Nghiên cứu đặc điểm vùng sống

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh thái của loài chà vá chân xám (pygathrix cinerea nadler, 1997) tại xã tam mỹ tây, huyện núi thành, tỉnh quảng nam (Trang 40 - 41)

4. Bố cục đề tài

2.5.2. Nghiên cứu đặc điểm vùng sống

Áp dụng phương pháp điều tra đa dạng thành phần loài thực vật rừng bằng phương điều tra theo tuyến của Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) trong sinh cảnh sống của CVCX [11]. Khảo sát trên các tuyến đường mòn bên trong Hòn Dồ trong 6 ngày trong tháng 1 và tháng 2 năm 2020. Tổng chiều dài các tuyến

khảo sát là 1.2km. Dọc theo tuyến khảo sát, thu mẫu các bộ phận cây (lá già, hoa, quả) để giám định tên loài. Các mẫu được cắt tỉa, làm sạch, gắn thẻ thông tin (Etiket) ghi số hiệu, và chụp ảnh tiêu bản. Xác định tên loài và lập danh mục thành phần loài dựa tài liệu Cây cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ (1999) [7].

Áp dụng phương pháp thiết lập ô tiêu chuẩn (OTC) dài của Ganzhorn (2003) ở khu vực rừng Hòn Dồ để mô tả đặc điểm cấu trúc sinh cảnh sống của quần thể CVCX [47]. Có 4 OTC thực vật được thiết lập với chiều dài từ 50m đến 60m và chiều rộng 10m. Các OTC được thiết lập song song với nhau theo cùng hướng từ Nam đến Bắc và cách nhau khoảng 100m. Trên mỗi OTC, tất cả cây thân gỗ và dây leo có đường kính ngang ngực (D1,3) ≥ 5cm sẽ được đánh số, đo chiều cao vút ngọn, đường kính thân cây, độ rộng tán, và xác định tên loài. Đường kính cây được chia làm 4 nhóm; 5,0-14,9cm, 15,0-24,9cm, 25,0- 34,9cm, và ≥ 35cm. Chiều cao cây được chia thành 5 nhóm gồm 1,0-4,9m, 5,0- 9,9m, 10,0-14,9m, 15,0-19,9m. Cứ mỗi 10m chiều dài dọc theo OTC sẽ đo độ che phủ bằng ứng dụng đo độ tàn che Canopeo2 trên điện thoại.

Chuyên gia nghiên cứu thực vật Trần Ngọc Toàn đã thực hiện các nội dung phân loại thực vật.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh thái của loài chà vá chân xám (pygathrix cinerea nadler, 1997) tại xã tam mỹ tây, huyện núi thành, tỉnh quảng nam (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)