Hiện trạng bảo tồn quần thể Chà vá chân xám tại xã Tam Mỹ Tây

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh thái của loài chà vá chân xám (pygathrix cinerea nadler, 1997) tại xã tam mỹ tây, huyện núi thành, tỉnh quảng nam (Trang 47)

4. Bố cục đề tài

3.1. Hiện trạng bảo tồn quần thể Chà vá chân xám tại xã Tam Mỹ Tây

3.1.1. Tình trạng phân bố và trữ lượng quần thể.

Qua phỏng vấn, xác định được 10 khoảnh rừng nhỏ phân tán rải rác trong địa bàn xã TMT có các đàn CVCX sinh sống. Trong đó, có 4 vị trí đã khảo sát bởi Bùi Văn Tuấn và cộng sự (2019) [36] và 6 điểm chưa có khảo sát nào trước đây. Ngoài ra, có thông tin về các điểm phân bố của loài ở các khu rừng giáp ranh với xã TMT. Sau 27 ngày khảo sát, ghi nhận 12 đàn CVCX với số lượng khoảng 99 - 104 cá thể ở 9 khu rừng. Các khu rừng này phân tán rải rác và hoàn toàn không có sự liên kết với nhau. Xen giữa các khu rừng có phân bố CVCX là rẫy trồng cây keo.

Cụ thể, Hòn Dồ có 3 đàn, Hòn Ông có 2 đàn, và 7 khu rừng còn lại có 7 đàn. Có 2 lượt khảo sát ở Hòn Bà nhưng không thấy CVCX. Các điểm có số lượng cá thể được đếm chính xác gồm Hòn Dồ (n=31), Hòn Ông (n=16), Hòn Nhọn (n=15), Hòn Dương Bản Lầu (n=9), Hòn Dương Bông (n=6), và Hố Băng (n=7). Hòn Nà Lấm và Hòn Bà, lượt khảo sát thứ nhất ghi nhận mỗi điểm có 1 đàn CVCX với 5 cá thể, nhưng lượt khảo sát thứ 2 thì ở Hòn Nà Lấm thấy 2 cá thể và Hòn Bà thấy 3 cá thể (Bảng 3.1).

Bảng 3.1. Điểm khảo sát và ghi nhận CVCX tại xã Tam Mỹ Tây.

Điểm KS Tọa độ điểm

KS Độ cao Diện tích (ha) SL người KS Lượt KS SL đàn SL cá thể (n)

Dương Bông(a) N15.39494°

E108.56707° 230m 6.93 1 4 1 7

Hòn4 Dồ(a) 239m 10.57 4 5 1 17

N15.39584° E108.57513° 1 6 1 8 Hòn Ông(a) N15.39939° E108.58100° 260m 3.1 1 6 1 10 1 6 Hòn Dương Bản Lầu(a) N15.40330° E108.58942° 110m 8.4 1 3 1 9 Hòn Bằng Trục(a) N15.38214° E108.56493° 287m 0.5 (c) 1 1 1 5 - 3 Hòn Bà(b) N15.38056° E108.57156° 105m 1.5 (c) 1 2 0 0 Hòn Nà Lấm(b) (*) N15.39525° E108.55194° 200m 1.0(c) 1 2 1 5 - 2 5Hố Băng(b) (*) N15.36477° E108.60551° 400m 10.5 (c) 1 1 1 7 Hòn Rơm(b) N15.35278° E108.58111° 450m 20 (c) 1 1 1 9 Hòn Nhọn(b) N15.35762° E108.59140° 600m 25 (c) 1 1 1 15 Tổng 86.0 27 12 99-104

Ghi chú: (a): các điểm đã có ghi nhận phân bố của CVCX trước nghiên cứu này;

(b): các điểm khảo sát mới; (c): diện tích ước tính vì chưa có số liệu đo đạc thực tế; SL:

số lượng; (*): số lượng cá thể giảm do bị tác động. KS: khảo sát

Dựa trên bản đồ hiện trạng rừng thì các khoảnh rừng có ghi nhận CVCX thuộc kiểu rừng cây gỗ tự nhiên núi đá lá rộng thường xanh nghèo và đang phục hồi. Tổng diện tích trên thực tế ước tính khoảng 86,0 ha. Các khu rừng này có đặc điểm là bao bọc xung quanh bởi các rẫy trồng cây keo và không có sự liên kết với nhau. Vì vậy, các đàn CVCX ở xã TMT được xem như phân bố trong các ốc đảo. Khoảng cách ngắn nhất giữa rừng Hòn Dồ và Hòn Dương Bông là

300 m trên bản đồ. Khoảng cách xa nhất từ Hòn Dồ đến Hòn Nhọn khoảng 5 km và ngăn cách ở giữa là đường giao thông TL617 và khu dân cư thôn Tú Mỹ, xã TMT. Độ cao các điểm phân bố CVCX dao động từ 110 m đến 600 m so với mực nước biển (Hình 3.1).

Hình 3.1. Bản đồ tuyến khảo sát và điểm phân bố của loài Chà vá chân xám ở xã Tam Mỹ Tây.

* Thảo luận

Nghiên cứu này đã bổ sung thêm dữ liệu về phân bố của quần thể loài CVCX ở 5 điểm khảo sát mới so với kết quả nghiên cứu của Bùi Văn Tuấn và cộng sự năm 2019 [36]. Tương tự với kết quả khảo sát trong năm 2019, nghiên cứu này cũng không thấy cá thể CVCX nào ở Hòn Bà mặc dù người dân khẳng định có nhìn thấy 1 đàn CVCX ở đây. Tuy nhiên, vì không đi khảo sát ở bên trong khu rừng Hòn Bà để tìm kiếm dấu vết về sự có mặt của loài như phân,

mùi nước tiểu, thức ăn còn thừa, nên chưa thể khẳng định ở đây không có sự hiện diện của CVCX.

Có sự thay đổi về số lượng cá thể ghi nhận so với kết quả khảo sát năm 2019. Cụ thể, Hòn Dồ tăng 13 cá thể (từ 18 lên 31 cá thể) và Hòn Ông tăng thêm 2 cá thể (từ 14 lên 16 cá thể). Hòn Dương Bông và Hòn Dương Bản lầu số lượng cá thể không đổi. Sự tăng số lượng cá thể ở Hòn Ông là do có 2 con non mới sinh trong tháng 2 năm 2020. Ở Hòn Dồ, trong 13 cá thể tăng lên có 5 con non mới sinh và 8 cá thể chưa được ghi nhận trong kết quả nghiên cứu trước đây. Các cá thể này di chuyển từ Hòn Dương Bông sang Hòn Dồ.

Trong các nghiên cứu trước đây, loài CVCX được tìm thấy trong nhiều sinh cảnh rừng khác nhau từ độ cao 300 m – 1,400 m so với mực nước biển [88] [55]. Kết quả nghiên cứu này cho thấy, loài CVCX có phân bố ở các khu vực rừng thứ sinh nghèo gần biển với đai độ cao dưới 300 m.

Theo Hà Thăng Long (2020) thì số lượng cá thể CVCX ở Việt Nam là khoảng 1,500 cá thể [55]. Như vậy, quần thể CVCX ở Tam Mỹ Tây chiếm tỉ lệ không đáng kể (khoảng 6.5%).

Ngoài ra, vẫn còn các khu vực rừng có thể có CVCX phân bố nhưng chưa được khảo sát trong nghiên cứu này (Hình 3.1). Do vậy, nên tiến hành điều tra khảo sát ở quy mô rộng hơn để có đầy đủ thông tin về hiện trạng quần thể của loài CVCX ở khu vực này. Đặc biệt là khu rừng Núi Chúa thuộc xã Tam Trà và có phần liên kết với rừng ở xã TMT.

3.1.2. Các mối đe dọa đến quần thể

Săn bắt, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, chuyển đổi sinh cảnh sống, phân mảnh và bị cô lập là những nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm các quần thể linh trưởng ở Việt Nam [82] [32] [80] và trên thế giới [43] [106]. Hệ quả của những tác động này dẫn đến hơn 50% các loài linh trưởng trên thế giới đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng [39]. Quần thể CVCX ở xã TMT cũng

đang đối mặt với những mối đe dọa tương tự gồm: (1) phân tán quần thể; (2) suy giảm diện tích rừng tự nhiên; (3) săn bắn và bẫy bắt; (4) thiên tai; (5) chim ăn thịt.

(1) Phân tán quần thể

Kết quả điều tra khảo sát phân bố của quần thể CVCX ở TMT cho thấy, quần thể CVCX phân tán rải rác và cô lập giữa các rẫy trồng cây keo (minh họa trong hình 3.2). Nguyên nhân là do người dân địa phương phá rừng tự nhiên để lấy đất trồng keo bất hợp pháp từ năm 2000 đến năm 2005. Sau đó, UBND huyện Núi Thành cho phép tận dụng khai thác đất đồi núi để trồng Keo nên tình trạng phá rừng tự nhiên trồng keo diễn ra nghiêm trọng hơn [8]. Hệ quả là, khu rừng tự nhiên có quần thể Chà vá gần 40 cá thể được ghi nhận năm 2004 tại xã TMT [72] đã bị chuyển đổi thành rẫy trồng keo hiện tại. Quần thể CVCX ghi nhận năm 2004 có thể đã bị phân tán tành 4 quần thể nhỏ bị cô lập ở Hòn Dương Bông, Hòn Dồ, Hòn Ông, và Hòn Dương Bản Lầu.

Hình 3.2. Mô tả kiểu sinh cảnh sống của CVCX bị cô lập ở Hòn Dồ. Trong đợt khảo sát ngày 26 tháng 2 năm 2020, có ghi nhận được 1 đàn có 5 cá thể CVCX ở Hòn Nà Lấm và 1 đàn có 5 cá thể ở Hòn Bằng Trục. Các

rẫy keo ở xung quanh 2 khu vực này được khai thác và sau đó là "đốt thực bì6" trong tháng 5 và tháng 6 năm 2020. Những người đi khai thác keo ở 2 khu vực này cho biết, họ nhìn thấy một số cá thể CVCX đã di chuyển đi khỏi Hòn Nà Lấm và Hòn Bằng Trục. Kết quả là, đợt khảo sát thứ 2 vào ngày 3 tháng 3 năm 2021 chỉ thấy 2 cá thể ở Hòn Nà Lấm và 3 cá thể ở Hòn Bằng Trục.

Các nghiên cứu đa dạng gen các loài linh trưởng chỉ ra rằng, các quần thể nhỏ và bị cô lập do tác động bởi con người có sự đa dạng gen thấp hơn so với các quần thể cùng loài trong vùng sống rộng lớn [38]. Sự suy giảm đa dạng gen góp phần làm tăng nguy cơ tuyệt chủng của loài. Farias và cộng sự (2015) nghiên cứu về đa dạng gen của loài Saguinus bicolor trên 3 quần thể bị cô lập khoảng 6-15 năm trong đô thị và 1 quần thể ở khu bảo tồn thiên nhiên Manaus Amazonas, Brazil. Kết quả cho thấy, các quần thể bị cô lập đã xảy ra hiện tượng " nút thắt cổ chai quần thể" suy giảm về đa dạng gen nhiều hơn so với quần thể ở khu bảo tồn. Quần thể CVCX ở TMT đã bị tác động và phân tán cách đây gần 20 năm nên cũng có thể bị suy giảm đa dạng gen. Vì vậy, cần có nghiên cứu làm rõ vấn đề này.

(2) Suy giảm diện tích rừng tự nhiên

Nguyên nhân chính của sự suy giảm diện tích rừng tự nhiên – sinh cảnh sống của quần thể CVCX, là do phá rừng để lấy đất trồng keo. Theo số liệu thống kê của Chi cục kiểm lâm tỉnh Quảng Nam về hiện trạng rừng ở xã TMT giai đoạn 2007-2020 cho thấy, diện tích rừng tự nhiên giảm từ 1.375,4 ha năm 2007 xuống còn 528,1 ha năm 2020. Ở chiều ngược lại, diện tích rừng trồng (98% là cây keo) tăng từ 1.674,5 ha lên 3.751,0 ha (Bảng 3.2). Tình trạng phá rừng tự nhiên vẫn còn đang diễn ra ở các đỉnh núi phía Nam của xã TMT gần Hòn Rơm và Hòn Nhọn, và Núi Chúa. Cháy rừng tự nhiên do đốt thực bì làm

6 Đốt thực bì là đốt các phần còn lại của cây Keo gồm lá, vỏ, cành nhỏ đã khô sau khi khai thác để cải tạo đất và chuẩn bị đất trồng lại vụ keo mới.

giảm dần diện tích rừng ở Hòn Dương Bông, Hòn Dương Bản Lầu, Hòn Bằng Trục, Hòn Nà Lấm.

Bảng 3.2. Thống kê diện tích rừng ở xã TMT giai đoạn 2007-2020

Loại rừng và diện tích Năm 2007 Năm 2013 Năm 2016 Năm 2020

Rừng tự nhiên (ha) 1.375,4 671,7 638,4 528,1 Rừng trồng Keo (ha) 1.674,5 3.069,5 3.666,6 3.751,0

Nguồn: Thống kê diện tích rừng của Chi cục kiểm lâm tỉnh Quảng Nam

(3) Săn bắn và bẫy bắt

Có 15/50 người được phỏng vấn cho rằng, tình trạng săn bắn và bẫy bắt vẫn còn diễn ra trong địa bàn các xã TMT, Tam Trà, và Tam Hiệp. Năm 2014, người dân ở xã Tam Hiệp đặt bẫy ở nương rẫy (có trồng cây chuối và cây ăn quả) và có CVCX bị dính bẫy. Họ đã bắt về để làm thịt ăn. Tháng 10/2017, có người trong xã TMT dùng súng AK để săn bắn CVCX ở khu vực Hòn Dồ. Thông tin từ tổ TTTB, từ 2018-2020 đã phát hiện và thu 100 bẫy dây phanh xe trong các đợt tuần tra rừng. Trong khi đó, các đàn CVCX ở Hòn Dồ, Hòn Ông thường đi lại dưới đất để kiếm thức ăn dưới tầng thấp nên có thể bị dính bẫy. Theo thông tin từ tổ TTTB xã Tam Mỹ Tây, vẫn còn 2-3 người dùng súng săn tự chế để đi săn bắn động vật trong địa bàn xã TMT.

(4) Thiên tai

Thiên tai có thể là thời tiết thay đổi một cách không bình thường như quá lạnh, hoặc quá khô hạn, hoặc các cơn bão nhiệt đới trong khu vực. Tháng 2 năm 2008, ông Nguyễn Nhiên (Phụ lục 2) có thấy 10 - 12 cá thể CVCX ở Hòn Dồ bị chết vì thời tiết quá lạnh. Sau đó, một số người dân đã đem 3 cá thể CVCX bị chết ở Hòn Dồ về nhà để nấu ăn. Đây là năm có nhiệt độ hạ thấp nhất trong lịch sử và kéo dài liên tục hơn 30 ngày ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Nhiệt độ trung bình trong tháng 2 năm 2008 ở Tam Kỳ đo được là 17 0C [16].

Trong 3 tháng khô hạn (6, 7, 8), lớp thảm cỏ, cây bụi, và dây leo bị chết khô hoặc do thiếu nước. Các loài cây thân gỗ nhỏ cũng bị hiện tượng héo rủ lá trong mùa khô ở Hòn Dồ, Hòn Ông, Dương Bản Lầu và Hòn Dương Bông. Hiện tượng này vừa làm giảm nguồn cung thức ăn cho các đàn CVCX, vừa tiềm ẩn nguy cơ bị cháy rừng do nắng nóng hoặc do sơ suất của người dân khi đốt thực bì sau khai thác keo.

(5) Chim ăn thịt

Trong nghiên cứu này, có 3 sự kiện cụ thể liên quan đến mối quan hệ giữa CVCX và 2 loài chim ăn thịt là Spilornis cheela (6 cá thể) và Nisaetus nipalensis (4 cá thể) thường xuất hiện ở Hòn Dồ, Hòn Dương Bông, và Hòn

Ông (Hình 3.3). Loài S. cheela là chim ăn thịt cỡ trung bình, có sải cánh rộng từ 109 – 169 cm và cân nặng tối đa 1,8 kg với con trưởng thành [44]. Loài N.

nipalensis có chiều dài thân đầu khoảng 67-86 cm, chiều dài sải cánh từ 130-

164 cm. Cân nặng trung bình của con đực trưởng thành là 2,5 kg và con cái là 3,5 kg [44] [33]. Tháng 1 đến tháng10 là mùa sinh sản của cả 2 loài. Loài N.

nipalensis làm 1 tổ ở Hòn Dường Bông. Loài S. cheela có 1 tổ ở Hòn Dồ và 1

tổ ở Hòn Ông. Ngày 27/4/2020, quan sát thấy 1 cá thể N. nipalensis đã chủ động tấn công con đực trưởng thành của đàn CVCX ở Hòn Dương Bông khi đàn này kiếm ăn ở gần tổ của chúng. Con ĐTT đã bị ngã sau khi bị tấn công và các cá thể khác chạy ẩn nấp. Một cá thể loài S. cheela đã tấn công đàn CVCX ở Hòn Dồ ngày 29/5/2020 và tấn công đàn CVCX ở Hòn Ông ngày 27/7/2020. Cả 3 đợt tấn công của 2 loài chim ăn thịt đều không có cá thể CVCX nào bị bắt. Ngoài ra, khi có 2 loài chim ăn thịt này bay lượn thì các cá thể trong đàn CVCX chạy tìm chỗ để ẩn nấp bên trong tán cây.

Hình 3.3. Hai loài chim ăn thịt trong khu vực nghiên cứu.

Các nghiên cứu trước đây cho thấy, chim ăn thịt có ảnh hưởng lớn đến tập tính sinh thái và tiến hóa của các loài linh trưởng [103] [61]. Loài

Stephanoaetus coronatus ở Châu Phi và loài Harpia harpyja ở Neotropics là

mối đe dọa đến các loài động vật trên cạn cũng như các loài linh trưởng sống trên cây (aboreal primates) [56] [71]. Ở Madagascar, loài Polyboroides radiatus và loài Accipiter henstii tấn công và bắt các cá thể vượn cáo [62]. Loài Pithecophaga jefferyi ở Philippines thường xuyên bắt các thể Khỉ đuôi dài

(Macaca fascicularis) để làm thức ăn [41]. Trong nghiên cứu này, chưa thể khẳng định 2 loài chim ăn thịt chủ động tấn công để bắt các cá thể CVCX hay để bảo vệ tổ và con non của chúng trong thời gian sinh sản. Cần có thêm dữ liệu nghiên cứu về vấn đề này.

3.1.3. Cấu trúc đàn và kích thước đàn Chà vá chân xám.

Phân tích cấu trúc 12 đàn CVCX đã ghi nhận ở TMT cho thấy, cấu trúc gồm 2 kiểu: (1) đàn đơn đực bao gồm 1 con đực trưởng thành, các con cái và con của chúng (OMU); (2) đàn nhiều đực và nhiều cái (MM/MFMU). Tỉ lệ con

đực và con cái trưởng thành trong quần thể là 1:2,23. Các đàn đều có con non và con nhỡ (Bảng 3.3). Thời gian xuất hiện con non mới sinh ở Hòn Dồ là tháng 1 năm 2020 và ở Hòn Ông vào tháng 2 năm 2020. Con non trong tháng 4 năm 2020 ở Hòn Dồ có thể chơi tự do một mình hoặc chơi với các con nhỡ. Số lượng con non ghi nhận nhiều nhất ở Hòn Dồ là 5 cá thể.

Bảng 3.3. Cấu trúc các đàn Chà vá chân xám trong khu vực nghiên cứu.

S T T Điểm khảo sát Diện tích (ha) SL đàn SL thể (n) Độ tuổi và giới tính Đ T T C T T ĐB TT CB TT Không NH Non 1 Dương Bông 6,93 1 7 1 2 2 1 0 1 0 2 Hòn Dồ 10,57 1 17 2 6 2 2 0 2 3 1 6 1 3 1 0 0 1 0 1 8 1 3 1 0 1 0 2 3 Hòn Ông 3,1 1 10 2 4 1 0 0 1 2 1 6 1 2 1 1 0 1 0 4 Dương Bản Lấu 8,45 1 9 1 3 1 1 0 1 2 5 Bằng Trục 0,5 1 5 1 2 1 0 0 0 1 7 Nà Lấm 1,0 1 5 1 3 1 0 0 0 0 8 Hố Băng 10,5 1 7 1 2 0 0 3 1 0 9 Hòn Rơm 20,0 1 9 1 3 0 0 2 2 1 1 0 Hòn Nhọn 25,0 1 15 3 4 0 0 5 2 1 Tổng 12 104 15 35 10 5 11 12 11 Tỉ lệ % 14,4 33,7 9,6 4,8 10,6 11,5 10,6

Ghi chú: SL: Số lượng; ĐTT: Đực trưởng thành, CTT: Cái trưởng thành; NH: nhỡ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh thái của loài chà vá chân xám (pygathrix cinerea nadler, 1997) tại xã tam mỹ tây, huyện núi thành, tỉnh quảng nam (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)