Đặc điểm sinh thái học

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh thái của loài chà vá chân xám (pygathrix cinerea nadler, 1997) tại xã tam mỹ tây, huyện núi thành, tỉnh quảng nam (Trang 26 - 27)

4. Bố cục đề tài

1.3.5. Đặc điểm sinh thái học

* Thời gian hoạt động: Chà vá chân xám là loài hoạt động ban ngày và

sống chủ yếu trên cây [52], nhưng thỉnh thoảng có thể xuống đất để uống nước hoặc liếm chất khoáng trong đất [79]. Trong ngày, CVCX thường bắt đầu hoạt động từ 5:00 – 6:00 sáng và kết thúc hoạt động trong ngày vào lúc 17:00 – 17:45. Thời gian hoạt động trong ngày có sự thay đổi theo mùa và từng tháng trong năm [14] [52].

* Quỹ thời gian dành cho các hoạt động trong ngày: Quần thể CVCX

ở VQG KKK dành thời gian nhiều nhất cho việc nghỉ ngơi (37,01%), tiếp theo là hoạt động di chuyển (25,81%) và hoạt động xã hội 25,14%, quỹ thời gian ăn chỉ chiếm 11,92%. Quỹ thời gian dành cho các hoạt động có sự thay đổi ở các độ tuổi, giới tính, theo các tháng, và theo mùa trong năm. Trong hoạt động ăn, có 2 thời điểm CVCX ăn nhiều nhất trong ngày là 6h00 và 16h00 và thời gian nghỉ ngơi thường rơi vào lúc 9h00 và 13h00. Mùa mưa, CVCX dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi (41%) so với mùa khô (31%) và ngược lại thời gian di chuyển trong mùa mưa ít hơn (22%) so với mùa khô (31%) [52] [14].

* Cấu trúc bầy đàn: CVCX có 4 kiểu cấu trúc bầy đàn gồm: (1) đàn đơn

các con đực (AMU); (4) Các con đực đi lang thang một mình. Trong đó, cấu trúc kiểu OMU được xem là cấu trúc cơ bản nhất và có tình bền vững của loài CVCX. Kiểu cấu trúc MM/MFMU được hình thành qua quá trình sáp nhập từ 2 hoặc nhiều đàn OMU với nhau, có thể duy trì trong thời gian ngắn hoặc dài nhưng không bền vững. Đàn CVCX cấu trúc kiểu MM/MFMU có số lượng nhiều nhất ghi nhận ở VQG KKK lên đến 82 cá thể [52].

* Thành phần thức ăn: Chà vá chân xám chủ yếu ăn lá cây, nhưng thành

phần thức ăn có bao gồm nhiều loại quả, các loại hạt, hoa, cuống lá, và vỏ cây. Cụ thể, lá chiếm tỉ lệ 58,8% bao gồm 49,5% lá non và 9,3% lá già. Các loại quả và hạt chiếm tỉ lệ 40,0% bao gồm 21,9% quả chín và 19,1% quả chưa chín. Thành phần thức ăn cũng có sự thay đổi theo độ tuổi, giới tính, và theo mùa. Các loài cây là thức ăn của CVCX khá đa dạng và thay đổi tùy thuộc vào thành phần loài cây có trong vùng sống [52] [14].

* Sinh sản: Cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào về tập tính sinh sản

của loài CVCX ngoài tự nhiên. Trung tâm EPRC đã thành công trong việc cho sinh sản trong điều kiện chuồng nuôi. Kết quả cho thấy, CVCX có thể sinh con trong bất kỳ thời gian nào trong năm, tuy nhiên cao điểm từ tháng 1 đến tháng 3. Có 16 cá thể con non của loài CVCX đã sinh ra ở EPRC thì có 7 cá thể sinh ra từ tháng 1 đến tháng 3 [79].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh thái của loài chà vá chân xám (pygathrix cinerea nadler, 1997) tại xã tam mỹ tây, huyện núi thành, tỉnh quảng nam (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)