Đặc điểm sinh cảnh sống của quần thể Chà vá chân xá mở Hòn Dồ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh thái của loài chà vá chân xám (pygathrix cinerea nadler, 1997) tại xã tam mỹ tây, huyện núi thành, tỉnh quảng nam (Trang 59)

4. Bố cục đề tài

3.2. Đặc điểm sinh cảnh sống của quần thể Chà vá chân xá mở Hòn Dồ

3.2.1. Đa dạng thành phần loài thực vật ở Hòn Dồ

Kết quả khảo sát đa dạng thành phần loài thực vật ở Hòn Dồ đã xác định được 148 loài thực vật bậc cao thuộc 47 họ và 28 bộ (Phụ lục 4). Trong đó, họ Euphorbiaceae có số lượng loài cao nhất (17 loài). Tiếp theo là họ Moraceae có 12 loài, hai họ có cùng số loài cao thứ 3 là Annonaceae và Arecaceae cùng có 9 loài đại diện (Hình 3.5).

Hình 3.5. Biểu đồ mô tả số lượng loài thực vật thuộc các Họ ở Hòn Dồ.

* Thảo luận

Diện tích rừng ở Hòn Dồ quá nhỏ (10,57 ha) nên số lượng loài thực vật bậc cao đã ghi nhận ở Hòn Dồ thấp hơn nhiều so với các khu vực rừng khác. Ví dụ, bán đảo Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng với diện tích khoảng 4,300ha có hơn 1,000 loài [112] [1]. Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, tỉnh Gia Lai có diện tích 43,840 ha có hơn 1,200 loài thực vật bậc cao trên cạn [25]. Đảo Hòn Lao, thành phố Hội An với diện tích 1.148,25 ha đã ghi nhận được 304 loài [15].

3.2.2. Đặc điểm cấu trúc rừng

Qua khảo sát trên OTC thực vât, thống kê được 197 cây thân gỗ và thân leo có đường kính (D1,3) ≥ 5cm thuộc 35 loài và 20 họ. Trong đó, có 3 họ chiếm ưu thế có số lượng loài cao gồm họ Moraceae (5 loài, 14,29%); họ Euphorbiaceae và Annonaceae cùng có 4 loài đại diện với tỉ lệ là 11,43%.

Bảng 3.4. Số lượng và tỉ lệ phần trăm của các loài và cây của các họ thực vật trong OTC thực vật. STT Họ Số Loài Tỉ lệ % Số Cây Tỉ lệ % 1 Anacardiaceae 1 2,86 1 0,51 2 Ancistrocladaceae 1 2,86 1 0,51 3 Convolvulaceae 1 2,86 1 0,51 4 Flacourtiaceae 1 2,86 1 0,51 6 Loganiaceae 1 2,86 2 1,02 5 Melastomataceae 2 5,71 2 1,02 7 Sterculiaceae 2 5,71 2 1,02 8 Verbenaceae 1 2,86 3 1,52 9 Lauraceae 1 2,86 4 2,03 10 Rubiaceae 1 2,86 5 2,54 11 Ulmaceae 1 2,86 5 2,54 12 Urticaceae 1 2,86 5 2,54 13 Bignoniaceae 2 5,71 7 3,55 14 Rutaceae 2 5,71 10 5,08 15 Sapindaceae 1 2,86 10 5,08 16 Buxaceae 1 2,86 12 6,09 17 Arecaceae 2 5,71 15 7,61 18 Euphorbiaceae 4 11,43 27 13,71 19 Moraceae 5 14,29 31 15,74 20 Annonaceae 4 11,43 53 26,90 Tổng 35 100 197 100

Trong 35 loài thực vật trong OTC, có 7 loài có tần suất cây xuất hiện cao chiếm 59,64% tổng số cây bao gồm loài Polyalthia thorelii (n=35, 17,77%),

Trigonostemon stellaris (n=18, 9,14%), Mitrephora thorelii (n=18, 8,12%),

Ficus tinctoria (n=13, 6,06%) và Streblus ilicifolia (n=13, 6,60%), Buxus

myrica (n=12, 6,09%), và Mischocarpus sundaicus (n=10, 5,08%). Có 13 loài

chỉ có duy nhất 1 cây xuất hiện trong các OTC (Bảng 3.5).

Bảng 3.5. Tỉ lệ phần trăm số lượng cây của các họ thực vật.

STT Tên khoa học Họ Số cây (n) Tỉ lệ %

1 Gluta tavoyana Anacardiaceae 1 0,51 2 Ancistrocladus tectorius Ancistrocladaceae 1 0,51 3 Uvaria fauweliana Annonaceae 1 0,51 4 Uvaria grandiflora Annonaceae 1 0,51 5 Oroxylum indicum Bignoniaceae 1 0,51 6 Merremia hederacea Convolvulaceae 1 0,51 7 Hydnocarpus ilicifolia Flacourtiaceae 1 0,51 8 Memecylon sp Melastomataceae 1 0,51 9 Memecylon octocostatum Melastomataceae 1 0,51 10 Ficus hispida Moraceae 1 0,51 11 Ficus globosa Moraceae 1 0,51 12 Pterospermum acerifolium Sterculiaceae 1 0,51 13 Sterculia parviflora Sterculiaceae 1 0,51 14 Briedelia monoica Euphorbiaceae 2 1,02 15 Aporusa dioica Euphorbiaceae 2 1,02 16 Strychnos axillaris Loganiaceae 2 1,02 17 Zanthoxylum rhetsa Rutaceae 2 1,02 18 Ficus depressa Moraceae 3 1,52 19 Gmelina lecomtei var, Verbenaceae 3 1,52 20 Dehaasia triandra Lauraceae 4 2,03

21 Drypetes hoaensis Euphorbiaceae 5 2,54 22 Rothmannia eucodon Rubiaceae 5 2,54 23 Aphananthe cuspidata Ulmaceae 5 2,54 24 Laportea thorelii Urticaceae 5 2,54 25 Stereospermum neuranthum Bignoniaceae 6 3,05 26 Caryota urens Arecaceae 7 3,55 27 Arenga pinnata Arecaceae 8 4,06 28 Murraya paniculata Rutaceae 8 4,06 29 Mischocarpus sundaicus Sapindaceae 10 5,08 30 Buxus myrica Buxaceae 12 6,09 31 Streblus ilicifolia Moraceae 13 6,60 32 Ficus tinctoria Moraceae 13 6,60 33 Mitrephora thorelii Annonaceae 16 8,12 34 Trigonostemon stellaris Euphorbiaceae 18 9,14 35 Polyalthia thorelii Annonaceae 35 17,77

Tổng 197 100

a) Mật độ cây

Tổng diện tích của 4 OTC đã khảo sát là 230 m2. Số lượng cây có có D1,3 ≥ 5 cm ở OTC số 2 là cao nhất (n=67) và thấp nhất là OTC số 3 (n=34). Mật độ cây trung bình là 8 cây/100 m2 hoặc 821 cây/ha (Bảng3.6). Tổng số cây có đường kính >10 cm trong cả 4 OTC là 118 cây tương ứng với 59,9%. Theo đó, mật độ cây có đường kính >10 cm tương ứng là 51 cây/100 m2 hoặc quy đổi ra đơn vị hecta là 513 cây/ha.

Bảng 3.6. Mật độ cây và số lượng loài trên 4 tuyến khảo sát thực vật.

Tuyến Chiều dài (m) Diện tích (m2) Số lượng cây (n) Mật độ cây (cây/100m2) Mật độ cây (cây/ha) OTC1 60 600 51 9 850 OTC2 60 600 67 11 1.117

OTC3 50 600 34 6 567

OTC4 60 600 45 8 750

Tổng 230 230 197 8 cây/100m2 821 cây/ha

b) Đường kính cây

Trong các OTC, cây có kích thước D1,3 nhỏ nhất là 5,7 cm và lớn nhất là 103,8 cm. Trong đó, cây có D1,3 ≤ 15 cm chiếm tỉ lệ cao nhất với 65,5% (n=129), tiếp theo là cây có D1,3 từ 15-24,9 cm và D1,3 >35 m với tỉ lệ 8,1% (n=16) và ít nhất là cây có D1,3 từ 25-34,9 cm với tỉ lệ 4,1% (n=8) (Hình 3.6).

Hình 3.6. Tỉ lệ phần trăm đường kính cây trong các OTC.

c) Chiều cao cây

Có 191/197 cây thân gỗ được đo chiều cao vút ngọn trong 4 OTC (không đo 6 cây thuộc dạng dây leo). Chiều cao trung bình của cây trong OTC là 6,83 ± 2,91 m. Cây có chiều cao thấp nhất là 1m và và cây cao nhất là 16 m. Trong 4 OTC, nhóm các loài cây có chiều cao từ 5,0-14,9 m chiếm tỉ lệ 74,4% (n=142), tiếp theo là cây có chiều cao từ 1,0-4,9 m với tỉ lệ 14,7% (n=28) và thấp nhất là các cây có chiều cao từ 10-15,9 m chiếm tỉ lệ 11,0% (n=21) (Hình 3.7).

Hình 3.7. Tỉ lệ phần trăm các nhóm chiều cao vút ngọn của cây trong 4 ô tiêu chuẩn thực vật.

d) Độ che phủ

Độ che phủ trung bình trên cả 4 OTC là 74,8%. Trong đó, độ che phủ cao nhất OTC2 là 87,5%, tiếp theo là OTC3 với tỉ lệ 84,1%, OTC4 là 59,4%, và thấp nhất là OTC1 với tỉ lệ che phủ 68,3%.

* Thảo luận:

So sánh với đặc điểm cấu trúc rừng trong vùng sống của quần thể loài CVCX ở VQG KKK cho thấy có sự khác biệt rất rõ giữa 2 kiểu sinh cảnh sống. Ở VQG KKK, mật độ cây có đường kính >10 cm là 625 cây/ha. Hơn 50% số cây trong các tuyến khảo sát có đường kính < 20 cm và 26,9% số cây có đường kính >30 cm. Chiều cao trung bình của tất cả các cây trên tuyến là 12,2 m và cây cao nhất là 38,5 m [52]. Ngược lại, rừng ở Hòn Dồ là rừng đã qua khai thác và đang phục hồi tự nhiên nên nhóm cây có đường kính ˂ 25 cm chiếm 87,8%. Các loài cây có đường kính lớn >25 cm có ti lệ rất thấp (4,1%). Chiều cao cây trung bình ở Hòn Dồ chỉ có 6,83 m và tỉ lệ cây có chiều cao <15m chiếm gần 90%.

Với những sự khác biệt về sinh cảnh rừng như vậy thì tập tính sinh thái của quần thể CVCX ở ở Hòn Dồ sẽ có những thay đổi để thích nghi.

3.3. Một số đặc điểm sinh thái của quần thể Chà vá chân xám ở Hòn Dồ, xã Tam Mỹ Tây. xã Tam Mỹ Tây.

3.3.1. Thời gian hoạt động trong ngày của quần thể Chà vá chân xám ở Hòn Dồ, xã Tam Mỹ Tây. ở Hòn Dồ, xã Tam Mỹ Tây.

Chà vá chân xám thuộc nhóm linh trưởng hoạt động chủ yếu trên cây vào ban ngày [52] [86]. Trong nghiên cứu này, ghi nhận thời gian CVCX hoạt động ở Hòn Dồ diễn ra trong 14 giờ trong ngày từ khoảng 5h00 đến sau 18h00. Buổi sáng, 5h02 là thời điểm sớm nhất quan sát động vật hoạt động và 18h14 là thời điểm muộn nhất động vật dừng các hoạt động trong ngày. Tuy nhiên, rất khó xác định được chính xác khoảng thời gian bắt đầu hoạt động vào buổi sáng do không thể tiếp cận được gần nơi ngủ của chúng. Ngoài ra, tháng 12 năm 2020 và tháng 1 năm 2021, từ 5h00 – 7h00 có rất nhiều sương mù gây hạn chế tầm nhìn nên có ít quan sát vào thời gian này. Sau 18h00 thì CVCX ngừng hoạt động. Vị trí ngủ thay đổi mỗi ngày tùy vào khu vực ăn cuối cùng trong ngày.

3.3.2. Quỹ thời gian dành cho các hoạt động của quần thể Chà vá chân xám ở Hòn Dồ, xã Tam Mỹ Tây. chân xám ở Hòn Dồ, xã Tam Mỹ Tây.

Kết quả phân tích 13.554 mẫu quan sát (n) cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (X2=886, df=21, P<0,0001) trong quỹ thời gian dành cho 4 hoạt động chính của quần thể CVCX ở Hòn Dồ. Trong đó, CVCX dành nhiều thời gian nhất cho hoạt động xã hội chiếm 35,3% (n=4.791), tiếp đến là hoạt động ăn chiếm 29,4% (n=3.990) và hoạt động nghỉ ngơi chiếm 23,8% (n=3.222). Tỉ lệ thấp nhất là hoạt động di chuyển chiếm 11,4% (n=1.551) (Hình 3.8).

Hình 3.8. Biểu đồ mô tả quỹ thời gian hoạt động của CVCX ở Hòn Dồ. * Thảo luận

So với các nghiên cứu trước đây trên 3 loài Chà vá thì quỹ thời gian dành cho hoạt động ăn, hoạt động xã hội của CVCX ở Hòn Dồ cao hơn, nhưng thời gian dành cho di chuyển thì thấp hơn rất nhiều (Bảng 3.7).

Theo Hà Thăng Long (2009), quần thể CVCX ở VQG KKK dành ít thời gian cho hoạt động ăn có thể là nguồn thức ăn ở đây phong phú và vùng sống rộng lớn. Vùng sống của 88 cá thể CVCX ở VQG KKK ước tính là 984ha. Chiều dài quãng đường di chuyển của các đàn CVCX ở VQG KKK mỗi ngày ước tính là 1,068±280 m, dẫn đến quỹ thời gian dành cho hoạt động di chuyển cao [52]. Điều này cũng tương tự như nghiên cứu trên loài P. nemaues ở Sơn Trà [112] và P. nigripes ở VQG Núi Chúa [58]. Ngược lại, vùng sống của

CVCX ở Hòn Dồ hạn hẹp nên không cần nhiều thời gian để di chuyển. Do đó, quỹ thời gian dành cho hoạt động di chuyển chiếm tỉ lệ rất thấp.

So với nghiên cứu ở loài P. nigripes ở bán đảo Hòn Hèo, Khánh Hòa nơi có nhiều tác động từ con người bên trong vùng sống thì loài này dành nhiều

thời gian cho việc di chuyển. Nguyễn Ái Tâm (2013) cho rằng, diện tích vùng sống lớn, nguồn thức ăn không dồi dào, và động vật ở đây phải ẩn nấp hoặc di chuyển nhiều để tránh các mối đe dọa đến đàn nên quỹ thời gian di chuyển nhiều hơn [10].

Thời gian dành cho hoạt động xã hội của CVCX ở Hòn Dồ chiếm tỉ lệ cao nhất có thể vì 2 lý do; (1) chúng không cần phải di chuyển nhiều nên có nhiều thời gian cho hoạt động xã hội, (2) Có 5 con non mới sinh nên có nhiều hoạt động xã hội giữa con non với con cái và với các thành viên trong đàn.

Bảng 3.7. So sánh quỹ thời gian hoạt động của 3 loài Chà vá.

Loài Khu vực Hoạt động Nguồn

Ăn Nghỉ XH DC

P. cinerea Hòn Dồ 35,3 23,8 35,3 11,4 Nghiên cứu này

P. cinerea VQG KKK 11,3 41,6 27,5 19,5 Nguyễn Thị Tịnh (2011) [14] P. cinerea VQG KKK 11,9 37,0 25,1 25,8 Hà Thăng Long (2009) [52] P. nigripes VQG Núi Chúa, Phước Bình 35,0 42,9 5,9 14,7 Hoàng Minh Đức (2007) [58] P. nigripes Hòn Hèo, Khánh Hòa 12,0 51,6 4,2 32,2

Nguyễn Ái Tâm (2013) [10]

P. nemaeus Sơn Trà 13,7 35,5 21,7 28,6

Larry R, Ulibarri (2013) [112]

Ghi chú: XH: Xã hội; DC: di chuyển

3.3.3. Quỹ thời gian hoạt động của quần thể Chà vá chân xám ở Hòn Dồ, xã Tam Mỹ Tây theo độ tuổi và giới tính Dồ, xã Tam Mỹ Tây theo độ tuổi và giới tính

Trong tổng số 13.554 mẫu quan sát các hoạt động của CVCX, số mẫu quan sát nhiều nhất trên con con cái trưởng thành (CTT) với n = 5.575 (41,1%),

tiếp theo là con đực trưởng thành (ĐTT) với n = 4.278 (31,6%) và con nhỡ là 2.207 (16,3%), và thấp nhất là số mẫu của con non với n = 1.494 chiếm 11,0% (Bảng 3.8).

Bảng 3.8. Dữ liệu các hoạt động của CVCX theo từng nhóm tuổi.

Nhóm tuổi Hoạt động

Ăn Nghỉ Di chuyển Xã hội Tổng

ĐTT n 1365 1659 617 637 4278 % của n 31,9% 38,8% 14,4% 14,9% 100,0% CTT n 1974 1154 448 1999 5575 % của n 35,4% 20,7% 8,0% 35,9% 100,0% Nhỡ n 569 374 277 987 2207 % của n 25,8% 16,9% 12,6% 44,7% 100,0% Non n 82 35 209 1168 1494 % của n 5,5% 2,3% 14,0% 78,2% 100,0% Quỹ thời gian dành cho các hoạt động của 3 nhóm độ tuổi của quần thể CVCX ở Hòn Dồ có sự khác biệt và có ý nghĩa thống kê (X2 = 2574, df=9, P<0,0001). Ở nhóm độ tuổi trưởng thành, con ĐTT và con CTT đều dành nhiều thời gian cho hoạt động ăn với tỉ lệ lần lượt là 31,9% và 35,4% và rất ít thời gian cho việc di chuyển (ĐTT = 14,4% và CTT = 8,0%). Sự khác biệt rõ nhất ở nhóm tuổi này là thời gian dành cho hoạt động xã hội của con CTT chiếm tỉ lệ 35,9% trong khi con đực chỉ có 14,9%. Ngược lại, con ĐTT có nhiều thời gian để nghỉ ngơi (38,8%) trong khi con cái chỉ có 20,7%.

Giữa con nhỡ và con non cũng có sự khác biệt trong việc dành thời gian cho các hoạt động chính. Con non có 78,2% thời gian cho hoạt động xã hội thì tỉ lệ này chỉ có 44,7% ở con nhỡ. Ngược lại, con nhỡ có 25,8% thời gian cho hoạt động ăn thì con non chỉ có 5,5% (Hình 3.9).

Hình 3.9. Biểu đồ mô tả quỹ thời gian dành cho các hoạt động theo nhóm tuổi của quần thể CVCX ở Hòn Dồ.

3.3.4. Thành phần thức ăn của quần thể Chà vá chân xám ở Hòn Dồ, xã Tam Mỹ Tây. xã Tam Mỹ Tây.

Trong 13.554 mẫu quan sát tập tính, có 3.991 mẫu quan sát CVCX ăn các loại thức ăn thuộc 4 nhóm gồm lá non, lá già, hoa, và quả. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê qua kiểm định Chi bình phương (X2=1.625, df=21, P<0,0001) trong việc ăn các loại thức ăn khác nhau của CVCX ở Hòn Dồ. Trong đó, lá non và quả là 2 loại thức ăn chiếm hơn 80%. Cụ thể, số mẫu quan sát CVCX ăn quả chiếm tỉ lệ cao nhất với 42,4% (n=1.694), tiếp theo là lá non với tỉ lệ 38,8% (n=1.550) và lá già với tỉ lệ 15,5% (n=617) và thấp nhất là tỉ lệ hoa chỉ có 3,3% (n=130) (Hình 3.10).

Hình 3.10. Biểu đồ mô tả việc lựa chọn thức ăn của CVCX ở Hòn Dồ. Thành phần thức ăn của CVCX trong các tháng cũng có sự thay đổi có ý nghĩa thông kê qua kiểm định Chi bình phương (X2=1,625, df=21, P<0,0001). Hoa chỉ có trong thành phần thức ăn trong tháng 2 năm 2020 và tháng 3 năm 2021 với tỉ lệ <20%. Trong khi đó, quả, lá non, lá già luôn được CVCX ăn trong tất cả các tháng nghiên cứu. Lá già ít có sự biến động giữa các tháng. Tỉ lệ ăn lá non và quả có sự khác biệt rất lớn. Cụ thể, tháng 6/2020 và tháng 7/2020, lá non chỉ chiếm tỉ lệ từ 14-16% thì quả chiếm tỉ lệ >70%. Ngược lại, các tháng CVCX ăn nhiều lá non như tháng 5/2020 (75,1%), tháng 12/2020 (60,8%), và tháng 1/2021 (53,7%) thì tỉ lệ ăn quả giảm xuống tương ứng là 13,0%, 18,6%, và 14,0% (Hình 3.11).

Khi lá non trong sinh cảnh sống giảm xuống, quần thể CVCX ở Hòn Dồ khai thác hết các cây có quả, kể cả cây bên ngoài vùng sống ở Hòn Dồ. Cụ thể, có 8 lần các đàn CVCX di chuyển ra cây Da cao (Ficus altissima) trong rẫy keo của ông Võ Ngọc Danh cách xa Hòn Dồ 150 m để ăn quả trong tháng 6 và

tháng 7 năm 2020. Cây này có chiều cao 25 m, đường kính tán 28 m, và đường kính cây là 165 cm.

Hình 3.11. Sự thay đổi thành phần thức ăn của quần thể Chà vá chân xám ở Hòn Dồ qua các tháng trong thời gian nghiên cứu.

3.3.5. Thành phần loài cây là thức ăn của của quần thể Chà vá chân xám ở Hòn Dồ, xã Tam Mỹ Tây. xám ở Hòn Dồ, xã Tam Mỹ Tây.

Trong 8 đợt đi thu mẫu thức ăn của CVCX ở Hòn Dồ đã gắn được 160 biển số cây mà CVCX đã ăn ở Hòn Dồ. Kết quả xác định được 60 loài thuộc 24 họ, và chiếm tỉ lệ 40,5% tổng số loài thực vật đã xác định ở Hòn Dồ (148 loài), Trong đó, có 11 loài thuộc dạng thân leo và 49 loài dạng cây thân gỗ (Bảng 3.9). Có 4 loài là cây tái sinh tự nhiên trong rẫy trồng cây keo gồm

Suregada multiflora, Drypetes helferi, Barringtonia racemose, Morinda

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh thái của loài chà vá chân xám (pygathrix cinerea nadler, 1997) tại xã tam mỹ tây, huyện núi thành, tỉnh quảng nam (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)