tiêu đặt ra của toàn bộ quá trình đổi mới. Nghiên cứu phát triển ĐNGV là một nội dung của khoa học QLGD, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD, xem đây là giải pháp then chốt để đổi mới GD&ĐT.
Phát triển ĐNGV mầm non đáp ứng yêu cầu đổi mới sự nghiệp GD&ĐT có ý nghĩa quan trọng, là hoạt động có tính khoa học, có mối quan hệ, tác động của nhiều yếu tố. Năng lực, phẩm chất của ĐNGV mầm non là nhân tố quan trọng, quyết định đến chất lượng giáo dục mầm non. ĐNGV mầm non cần phải được phát triển theo chuẩn nghề nghiệp đáp ứng việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho địa phương. Do vậy, việc phát triển ĐNGV mầm non cần phải được quan tâm, nếu không sẽ không đáp ứng yêu cầu đổi mới GD&ĐT.
Phát triển ĐNGV mầm non là phải thực hiện tốt các nội dung đào tạo, bồi dưỡng từ các nhà trường sư phạm, cũng như trong quá trình giảng dạy của GV, biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo của mỗi GV. Đồng thời, phải đề cao vai trò quản lý ĐNGV mầm non các nhà trường từ việc quy hoạch ĐNGV, làm tốt việc tuyển chọn, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện chính sách đãi ngộ, môi trường làm việc cho đội ngũ GVMN.
Luận văn bước đầu nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giáo viên để làm cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng và từ đó đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên mầm non huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
Đội ngũ giáo viên mầm non của huyện nói chung đã được chuẩn hoá, tỷ lệ trên chuẩn ngày càng cao. Chất lượng của hoạt động quản lý, sinh hoạt chuyên môn đã được quan tâm và có chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, cơ cấu đội ngũ giáo viên mầm non chưa cân đối, một bộ phận giáo viên mầm non yếu về năng lực chuyên môn cho nên việc phát triển đội ngũ giáo viên mầm non còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên các biện pháp đó chưa thật sự đạt hiệu quả cao, còn thiếu tính đồng bộ, thiếu tính quy
hoạch, thiếu tính hệ thống và nhất là chưa tạo được tính đột phá để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục trong bối cảnh mới.
Trong điều kiện hiện nay, huyện Đầm Dơi còn rất nhiều khó khăn về phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, công nghiệp và dịch vụ phát triển chậm, thu nhập bình quân của nhân dân còn thấp, giáo dục đã có nhiều chuyển biến tích cực song chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới “căn bản và toàn diện” của đất nước trong giai đoạn hiện nay. Do đó vấn để nâng cao chất lượng ĐNGV các trường mầm non, mẫu giáo ở huyện Đầm Dơi nói chung và đội ngũ GVMN nói riêng, có ý nghĩa hết sức to lớn và cấp bách.
Qua việc nghiên cứu lý luận và thực trạng đội ngũ giáo viên mầm non, thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viên mầm non huyện Đầm Dơi, tôi đề ra 6 biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non của huyện, đó là:
- Nâng cao nhận thức về công tác phát triển đội ngũ giáo viên.
- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên.
- Đổi mới công tác tuyển dụng, sử dụng và bố trí phù hợp đối với ĐNGV. - Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.
- Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên .
- Xây dựng và hoàn thiện chế độ đãi ngộ, tạo động lực cho đội ngũ giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Hệ các giải pháp có mối liên hệ biện chứng với nhau hỗ trợ và tác động lẫn nhau tạo thành một chỉnh thể nhằm phát triển đội ngũ GVMN huyện Đầm Dơi. Do vậy, trong triển khai thực hiện các chủ thể quản lý cần thực hiện đồng bộ cả 6 giải pháp, không được xem nhẹ hoặc bỏ qua bất kỳ giải pháp nào để phát triển được đội ngũ GVMN đủ về số lượng, bảo đảm cơ cấu và có chuyên môn đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác giáo dục hiện nay.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Cải tiến chương trình, hình thức, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. Theo người nghiên cứu để duy trì lâu dài các biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo cần có nguồn kinh phí. Nguồn này có thể do Nhà nước hoặc địa phương cấp theo một quy định chung cho toàn ngành.
- Đổi mới chương trình GDMN phù hợp với đổi mới giáo dục hiện nay.
- Đề xuất với Chính phủ tiếp tục triển khai các chế độ ưu đãi đối với cán bộ, giáo viên công tác ở vùng kinh tế khó khăn, vùng DTTS. Đặc biệt là các chính sách cần bổ sung để thực hiện phổ cập GDMN theo Kết luận số 51-KL/TW của Ban Bí thư; chính sách để phát triển GDMN vùng khó khăn; Chính sách đối với trẻ em và giáo viên để nâng cao tỷ lệ huy động trẻ và phát triển đội ngũ GVMN. Cần đưa ra các chính
sách ưu tiên cụ thể hơn cho học sinh mầm non (không phải đóng học phí), tập trung đầu tư kinh phí để xây dựng CSVC và trang thiết bị hiện đại cho các trường mầm non ở các khu vực nông thôn. Đồng thời cần có quy định mới thay thế cho quy định cũ để giảm giờ chuẩn (40 giờ/ 1 tuần) đối với giáo viên mầm non.
2.2. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở Giáo dục và Đào tạo Cà Mau
- Sở GD&ĐT phối hợp với Sở Nội vụ và các ban ngành của tỉnh tham mưu cho UBND tỉnh về quy hoạch, kế hoạch phát triển ĐNGV mầm non theo tiếp cận