Phương pháp khảo sát

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 42)

8. Bố cục của luận văn

2.1.3. Phương pháp khảo sát

Như đã giới thiệu từ trước, điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp chủ yếu của đề tài nên vấn đề xây dựng, biên soạn bảng hỏi hay còn gọi là phiếu trưng cầu ý kiến có vai trò vô cùng quan trọng. Để có được phiếu hỏi chính thức, người nghiên cứu đã thực hiện quá trình gồm 5 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Nghiên cứu lý luận

- Giai đoạn 2: Xây dựng và phát phiếu điều tra dành cho GVMN và CBQL - Giai đoạn 3: Xây dựng phiếu thăm dò ý kiến của đề tài nghiên cứu từ kết quả thu được ở giai đoạn 1 và 2

- Giai đoạn 4: Phát thử phiếu thăm dò và chỉnh sửa

- Giai đoạn 5: Hoàn thành phiếu trưng cầu ý kiến chính thức và tiến hành phát phiếu rộng rãi trên khách thể nghiên cứu. Bảng hỏi nghiên cứu hoàn chỉnh gồm 2 phần chính là nội dung khảo sát và thông tin cá nhân. Trong đó, phần nội dung gồm những câu hỏi cụ thể (Phụ lục 1, 2)

* Xử lý số liệu:

+ Tính điểm trung bình (ĐTB) theo công thức: x ni. i

X

n

  , trong đó x

được ở mức i, ni số lượt chọn mức i, n là tổng số lượt người tham gia đánh giá. + Đánh giá hiệu quả đạt được của các nội dung thông qua bảng khảo sát gồm 4 mức: 1 (4 điểm), 2 (3 điểm), 3 (2 điểm) và 4 (1 điểm).

Giá trị khoảng cách của mỗi mức là max min

4  =4 1 4  = 0.75

Cách đánh giá hiệu quả đạt được: ĐTB từ 1.0 1.75: Yếu, từ 1.762.50: TB, từ 2.513.25: Khá; từ 3.264: Tốt.

Ngoài ra, người nghiên cứu còn sử dụng phương pháp phỏng vấn, nghiên cứu sâu bằng quan sát tại chỗ; lấy ý kiến chuyên gia, tổng kết kinh nghiệm và trực tiếp tới các trường mầm non, mẫu giáo trong huyện và phòng GD&ĐT để lấy số liệu.

2.1.4. Đối tượng khảo sát

Để tìm hiểu thực trạng công tác phát triển đội ngũ GVMN tại các trường mầm non, mẫu giáo ở huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau, chúng tôi đã tiến hành điều tra khảo sát ở hai nhóm đối tượng trong năm học 2020-2021.

* Nhóm CBQL: gồm 44 cô là Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng của 18 trường mầm non, mẫu giáo trong toàn huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau.

* Nhóm GV: gồm 213 cô là GVMN của 18 trường mầm non, mẫu giáo trong toàn huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau.

2.2. Khái quát về đặc điểm địa lý, kinh tế - xã hội và tình hình giáo dục huyện Đầm Dơi

2.2.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên

Đầm Dơi là huyện vùng sâu, cách trung tâm tỉnh Cà Mau 30 km về phía Đông Nam. Phía Bắc giáp thành phố Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu; phía Nam giáp huyện Ngọc Hiển; phía Tây giáp huyện Cái Nước; phía Đông giáp biển Đông. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 826,06 km2 (82.606 ha), lớn nhất so với các huyện (thành phố) của tỉnh Cà Mau. Có chiều dài bờ biển 25 km, với 3 xã giáp biển (Tân Thuận, Tân Tiến và Nguyễn Huân), có hệ thống sông ngòi chằn chịt, với các cửa sông lớn thông ra biển Đông như: cửa Giá Cao, Gành Hào, Ấp Hạp, Hố Gùi, Giá Lồng Đèn…

Về địa giới hành chính của huyện gồm 16 xã, thị trấn (Thanh Tùng, Quách phẩm, Quách Phẩm Bắc, Trần Phán, Tân Duyệt, Tạ An Khương, Tạ An Khương Đông, Tạ An Khương Nam, Tân Đức, Tân Tiến, Nguyễn Huân, Tân Thuận, Ngọc Chánh, Tân Trung, Tân Dân và thị trấn Đầm Dơi). Có 132 ấp, khóm; dân số tính đến năm 2020 là 175.612 người, dân cư được phân bố tập trung các chợ xã - thị trấn và sống ven sông rạch.

2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Đầm Dơi

thương mại - dịch vụ.

Trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức, nhất là biến đổi khí hậu, môi trường, nước biển dâng, sạt lở đất ven sông, ven biển, dịch bệnh diễn biến phức tạp; trường, nước biển dâng, sạt lở đất ven sông, ven biển, dịch bệnh diễn biến phức tạp; giá cả một số hàng hóa chủ lực không ổn định, đặc biệt do tác động dịch tả lợn Châu Phi, đại dịch Covid-19, làm ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của Nhân dân. Song, với sự nỗ lực, quyết tâm cao, các ngành, đơn vị và Nhân dân trong huyện tích cực triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của Huyện ủy đạt nhiều kết quả quan trọng.

Đến cuối năm 2020, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế 10%, thu nhập bình quân đầu người là 47 triệu đồng/người/năm. Tình hình nuôi trồng và khai thác thủy sản phát triển khá; tổng sản lượng đạt 100,5% kế hoạch; thu ngân sách vượt chỉ tiêu tỉnh giao; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,62%.

2.2.3. Tình hình giáo dục - đào tạo của huyện Đầm Dơi

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, trong những năm qua sự nghiệp giáo dục của huyện Đầm Dơi đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền đặc biệt quan tâm. Hệ thống trường lớp phát triển, 100% các xã, thị trấn đều có trường Mầm non, Tiểu học và THCS. Ngành giáo dục đang tiếp tục sắp xếp lại mạng lưới trường lớp theo quan điểm: Tập trung hóa, cơ bản hóa, kiên cố hóa, ổn định, lâu dài. Thực tế, mạng lưới trường, lớp tiếp tục được sắp xếp quy hoạch hợp lý trên cơ sở hệ thống giao thông đường bộ phát triển. Quy mô học sinh các trường mầm non, tiểu học, THCS phù hợp với thực tế địa phương: Toàn huyện có 18 trường mầm non; 30 trường tiểu học; 18 trường THCS. Quy mô trường lớp, học sinh, chất lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng được yêu cầu đổi mới, phát triển của giáo dục. Tất cả những điều đó nhằm thực hiện được các lợi ích, các giá trị: Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo; Tăng cường công tác quản lý; Đảm bảo quyền lợi của người học; Tiết kiệm ngân sách, giảm bớt việc đầu tư dàn trải; Tận dụng cơ sở vật chất tăng cường cho ngành học mầm non; Thực hiện tốt việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.

Năm 1997, huyện được công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học - XMC, năm 2008 được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập GDTHCS, huyện được công nhận đạt chuẩn phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi vào năm 2015. Quy mô trường, lớp tương đối ổn định; các cấp học ngày càng được đầu tư về cơ sở vật chất phục vụ dạy và học. Đội ngũ giáo viên từng bước được chuẩn hoá, đội ngũ CBQL cơ bản đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới. Công tác xã hội hoá giáo dục được quan tâm thực sự của Huyện ủy, HĐND, UBND và cả hệ thống chính trị vào cuộc. Năm học 2019-2020, toàn huyện có 840 phòng học (MN- MG có 121 phòng, Tiểu học có 532 phòng, THCS có 187 phòng). Xây mới 08 phòng,

nâng tỷ lệ kiên cố hóa phòng học đạt 46,2%. Nâng cấp sửa chữa 24 điểm trường, 112 phòng học; nâng cấp sân, sửa chữa hàng rào, nhà vệ sinh 08 trường; mua 720 bộ bàn ghế học sinh, 01 máy photocoppy, 155 máy vi tính và trang thiết bị với tổng kinh phí 4.835.950.000 đồng. Nhiều trường đã mở rộng quỹ đất, bổ sung trang thiết bị phòng học tiếng anh, phòng tin học, hệ thống bàn ghế, mua sắm thêm trang bị, phương tiện dạy học hiện đại đưa vào giảng dạy như máy tính, máy chiếu, máy ảnh,... tổng kinh phí trên 3 tỷ đồng.

Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao; Tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi 96,78, tỉ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%. Tỷ lệ học sinh 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học đạt tỉ lệ 98,89%. Tỷ lệ hoàn thành chương trình lớp học đạt 97,89%. Dạy ngoại ngữ theo Đề án dạy học ngoại ngữ 2020 của Bộ GD&ĐT cho học sinh lớp 3,4 và lớp 5 với thời lượng 4 tiết/tuần có 100% trường tiểu học dạy tiếng Anh. Tỷ lệ Tốt nghiệp THCS đạt 99,7%.

Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và tập trung đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học, giáo dục và đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh tạo nên sự chuyển biến tích cực, rõ nét về chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục; đổi mới mạnh mẽ công tác kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh và chú trọng đánh giá trong quá trình dạy học. Đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng trong giáo dục phổ thông; tiếp tục đổi mới công tác quản trị, tăng quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục phổ thông. Chất lượng giáo dục trung học tiếp tục phát triển, theo hướng bền vững, luôn được duy trì. Các phong trào đều đạt kết quả rất cao.

Qua kết quả được đề cập ở trên có thể khẳng định rằng sự nghiệp GD của huyện Đầm Dơi phát triển về nhiều mặt, mang tính ổn định, ngày càng có chiều sâu.

2.2.3.1. Về công tác phát triển mạng lưới trường lớp

Toàn huyện có 18 trường mầm non; 30 trường tiểu học; 18 trường THCS.

Bảng 2.1: Số trường, lớp, học sinh và giáo viên các cấp học trực thuộc Phòng GD&ĐT huyện Đầm Dơi năm học 2019-2020

Cấp học Các chỉ số

Trường Lớp học Học sinh Giáo viên

Mầm non 18 163 3850 235

Tiểu học 33 582 15271 800

Trung học cơ sở 18 257 9882 487

Tổng cộng 69 1002 29003 1522

2.2.3.2. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học

Tính cuối năm học 2019-2020, toàn huyện có 34/69 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 49,27% (Mẫu giáo, Mầm non 07 trường; Tiểu học 21 trường; THCS 06 trường; trong đó trường Mầm non Thị Trấn Đầm Dơi đạt chuẩn quốc gia mức độ 2). Thường xuyên rà soát, đánh giá thực trạng cơ sở vật chất và thiết bị dạy học hiện có của các cơ sở GDMN, GDPT; lập kế hoạch xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo với mục tiêu ưu tiên công trình: phòng học, thư viện, nhà vệ sinh, công trình nước sạch, nhà ăn cho học sinh bán trú; tích cực tham mưu đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường đã đạt chuẩn nhưng tụt chuẩn do xuống cấp theo thời gian, các trường trong kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn trong xây dựng nông thôn mới và tiếp tục đẩy mạnh thu hút các nguồn vốn hợp pháp ngoài ngân sách nhà nước để đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học. Cơ sở vật chất trường học được trang bị, cơ bản đáp ứng yêu cầu dạy và học theo hướng đổi mới phương pháp dạy học và thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018; công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia thực hiện đạt hiệu quả.

Nhìn chung, về CSVC, TBDH cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu cho hoạt động dạy học.

Bảng 2.2: Thống kê cơ sở vật chất toàn ngành năm học 2019-2020

TT Cấp học Tổng số trường Tổng số lớp Phòng học Phòng làm việc Phòng khác Bếp ăn Nhà công vụ Tổng số bản Bán bản Tạm, mượn nhờ 1 Mầm non 18 163 163 39 92 32 65 25 13 1 2 Tiểu học 33 582 542 334 208 273 60 4 8 3 THCS 18 257 183 160 15 8 182 42 12 Cộng 69 1002 888 533 315 40 520 127 17 21

(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo Đầm Dơi) 2.2.3.3. Về kết quả giáo dục

Trên cơ sở phát triển quy mô trường lớp mầm non hiện có và lấy chất lượng làm động lực thúc đẩy công tác phát triển giáo dục mầm non, đẩy mạnh, đổi mới cơ chế quản lý, nâng cao năng lực quản trị nhà trường gắn với thực hiện dân chủ trong hoạt động của các cơ sở GDMN cơ bản; giải quyết tình trạng thiếu giáo viên; tăng cường các điều kiện để nâng cao chất lượng thực hiện chương trình GDMN. Chất lượng chăm sóc trẻ được nâng lên; tỷ lệ trẻ được ăn bán trú tại các cơ sở GDMN ngày càng tăng; đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ; không có trường hợp trẻ bị tai nạn thương tích và ngộ độc thực phẩm.

Tình hình tổ chức ăn trong các trường, lớp mầm non có tiến bộ cả về số lượng và chất lượng. Hiện nay trong toàn huyện có 12/18 trường mầm non, mẫu giáo, chiếm tỉ lệ 66,7% trên tổng số trường với 1.756 trẻ được ăn bán trú, đạt tỉ lệ 47,26% so với tổng số trẻ ra lớp. Các trường, lớp mầm non có tổ chức ăn đều chú ý nâng chất lượng bữa ăn, thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo đảm an toàn tuyệt đối tính mạng của trẻ khi đến trường, lớp mầm non nên không có trường hợp trẻ bị ngộ độc thực phẩm hoặc bị tai nạn đáng tiếc xảy ra. Số trường không tổ chức ăn do thiếu cơ sở vật chất, nhưng cũng đã cố gắng tuyên truyền, nhắc nhỡ phụ huynh quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của trẻ nhằm mục đích giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng trong trường mầm non. Công tác khám sức khoẻ định kỳ cho các cháu trong các trường, lớp mầm non kể cả các trường, lớp mầm non tư thục đều thực hiện tốt, tạo điều kiện theo dõi sức khoẻ của trẻ ngay từ đầu năm học được duy trì thường xuyên và có nề nếp.

Kết quả chất lượng chăm sóc nuôi dạy trẻ trong các trường, lớp mầm non: Tỷ lệ bé chăm ngoan: 83%, tỉ lệ chuyên cần: 98,73%, tỉ lệ trẻ học 2 buổi/ ngày là 99,19%, tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng trong nhà trẻ - mẫu giáo là 2,9% . Bình quân giảm hàng năm từ 0,2 – 0,4% trẻ suy dinh dưỡng trên tổng số trẻ ra lớp.

Bảng 2.3: Thống kê chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ năm học 2020-2021 TT Năm sinh 2018 2017 2016 2015 Tổng cộng trẻ từ 2-5 tuổi 1 Trẻ đến trường, lớp mầm non 66 307 825 2517 3715 2 Số trẻ học 2 buổi/ ngày theo CT GDMN 101 265 802 2517 3685 3

Số trẻ đi học chuyên cần 94 290 794 2490 3668 + Tỷ lệ (%) 93.06 94.46 96.24 98.92 98.73 4 Số trẻ được tổ chức ăn bán trú 101 245 445 965 1756 + Tỷ lệ (%) 100 67.30 53.93 38.33 47.26

5

Số trẻ được theo dõi sức khỏe bằng biểu

đồ 101 307 825 2517 3750 + Tỷ lệ (%) 100 100 100 100 100 6 Số trẻ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân 1 8 32 34 75

+ Tỷ lệ (%) 0.99 2.60 3.87 1.35 2.01 7 Số trẻ bị suy dinh dưỡng thể thấp còi 3 2 4 28 37

+ Tỷ lệ (%) 2.97 0.65 0.48 1.11 0.99

(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo Đầm Dơi)

Nhìn chung chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ trong các trường, lớp mầm non có nhiều chuyển biến tích cực, đã tạo được niềm tin đối với các bậc cha mẹ. Tuy nhiên

hiện nay chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ còn bất cập, chưa đồng đều giữa các đơn vị trường học, vùng sâu vùng xa với thị trấn. Nguyên nhân của tình hình trên là do cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và trình độ của đội ngũ giáo viên còn nhiều bất cập.

2.2.3.4. Đánh giá chung

Cơ sở vật chất đáp ứng đủ điều kiện để phục vụ cho hoạt động dạy học. Cấp mầm non đảm bảo đủ số lượng trường học, có16/16 xã, thị trấn đều có trường mầm non, mẫu giáo. Chất lượng hai mặt giáo dục luôn được duy trì, đạt chuẩn quốc gia về công tác phổ cập giáo dục. Công tác xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục các cấp luôn được tăng cường; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ được nâng lên một cách rõ nét, đảm bảo yêu cầu về số lượng, nâng cao về chất lượng; chế độ chính sách đối với nhà giáo và CBQL được thực hiện đúng, đủ, kịp thời.

2.3. Thực trạng đội ngũ giáo viên mầm non huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau

2.3.1. Về số lượng giáo viên mầm non

Bảng 2.4: Số lượng và tỷ lệ giáo viên/lớp năm học 2020-2021

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)