Phát triển đội ngũ giáo viên mầm non

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 28)

8. Bố cục của luận văn

1.2.5. Phát triển đội ngũ giáo viên mầm non

Phát triển đội ngũ giáo viên nói chung, phát triển đội ngũ giáo viên mầm non nói riêng thực chất là quá trình xây dựng và phát triển các yếu tố cơ bản về: số lượng, cơ cấu, chất lượng, tạo sự đồng thuận cao trong đội ngũ giáo viên mầm non, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chung.

Phát triển đội ngũ giáo viên mầm non là tổng hợp các tác động của các chủ thể quản lý trong các nhà trường (cơ sở giáo dục) mầm non đến đội ngũ giáo viên mầm non nhằm làm cho đội ngũ này có đủ về số lượng, chuẩn về chất lượng, hợp lý về cơ cấu đảm bảo cho họ thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non và không ngừng phát triển đáp ứng đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục hiện nay.

Mục tiêu, yêu cầu phát triển đội ngũ giáo viên mầm non là thường xuyên đảm bảo cho đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn luôn có đủ số lượng, cơ cấu hợp lý, chất lượng cao, đạt chuẩn quy định và ngày càng biến đổi, nâng lên trong từng giai đoạn. Trong phát triển về chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, việc phát triển năng lực chăm sóc, giáo dục trẻ của đội ngũ này là nội dung trọng tâm, cấp bách và quan trọng nhất để đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa đội ngũ giáo viên mầm non và phát triển trong từng giai đoạn. Đây là một nhiệm vụ vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt vừa mang tính chiến lược lâu dài, nhằm tạo tiền đề cơ sở để thực hiện thành công công cuộc đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non thể hiện ở nhiều mặt: đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, đảm bảo về trình độ đào tạo và có phẩm

chất chính trị, đạo đức, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Phát triển đội ngũ giáo viên mầm non chính là cụ thể của phát triển nguồn nhân lực trong GD&ĐT. Phát triển đội ngũ giáo viên mầm non là phát triển nhân lực sư phạm trong trường học. Đó là quá trình thực hiện các nội dung về tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và tạo môi trường sư phạm thuận lợi nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giảng dạy của giáo viên mầm non đáp ứng mục tiêu đào tạo của nhà trường.

Dưới góc độ đổi mới quản lý giáo dục có thể hiểu một cách cụ thể hơn: phát triển đội ngũ giáo viên mầm non là các chính sách, chương trình và biện pháp của các cấp quản lý giáo dục và cá nhân giáo viên mầm non nhằm tăng cường về số lượng, chất lượng và cơ cấu để họ có thể đáp ứng tốt hơn các yêu cầu trong tiến trình đổi mới giáo dục hiện nay.

Như vậy, qua việc phân tích trên, cho phép chúng ta khẳng định rằng: Phát triển đội ngũ giáo viên mầm non là làm cho đội ngũ đó được biến đổi theo chiều hướng đi lên, phát triển đội ngũ giáo viên mầm non đủ về số lượng, từng bước nâng cao chất lượng và đồng bộ về cơ cấu. Đồng thời, phát triển đội ngũ giáo viên mầm non là phải thực hiện tốt tất cả các khâu từ việc quy hoạch, tuyển chọn, bổ nhiệm sử dụng hợp lý, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, sàng lọc đội ngũ giáo viên mầm non.

1.3. Yêu cầu phát triển đội ngũ giáo viên mầm non trong bối cảnh đổi mới giáo dục

1.3.1. Vai trò của giáo viên mầm non

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ cho trẻ em. Những kỹ năng mà trẻ được tiếp thu qua chương trình chăm sóc giáo dục mầm non sẽ là nền tảng cho việc học tập và thành công sau này của trẻ. Do vậy, phát triển giáo dục mầm non, tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ là yếu tố quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.

Những năm đầu đời đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách và phát triển năng lực của trẻ, bởi tuy trẻ bẩm sinh đã có khả năng tiếp thu học tập, não bộ đã được lập trình để tiếp nhận các thông tin cảm quan và sử dụng để hình thành hiểu biết và giao tiếp với thế giới, nhưng thiên hướng học tập của trẻ có thể bị hạn chế bởi nhiều yếu tố như thể chất, nhận thức và tình cảm xã hội. Việc được hưởng sự chăm sóc và phát triển tốt từ lứa tuổi trẻ thơ sẽ góp phần tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển trong tương lai của trẻ. Giáo dục mầm non sẽ chuẩn bị cho trẻ những kỹ năng như tự lập, sự kiềm chế, khả năng diễn đạt rõ ràng, đồng thời hình thành hứng thú đối với việc đến trường tiểu học, tăng khả năng sẵn sàng để bước vào giai đoạn giáo dục phổ thông.

Giáo viên mầm non không chỉ là người chăm lo, dạy dỗ cho các cháu nhỏ, mà còn là những người đặt nền móng đầu tiên cho bước đường trưởng thành của một đứa trẻ. Bên cạnh bố mẹ thì giáo viên mầm non là người để trẻ có thể tin tưởng, có cảm giác được quan tâm bảo vệ.

Không chỉ vậy, các cô là người dạy trẻ những bài học “vỡ lòng” về cách cư xử lễ phép với người lớn, tôn trọng mọi người xung quanh và phân biệt được điều tốt, xấu trong cuộc sống. Một đứa trẻ non nớt sẽ được học những điều đốt đẹp đầu tiên và người xây dựng nền móng cho những tâm hồn lương thiện ngoài cha mẹ thì không ai khác chính là các cô giáo mầm non - người mẹ hiền thứ 2 của các con.

Ngoài ra, vai trò của giáo viên mầm non trong xã hội không chỉ là người dạy học, chăm lo bữa ăn giấc ngủ cho các bé mà còn là người ươm mầm trí tuệ, khai sáng tài năng. Qua những bài học trên lớp, qua những trò chơi và thời gian gần gũi với các bé, đồng thời với khả năng khéo léo của mình các cô sẽ dễ dàng khám phá được tài năng của trẻ để từ đó giúp gia đình đưa ra những định hướng tốt nhất cho tương lai của con em họ.

1.3.2. Mục tiêu phát triển đội ngũ giáo viên mầm non

Mục tiêu là xây dựng đội ngũ giáo viên mầm non được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh về chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của giáo viên mầm non.

Theo Điều 23 Luật giáo dục năm 2019 thì mục tiêu của giáo dục mầm non là: “Giáo dục mầm non nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một”. Với mục tiêu trên nhằm hình thành ở trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đó là:

- Khỏe mạnh, nhanh nhẹn, cơ thể phát triển hài hòa, cân đối;

- Giàu lòng yêu thương, biết quan tâm, nhường nhịn, giúp đỡ những người gần gũi (bố mẹ, cô giáo, bạn bè...) thật thà, lễ phép, mạnh dạn, hồn nhiên;

- Yêu thích cái đẹp, biết giữ gìn cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp ở xung quanh;

- Thông minh, ham hiểu biết, thích khám phá tìm tòi, có một số kỹ năng sơ đẳng (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp, suy luận) cần thiết để vào trường phổ thông, thích đi học.

1.3.3. Sự cần thiết phát triển đội ngũ giáo viên mầm non

Đội ngũ giáo viên mầm non giữ vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ góp phần phát triển con người toàn diện, chuẩn bị cho các em có một sức khỏe tốt để học tập, lao động, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, trở thành những

người có ích cho xã hội.

Đảng và nhà nước ta luôn luôn quan tâm đến sự nghiệp chăm sóc và phát huy yếu tố con người. Điều đó xuất phát từ nhận thức sâu sắc những giá trị lớn lao và ý nghĩa quyết định của yếu tố con người, chủ thể của mọi sáng tạo, mọi nguồn của cải vật chất và văn hóa, mọi nền văn minh.

1.3.4. Yêu cầu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của giáo viên mầm non

- Đạo đức nhà giáo: Đạo đức nhà giáo là phẩm chất của người giáo viên được hình thành do tu dưỡng, rèn luyện theo các quy định, tiêu chuẩn, yêu cầu... trong hoạt động nghề nghiệp của người giáo viên và trong cuộc sống với tư cách một nhà giáo, được thể hiện ra bên ngoài qua nhận thức, thái độ và hành vi của họ.

- Đạo đức của người giáo viên mầm non: Là những phẩm chất của người giáo viên mầm non được hình thành do tu dưỡng, rèn luyện theo các quy định, tiêu chuẩn, yêu cầu... trong chăm sóc và giáo dục trẻ em và trong cuộc sống với tư cách một nhà giáo được thể hiện ra bên ngoài qua nhận thức, thái độ, hành vi.

- Yêu cầu đạo đức nhân cách của người giáo viên mầm non: Dựa vào phẩm chất đạo đức trong mô hình nhân cách của người giáo viên mầm non, các quy định về đạo đức người giáo viên mầm non, trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ, giáo viên cần tuân thủ các yêu cầu sau:

- Yêu nghề, tâm huyết với nghề, có ý thức giữ gìn danh dự, lương tâm nhà giáo; có tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác; có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, đối xử hòa nhã với trẻ, đồng nghiệp, sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của trẻ, đồng nghiệp và cộng đồng, được đồng nghiệp, người dân tín nhiệm và trẻ yêu quý.

Yêu thương, tôn trọng và công bằng với trẻ.

Không phân biệt đối xử với trẻ và chấp nhận sự đa dạng của trẻ. Tận tụy chăm sóc trẻ và kiên nhẫn trong giáo dục mầm non.

Xây dựng mối quan hệ thân mật, gần gũi, ân cần, chu đáo với trẻ ở các độ tuổi khác nhau (tuổi nhà trẻ và tuổi mẫu giáo).

Coi trọng tính tích cực, chủ động, sáng tạo cá nhân của trẻ mầm non; động viên khuyến khích trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động chung/nhóm.

Xây dựng và duy trì việc phối hợp với gia đình trong việc chăm sóc - giáo dục trẻ; tuyên truyền về trẻ và phổ biến thông tin về phương pháp giáo dục trẻ.

Tân tụy với công việc; thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội duy của đơn vị, nhà trường, của ngành, sẵn sàng khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.

Thực hiện các nhiệm vụ được phân công.

Thực hiện phê bình và tự phê bình thường xuyên, nghiêm túc; thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của giáo dục.

Chấp hành kỉ luật lao động, chịu trách nhiệm về chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở nhóm lớp được phân công.

Không có biểu hiện tiêu cực trong cuộc sống, trong chăm sóc, giáo dục trẻ. Không vi phạm các quy định về hành vi nhà giáo không được làm.

Bên cạnh đó, mỗi giáo viên mầm non đều phải hiểu được đặc điểm lao động của nghề là: luôn thể hiện các chức năng chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ thơ, lấy quan hệ tình cảm yêu thương mẹ - con làm yếu tố quyết định. Vì thế, lòng yêu trẻ là phẩm chất số 1 trong nhân cách một giáo viên mầm non đích thực.

Giao tiếp, ứng xử với trẻ mầm non với trẻ mầm non là quá trình tương tác của giáo viên mầm non với trẻ, những phản ứng hành vi của giáo viên nảy sinh trong quá trình giao tiếp với trẻ do những rung cảm cá nhân kích thích nhằm lĩnh hội, truyền đạt những tri thức, vốn kinh nghiệm của cá nhân xã hội trong những tình huống nhất định.

1.3.5. Yêu cầu về năng lực của giáo viên mầm non

Đối với giáo viên mầm non, khác với giáo viên các bậc học khác, để thực hiện tốt hoạt động cụ thể của mình, đó là nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục các cháu, người giáo viên phải có những năng lực nhất định như:

Khi nói đến hoạt động giáo dục trẻ thì người giáo viên cần có năng lực xây dựng chương trình giáo dục, năng lực lập kế hoạch giáo dục dài hạn, năng lực xây dựng môi trường giáo dục thân thiện cho trẻ, năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục..., và kèm theo các kỹ năng cụ thể.

Khi nói đến hoạt động chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho trẻ thì người giáo viên cần có: năng lực trong thái độ ứng xử và ý thức trong việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ nhỏ, năng lực truyền đạt và hướng dẫn trẻ thực hiện những yêu cầu của giáo viên, năng lực tổ chức thực hiện việc chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho trẻ. Những năng lực này được thể hiện qua hàng loạt các kỹ năng trong khi làm việc với trẻ như những kĩ năng tổ chức cho trẻ ăn, ngủ, kỹ năng tổ chức cho trẻ vệ sinh cá nhân, ...

Đứng trước thời kỳ đổi mới của đất nước, người giáo viên mầm non rất cần thiết phải rèn luyện và nâng cao năng lực nghề nghiệp của mình, đặc biệt là năng lực sư phạm.(Gồm các năng lực thuộc về nhân cách; các năng lực dạy học; các năng lực tổ chức - giao tiếp). Giáo viên có những năng lực sư phạm là người đã tích lũy được vốn tri thức, hiểu biết về kĩ năng nhất định để làm được những công việc chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non.

Ngoài ra, để thuận lợi trong quá trình lựa chọn việc làm, hay có thể thành công hơn trong nghề nghiệp sau này, giáo viên mầm non cần phải có năng lực sư phạm chuyên biệt, như: hát hay, múa dẻo, đàn giỏi, vẽ tranh đẹp, làm đồ chơi tài tình, kể chuyện hấp dẫn,... Những năng lực chuyên biệt này sẽ giúp họ có được những hoạt động mang tính hấp dẫn, sinh động, gây được nhiều hứng thú đối với trẻ nhỏ, có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành cảm xúc thẩm mĩ, đạo đức của các em. Đây cũng là những mặt mạnh, là những đánh giá nổi bật về khả năng của người giáo viên mầm non.

1.3.6. Yêu cầu về số lượng, cơ cấu

- Số lượng đội ngũ giáo viên các trường Mầm non, Mẫu giáo được xác định bởi số lớp học và định mức biên chế giáo viên theo định mức biên chế của Thông tư 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV, ngày 16 tháng 3 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ Thông tư liên tịch quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập là:

Những nơi bố trí đủ số trẻ tối đa theo nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo theo quy định (Đối với Nhóm trẻ từ 3 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi: 15 trẻ; Nhóm trẻ từ 13 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi: 20 trẻ; Nhóm trẻ từ 25 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi: 25 trẻ. Lớp mẫu giáo 3 tuổi đến 4 tuổi: 25 trẻ; Lớp mẫu giáo 4 tuổi đến 5 tuổi: 30 trẻ; Lớp mẫu giáo 5 tuổi đến 6 tuổi: 35 trẻ. Khi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có 01 trẻ khuyết tật học hòa nhập thì sĩ số của nhóm, lớp được giảm 05 trẻ. Mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo không quá 02 trẻ khuyết tật) thì định mức giáo viên mầm non được xác định như sau:

Đối với nhóm trẻ: Bố trí tối đa 2,5 giáo viên/nhóm trẻ; Đối với lớp mẫu giáo học 02 buổi/ngày: Bố trí tối đa 2,2 giáo viên/lớp; Đối với lớp mẫu giáo học 01 buổi/ngày: Bố trí tối đa 1,2 giáo viên/lớp. Những nơi không đủ số trẻ để bố trí theo

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)