Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên mầm non

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 96 - 100)

8. Bố cục của luận văn

3.3.4. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên mầm non

huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau

3.3.4.1. Mục tiêu của biện pháp

làm thường xuyên, liên tục và lâu dài để xây dựng một đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, phù hợp về cơ cấu và có chất lượng cao, phục vụ cho chiến lược phát triển lâu dài của nhà trường. Mặt khác, công tác đào tạo, bồi dưỡng GVMN còn mang tính cấp bách bởi nhà trường phải thực hiện ngay những yêu cầu của năm học, những chỉ đạo của ngành nhằm nâng cao chất lượng giáo dục như đổi mới chương trình, đổi mới phương pháp dạy học…

Công tác đào tạo, bồi dưỡng sẽ đẩy mạnh sự phát triển về chuyên môn, nghiệp vụ của tất cả giáo viên, nâng cao chất lượng hoạt động dạy và học trong nhà trường.

Tham gia hoạt động đào tạo, bồi dưỡng sẽ giúp cho GVMN thuận lợi khi làm việc với chương trình mới, có thái độ tích cực và thích ứng với những thay đổi nhanh và thách thức của thời đại.

Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng sẽ khuyến khích GVMN làm việc chăm chỉ, tích cực để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.

Khi tham gia bồi dưỡng thường xuyên sẽ góp phần nâng cao ý thức, phương pháp, kỹ năng, thói quen tự học của GVMN.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng còn giúp GVMN có cảm nhận, tự đánh giá tốt hơn khi họ hoàn thành công việc và có sự tiến bộ trong công tác.

Phẩm chất và năng lực đội ngũ GVMN là một trong những yếu tố quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục của nhà trường. Đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao phẩm chất và năng lực là yêu cầu mang tính tất yếu trong sự nghiệp phát triển giáo dục nói chung và trong việc thực hiện mục đích phát triển giáo dục mầm non nói riêng.

Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GVMN nhằm trang bị kiến thức, truyền thụ kinh nghiệm hình thành kỹ năng, kỹ xảo trong hoạt động, hình thành nên phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức và tâm lý, tạo nên những mẫu hình con người đặc trưng và tương ứng với một xã hội nhất định, tạo ra năng lực hoạt động cho mỗi con người.

Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên nói chung và đội ngũ GVMN nói riêng về năng lực chuyên môn nghiệp vụ là yêu cầu thường xuyên, liên tục đối với nghề dạy học. Nó có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng dạy học của nhà trường cũng như đối với chính bản thân GVMN.

Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nhận thức và sự hiểu biết toàn diện cho GVMN trên các lĩnh vực: chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ… Qua đó, giúp GVMN theo kịp sự phát triển và yêu cầu của xã hội đối với nhà trường trong việc đổi mới chương trình, phương pháp dạy học cấp mầm non hiện nay.

Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ GVMN theo quy định của Bộ GD&ĐT.

3.3.4.2. Nội dung của biện pháp

dung cần bồi dưỡng của mỗi GVMN, trên tinh thần bồi dưỡng những vấn đề mà GVMN còn yếu, còn thiếu. Nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu của công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của GVMN.

Cải tiến công tác tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch bồi dưỡng đã được xây dựng từ đầu năm để có hiệu quả cao nhất.

Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng, đánh giá phải trung thực, khách quan tránh cào bằng.

Nội dung đào tạo bồi dưỡng phải căn cứ vào yêu cầu, mục đích, nhiệm vụ, tiêu chuẩn và những phẩm chất, năng lực còn hạn chế của GVMN để xây dựng cho phù hợp với yêu cầu thiết thực. Bên cạnh đó, từ yêu cầu đấu tranh về mặt chính trị, tư tưởng, với các thế lực thù địch, nội dung đào tạo bồi dưỡng cần chú ý tập trung đào tạo bồi dưỡng chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước để nâng cao bản lĩnh chính trị, lập trường, quan điểm giai cấp nói chung và trong lĩnh vực giáo dục đào tạo nói riêng.

Nội dung của đào tạo, bồi dưỡng được quy định bởi nội dung của các phẩm chất và năng lực định hướng phát triển của GVMN; đào tạo, bồi dưỡng còn là hoạt động nhằm khắc phục mặt tiêu cực, phát huy mặt tích cực trong mỗi con người, bù đắp những thiếu hụt, khiếm khuyết của mỗi cá nhân trong quá trình hoạt động. Quá trình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng là quá trình tạo ra chất mới và sự phát triển toàn diện trong mỗi con người.

Về nội dung đào tạo bồi dưỡng còn đặc biệt hướng đến việc bồi dưỡng nhằm khắc phục hạn chế năng lực hành động: năng động, sáng tạo, cũng như bồi dưỡng năng lực tổ chức, kiểm tra, đánh giá cho đội ngũ GVMN. Cùng với tiến trình đổi mới đất nước, GVMN phải thành thạo sử dụng máy tính, các thiết bị văn phòng hiện đại và giao tiếp phổ thông bằng một ngoại ngữ.

3.3.4.3. Cách thức thực hiện biện pháp

- Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng được thực hiện bằng nhiều hình thức phong phú đặc biệt là hình thức bồi dưỡng tại cơ sở, tại trường góp phần xây dựng tinh thần cộng tác, làm việc theo tổ, nhóm trong nhà trường.

- Để có một chương trình đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ GVMN tốt, CBQL cần quan tâm đến các bước sau:

+ Xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng. + Xác định mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng.

+ Lựa chọn đối tượng cần đào tạo, bồi dưỡng và người quản lý.

+ Xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng, và lựa chọn phương pháp đào tạo, bồi dưỡng.

+ Lựa chọn báo cáo viên. + Dự trù kinh phí.

+ Đánh giá chương trình và kết quả đào tạo, bồi dưỡng.

+ Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chỉ thật sự mang lại hiệu quả cao khi nó trở thành nhu cầu và có sự tự nguyện, tự giác của mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên.

- Hiệu trưởng các trường cần đánh giá đúng thực trạng năng lực chuyên môn của đội ngũ GVMN trường mình. Mỗi GVMN tự xác định yêu cầu bồi dưỡng của bản thân về nội dung cần bồi dưỡng, mức độ cần đạt, thời gian hoàn thành. Trên cơ sở đó, hiệu trưởng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng của nhà trường gồm các mặt:

- Những nội dung bồi dưỡng.

+ Đào tạo, bồi dưỡng về tư tưởng chính trị, đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng, đạo đức lối sống.

+ Đào tạo, bồi dưỡng những kiến thức pháp luật. + Đào tạo, bồi dưỡng những kiến thức vể quản lý.

+ Đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn - nghiệp vụ: bồi dưỡng theo chu kỳ thường xuyên, bồi dưỡng chuẩn hóa, trên chuẩn, bồi dưỡng chuyên đề nâng cao, đổi mới phương pháp dạy học, những kiến thức tâm lý học, giáo dục học…

+ Đào tạo, bồi dưỡng về văn hoá, ngoại ngữ, tin học. + Đào tạo, bồi dưỡng sức khỏe, thể dục thể thao, văn nghệ. - Đối tượng bồi dưỡng tương ứng với từng nội dung. - Kết quả cần đạt sau khi bồi dưỡng.

- Thời gian tiến hành. - Người chỉ đạo bồi dưỡng.

- Phương pháp kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng của hiệu trưởng. - Tổ chức bồi dưỡng với những hình thức linh hoạt, đa dạng, phong phú:

+ Tổ chức cho GVMN dự giờ, thăm lớp lẫn nhau tại trường hoặc liên trường trên tinh thần học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm.

+ Tổ chức chuyên đề về đổi mới PPDH với các nội dung đa dạng như: thực nghiệm phương pháp giảng dạy mới, phương pháp thực hành, phương pháp trải nghiệm.

+ Tổ chức giao lưu, trao đổi với GVMN các trường bạn.

+ Tăng cường tổ chức thao giảng, hội giảng, tham gia thi giáo viên dạy giỏi các cấp nhằm rút kinh nghiệm về chuyên môn, nghiệp vụ, đi sâu giúp đỡ GVMN mới ra trường, GVMN yếu kém về chuyên môn, nghiệp vụ bằng các hình thức: kèm cặp giúp đỡ, tăng cường trao đổi, sinh hoạt chuyên môn, dự giờ thao giảng.

Dơi, Phòng GD&ĐT huyện phải giữ vai trò điều phối trong các hoạt động chuyên môn như: dự giờ rút kinh nghiệm, thao giảng, mở chuyên đề, giao lưu giữa các trường để giúp đỡ những trường có ít GVMN và GVMN có chuyên môn chưa tốt.

- Phân công nhiệm vụ tự bồi dưỡng cho GVMN: Căn cứ vào kế hoạch của Phòng GD&DT, căn cứ vào trình độ, năng lực của từng cá nhân, hiệu trưởng giao nhiệm vụ tự bồi dưỡng cho mỗi GVMN theo kế hoạch đã đề ra. Cách làm này hiệu quả và tận dụng được thời gian của từng cá nhân, vì mỗi người ngoài nhu cầu chung còn có nhu cầu riêng như tự học để nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học...

- Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và đánh giá kết quả bồi dưỡng, tự bồi dưỡng của cán bộ, GVMN theo kế hoạch đăng ký đầu năm. Để thực hiện tốt công tác này, cần xây dựng lực lượng kiểm tra có đủ năng lực gồm lãnh đạo nhà trường, tổ trưởng chuyên môn, một số GVMN giỏi; phân công trách nhiệm cụ thể, thực hiện đúng lịch kiểm tra thường xuyên, định kỳ và tổ chức đánh giá chính xác kết quả bồi dưỡng của GVMN; tiến hành sơ kết, tổng kết theo học kỳ, năm học.

- Khuyến khích, động viên, giúp đỡ, cử GVMN đi dự học các lớp bồi dưỡng để nâng cao trình độ về chính trị, chuyên môn nghiệp vụ do Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Bộ GD&ĐT tổ chức. Tạo điều kiện cho GVMN học các lớp chuyên sâu, các lớp trên chuẩn (đại học, sau đại học).

3.3.4.4. Các điều kiện hỗ trợ biện pháp

- Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, bồi dưỡng

- Xây đựng đội ngũ cốt cán về chuyên môn của nhà trường gồm những GVMN giỏi, có năng lực về chuyên môn, làm nhiệm vụ tư vấn và giúp đỡ đồng nghiệp trong công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.

- Tạo mọi điều kiện thuận lợi về CSVC trong tình trạng hiện nay còn khó khăn và thiếu về thiết bị, đồ dùng đồ chơi, phương tiện dạy học. Do đó, các trường cần sử dụng ngân sách một cách hợp lí, vận động phụ huynh, các tổ chức, đoàn thể hỗ trợ kinh phí để mua sắm các thiết bị và đồ dùng dạy học, có máy tính kết nối mạng Internet.

- Lãnh đạo các của các trường cũng cần tạo điều kiên thuận lợi về thời gian cho GVMN học tập, nghiên cứu các nội dung bồi dưỡng; phân công chuyên môn hợp lý; cải tiến lịch họp, lịch công tác dành thời gian cho GVMN tự học để nâng cao trình độ chuyên môn.

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 96 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)