8. Bố cục của luận văn
2.4.2. Thực trạng quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên mầm non
Các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các đoàn thể xã hội và các cấp QLGD đã tích cực tuyên truyền, giáo dục làm cho nhân dân và toàn xã hội nhận thức rõ vai trò quan trọng hàng đầu của nhà giáo trong sự nghiệp nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, cho địa phương từ đó thấy được tầm quan trọng của việc phát triển đội ngũ giáo viên.
Hầu hết, đội ngũ CBQL và GVMN nhận thức rõ về vị trí và vai trò của đội ngũ GVMN đối với việc phát triển của nhà trường cũng như trong công tác giáo dục của địa phương. Chúng tôi đã khảo sát về nhận thức của đội ngũ CBQL và GVMN trong huyện về vị trí và vai trò của đội ngũ GVMN, kết quả khảo sát:
Được thể hiện qua biểu đồ 2.1.
0 10 20 30 40 50 60 70 CBQL đánh giá GVMN đánh giá Rất quan trọng Quan trọng Bình thường
Biểu đồ 2.1. Nhận thức của các cấp quản lý về công tác phát triển đội ngũ giáo viên mầm non ở huyện Đầm Dơi đến năm học 2020-2021
Biểu đồ 2.1 cho thấy, nhận thức của đội ngũ CBQL và GVMN về vị trí và vai trò của đội ngũ GVMN đối với việc phát triển của nhà trường là rất quan trọng chiếm tỉ lệ cao, đây là nhận định đúng đắn, giúp cho CBQL và GVMN xây dựng được mục tiêu, biện pháp phát triển đội ngũ GVMN của nhà trường. Điều này có ý nghĩa to lớn cho sự phát triển đội ngũ giáo viên nói chung và đội ngũ GVMN nói riêng.
2.4.2. Thực trạng quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên mầm non huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau
Thông qua phiếu hỏi tác giả hỏi ý kiến của CBQL và GVMN về trách nhiệm công tác quy hoạch, lập kế hoạch phát triển đội ngũ GVMN thuộc về ai? Kết quả thu
được như sau:
Được thể hiện qua biểu đồ 2.2.
0 10 20 30 40 50 60 CBQL đánh giá GVMN đánh giá UBND huyện Phòng GD&ĐT Cơ sở Giáo dục Tổ chuyên môn
Biểu đồ 2.2 Thực trạng về quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên mầm non ở huyện Đầm Dơi đến năm học 2020-2021
Việc lập kế hoạch nói chung và lập kế hoạch phát triển nói riêng là một công việc vô cùng khó khăn, đòi hỏi cao ở năng lực và kỹ năng của người quản lý. Lập kế hoạch đòi hỏi sự sáng tạo lớn, một kỹ năng phân tích phán đoán và đòi hỏi nhiều thời gian. Để đánh giá thực trạng công tác quy hoạch, lập kế hoạch phát triển đội ngũ GVMN ở huyện Đầm Dơi.
Việc lập kế hoạch phát triển GVMN trong thời gian qua chưa được các trường mầm non, mẫu giáo quan tâm. Thiếu kế hoạch dài hạn tạo nên tình trạng mất cân đối về cơ cấu, trình độ, lứa tuổi, tỷ lệ giáo viên.
Qua đó, ta thấy việc xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ GVMN ở các trường mầm non, mẫu giáo huyện Đầm Dơi trong thời gian qua chưa nhận được sự quan tâm đúng, chưa có sự chủ động và còn nhiều lúng túng, chưa có sự phân công rõ trách nhiệm cho các lực lượng giáo dục và từng cá nhân của các nhà trường trong việc xây dựng kế hoạch. Chưa đánh giá đúng thực trạng về đội ngũ GVMN và thực trạng xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ GVMN; chưa phân tích và làm rõ được những hạn chế yếu kém và nguyên nhân thực trạng; công tác dự báo phát triển giáo dục có độ chính xác chưa cao; các chủ trương, biện pháp để xây dựng phát triển đội ngũ GVMN đưa ra còn chậm và chưa tạo được bước đột phá, tính khả thi chưa cao.
Như vậy, công tác quy hoạch, lập kế hoạch phát triển đội ngũ GVMN của các trường mầm non, mẫu giáo huyện Đầm Dơi trong những năm qua chưa được quan tâm đúng mức, còn bộc lộ rất nhiều hạn chế, bất cập.
2.4.3. Thực trạng về tuyển dụng, bố trí, sử dụng đội ngũ giáo viên mầm non huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau
2.4.3.1. Về kế hoạch tuyển chọn đội ngũ giáo viên mầm non huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau
Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng đội ngũ GVMN trước đòi hỏi ngày càng cao về sản phẩm giáo dục của xã hội, ngành giáo dục nói chung, các trường mầm non, mẫu giáo ở huyện Đầm Dơi nói riêng đã có nhiều nỗ lực để thu hút, chiêu mộ người tài về công tác. Để tuyển chọn được người có năng lực phục vụ sự nghiệp giáo dục phụ thuộc rất nhiều vào cơ chế tuyển dụng. Nhìn chung, việc đổi mới cơ chế tuyển dụng GVMN hiện nay diễn ra còn chậm, chưa phù hợp với yêu cầu thực tế.
Trong nhiều năm qua, việc tuyển dụng GVMN ở huyện Đầm Dơi về cơ bản được tiến hành theo phương thức xét tuyển với địa bàn tuyển rộng, ưu tiên GVMN có bằng loại giỏi, nhiều GVMN có trình độ học lực giỏi, khá được tuyển dụng. Tuy nhiên từ năm 2013 trở lại đây được tiến hành theo phương thức thi tuyển. Theo cơ chế này, giáo viên nộp hồ sơ về Phòng GD&ĐT, trên cơ sở nhu cầu giáo viên còn thiếu của từng trường (do Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch nhu cầu giáo viên), UBND huyện cùng Phòng Nội vụ và Phòng GD&ĐT thống nhất chỉ tiêu biên chế của từng trường và thông báo chỉ tiêu, nội dung thi tuyển. Nội dung thi tuyển theo qui định của Nhà nước, Hội đồng thi tuyển do UBND huyện thành lập nhưng ít có tham gia của đơn vị sử dụng (hiệu trưởng), do đó hiệu trưởng các trường khó có điều kiện tiếp xúc, tìm hiểu khả năng, năng lực, phẩm chất của người được tuyển dụng. Vì vậy, có nhiều GVMN trúng tuyển nhưng khi trực tiếp đứng lớp gặp rất nhiều khó khăn và bản thân nhà trường cũng chịu nhiều áp lực từ xã hội khi chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ còn nhiều hạn chế, trong đó có nguyên nhân do đội ngũ GVMN còn hạn chế về năng lực.
Thực tế trao đổi với các lãnh đạo trường cho biết, công tác tuyển chọn GVMN của các trường mầm non, mẫu giáo ở huyện Đầm Dơi còn gặp nhiều khó khăn, khi các nhà trường có nhu cầu tuyển chọn GVMN để đảm bảo số giáo viên theo quy thì lại không có chỉ tiêu. Do Sở Nội vụ duyệt chỉ tiêu trên tổng số giáo viên của huyện và không trùng vào thời gian đầu năm, trong khi các trường có số lượng trẻ em trong độ tuổi đến trường thay đổi thường xuyên theo từng tháng (do số lượng trẻ thay đổi kéo theo số lượng giáo viên thay đổi).
Qua khảo sát ý kiến của CBQL và GVMN trong việc tuyển dụng GVMN trong thời gian qua nên thực hiện như thế nào.
0 10 20 30 40 50 60 70 CBQL GVMN a. Thi tuyển b. Xét tuyển c. Kết hợp a và b d. Ý kiến khác
Biểu đồ 2.3 Kế hoạch tuyển chọn đội ngũ giáo viên mầm non ở huyện Đầm Dơi đến năm học 2020-2021
Như vậy, bên cạnh những tính ưu việt của công tác tuyển chọn GVMN trong những năm qua cũng còn bộc lộ những hạn chế nhất định như:
- Công tác tuyển chọn GVMN còn bị động, manh mún, bất hợp lý, chưa có tiêu chí cụ thể, chính sách thu hút và điều kiện ràng buộc chưa thiết thực làm ảnh hưởng đến kế hoạch giảng dạy của nhà trường.
- Số GVMN cần tuyển so với nhu cầu thực tế của nhà trường còn nhiều bất cập về cơ cấu, năng lực đặc biệt là loại hình hợp đồng lao động, chế độ đãi ngộ chưa thu hút được GVMN an tâm công tác lâu dài.
Đây là những nhiệm vụ cần phải được các nhà trường khắc phục để có được kế hoạch tuyển chọn đội ngũ GVMN phù hợp trong thời gian tới.
2.4.3.2. Về bố trí, sử dụng đội ngũ giáo viên mầm non huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau
Việc bố trí, sử dụng đội ngũ GVMN ở huyện Đầm Dơi được CBQL và GVMN đánh giá:
Được thể hiện qua biểu đồ 2.4.
0 10 20 30 40 50 60 70 80 CBQL GVMN Rất hợp lý Hợp lý Tương đối hợp lý Không hợp lý
Biểu đồ 2.4. Bố trí, sử dụng đội ngũ giáo viên mầm non ở huyện Đầm Dơi đến năm học 2020-2021
Qua biểu đồ 2.4 ta thấy: Đội ngũ GVMN của các trường mầm non, mẫu giáo trên địa bàn huyện Đầm Dơi đã được bố trí, sử dụng đúng theo trình độ, chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm được đào tạo, kết quả khảo sát CBQL, GVMN cho thấy chỉ có 18,18% CBQL và 35,21% GVMN có ý kiến trả lời là rất hợp lý; có 70,46% CBQL và 53,99% GVMN cho là hợp lý; có 11,36% CBQL và 10,80% GVMN trả lời tương đối hợp lý (số GVMN này thường là giáo viên hợp đồng ngắn hạn với trường).
Một số trường đã mạnh dạn bố trí, sử dụng những GVMN trẻ có năng lực, có ý thức phấn đấu vươn lên, có tinh thần trách nhiệm với công việc đảm nhiệm vào những vị trí quan trọng như: tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, chủ tịch công đoàn, bồi dưỡng học sinh có năng khiếu tham gia các phong trào, hội thi do ngành tổ chức.
Mặc dù với trách nhiệm, cách làm việc khoa học, công bằng và sự khắc phục khó khăn nhưng quá trình phân công, sử dụng đội ngũ GVMN vẫn còn tồn tại một số bất cập:
- Công tác phân công, sử dụng chưa thật sự công khai, minh bạch, vẫn thiên về ưu tiên GVMN có thâm niên, GVMN trẻ ít được thử thách như tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, chủ tịch công đoàn, bồi dưỡng học sinh có năng khiếu tham gia các phong trào, hội thi do ngành tổ chức…
- Công tác phân công, sử dụng GVMN của lãnh đạo nhà trường mang tính chủ quan, làm cho một số GVMN bị động trong việc lên kế hoạch giữa công việc nhà trường với công việc cá nhân, điều này cũng đã ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả công tác sử dụng đội ngũ GVMN. Thực tế cho thấy GVMN mới ra trường thường được CBQL phân công dạy ở các điểm lẻ của trường nên ít có cơ hội dự giờ, thao giảng, học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp.
2.4.4. Thực trạng về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên mầm non huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau
Mục tiêu bồi dưỡng cho ĐNGV đứng lớp nói chung và đội ngũ GVMN nói riêng là nhằm nâng cao, hoàn thiện trình độ chính trị, có đủ phẩm chất, năng động, sáng tạo, có năng lực giải quyết những vấn đề trong quá trình giáo dục và trong cuộc sống xã hội. Trong những năm gần đây, việc bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghiệp vụ được ngành giáo dục huyện Đầm Dơi nói chung và các trường mầm non, mẫu giáo nói riêng xác định là rất quan trọng và đã có sự chuyển biến tích cực đáng kể.
Tuy nhiên, đứng trước những yêu cầu đổi mới về giáo dục và phát triển đội ngũ GVMN trong giai đoạn hiện nay thì công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của các trường mầm non, mẫu giáo vẫn còn những biểu hiện bất cập: kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chưa cụ thể, việc xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ chưa mang tính chiến lược lâu dài và không dựa trên các cơ sở khoa học lâu dài, không dựa trên các cơ sở
khoa học về vấn đề phát triển đội ngũ giáo viên. Ngoài các nội dung, hình thức bồi dưỡng đội ngũ GVMN được Sở GD&ĐT tổ chức thì các trường cũng chủ động áp dụng nhiều hình thức bồi dưỡng khác nhau (bồi dưỡng tại chỗ, bồi dưỡng tập trung) phù hợp với điều kiện từng nhà trường, từng giáo viên. Khảo sát thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GVMN các trường mầm non, mẫu giáo ở huyện Đầm Dơi được thể hiện qua bảng 2.14 a và 2.14b.
Bảng 2.14 a: Thực trạng về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên mầm non ở huyện Đầm Dơi đến năm học 2020-2021 Nội dung CBQL GVMN 1 2 3 4 X Thứ bậc 1 2 3 4 X Thứ bậc 1. Bồi dưỡng phẩm
chất chính trị, tư tưởng đạo đức SL 10 29 5 3.11 1 106 104 3 3.48 1 % 22.73 65.91 11.36 49.77 48.83 1.41
2. Đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ SL 6 30 8 2.95 2 60 135 18 3.19 4 % 13.64 68.18 18.18 28.17 63.38 8.45
3. Đào tạo, bồi dưỡng trình độ ngoại ngữ, tin học
SL 1 7 32 4 2.11 6 104 87 22 3.38 2 % 2.27 15.91 72.73 9.0 9 48.83 40.85 10.32 4. Bồi dưỡng năng
lực sư phạm
SL 3 35 6
2.93 3 82 108 23 3.27 3 % 6.82 79.54 13.64 38.50 50.70 10.80
5. Việc tự đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ của đội ngũ GVMN SL 3 30 11 2.81 4 46 125 42 3.01 5 % 6.82 68.18 25.00 21.60 58.69 19.71 6. Nội dung khác SL 4 26 13 1 2.75 5 41 87 80 5 2.76 6 % 9.09 59.09 29.55 2.2 7 19.25 40.85 37.55 2.3 5
Bảng 2.14 b: Kết quả công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên mầm non ở huyện Đầm Dơi đến năm học 2020-2021 Nội dung CBQL GVMN 1 2 3 4 X Thứ bậc 1 2 3 4 X Thứ bậc 1. Bồi dưỡng phẩm chất chính trị, tư tưởng đạo đức SL 22 18 4 3.40 1 126 78 9 3.54 1 % 50 40.91 9.09 59.15 36.62 4.23
2. Đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ SL 12 22 10 3.04 5 59 63 91 2.84 6 % 27.27 50 22.73 27.70 29.58 42.72
3. Đào tạo, bồi dưỡng trình độ ngoại ngữ, tin học
SL 10 12 22
2.72 6
74 64 75
2.99 4 % 22.73 27.27 50 34.74 30.05 35.21
4. Bồi dưỡng năng lực sư phạm
SL 14 22 8
3.13 4 95 87 31 3.30 3 % 31.82 50 18.18 44.60 40.85 14.55
5. Việc tự đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ của đội ngũ GVMN SL 16 23 5 3.25 2 118 74 21 3.45 2 % 36.36 52.27 11.36 55.40 34.74 9.86 6. Nội dung khác SL 19 17 6 2 3.20 3 63 71 79 2.92 5 % 43.18 38.64 13.64 4.5 4 29.58 33.33 37.09
Ghi chú: 1: Rất tốt; 2: Tốt; 3: Trung bình; 4: Chưa tốt
Qua bảng 2.14 a,b ta thấy: nội dung bồi dưỡng phẩm chất chính trị, tư tưởng đạo đức cho đội ngũ GVMN được quan tâm và đạt kết quả cao nhất. Thực tế những năm qua, các trường tạo điều kiện về thời gian, hỗ trợ kinh phí và có cơ chế khuyến khích đối với người tham gia các lớp bồi dưỡng ngắn hạn cũng như dài hạn và theo học những bậc học cao hơn. Mặc dù đội ngũ GVMN còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống nhưng số GVMN tham gia học đại học ngày càng nhiều (hiện có 70,17% GVMN có bằng đại học). Ngoài ra các trường cũng tạo điều kiện cho GVMN được đi đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Các trường cũng chú trọng việc tổ chức các buổi hội thảo, chuyên đề về giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, đổi mới PPDH theo hướng dạy học tích cực và theo nhu cầu, hứng thú của trẻ. Kết quả điều tra thực tế cho thấy 81,82% CBQL và 91,55% GVMN khẳng định đào tạo bồi dưỡng GVMN có hiệu quả rất tốt và tốt đối với việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; 18,18%
CBQL, 8,45% GVMN cho rằng công việc này đạt mức trung bình.
Công tác bồi dưỡng năng lực sư phạm cũng được các trường và GVMN quan tâm, thực tế có 86,36% CBQL và 89,20% GVMN cho rằng kết quả công tác này là rất tốt và tốt. 18.18% CBQL và 10,80% cho rằng công việc này ở mức trung bình.
Công tác tuyên truyền về phương pháp tự bồi dưỡng đối với mỗi GVMN, đa số GVMN rất tự giác, họ coi đó là nhiệm vụ, là cách để nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm, họ tự bồi dưỡng bằng nhiều cách như trao đổi chuyên môn với đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường, tự nghiên cứu tài liệu, truy cập tài liệu, học tập trên Internet, …trong khi đó một bộ phận GVMN lại chỉ trông chờ vào các đợt bồi dưỡng tập trung. Qua khảo sát có tới 25% CBQL và 21,6% GVMN cho rằng việc bồi