4. Bố cục đề tài
3.3.2. Quỹ thời gian dành cho các hoạt động của quần thể Chà vá chân
xã Tam Mỹ Tây.
3.3.1. Thời gian hoạt động trong ngày của quần thể Chà vá chân xám ở Hòn Dồ, xã Tam Mỹ Tây. ở Hòn Dồ, xã Tam Mỹ Tây.
Chà vá chân xám thuộc nhóm linh trưởng hoạt động chủ yếu trên cây vào ban ngày [52] [86]. Trong nghiên cứu này, ghi nhận thời gian CVCX hoạt động ở Hòn Dồ diễn ra trong 14 giờ trong ngày từ khoảng 5h00 đến sau 18h00. Buổi sáng, 5h02 là thời điểm sớm nhất quan sát động vật hoạt động và 18h14 là thời điểm muộn nhất động vật dừng các hoạt động trong ngày. Tuy nhiên, rất khó xác định được chính xác khoảng thời gian bắt đầu hoạt động vào buổi sáng do không thể tiếp cận được gần nơi ngủ của chúng. Ngoài ra, tháng 12 năm 2020 và tháng 1 năm 2021, từ 5h00 – 7h00 có rất nhiều sương mù gây hạn chế tầm nhìn nên có ít quan sát vào thời gian này. Sau 18h00 thì CVCX ngừng hoạt động. Vị trí ngủ thay đổi mỗi ngày tùy vào khu vực ăn cuối cùng trong ngày.
3.3.2. Quỹ thời gian dành cho các hoạt động của quần thể Chà vá chân xám ở Hòn Dồ, xã Tam Mỹ Tây. chân xám ở Hòn Dồ, xã Tam Mỹ Tây.
Kết quả phân tích 13.554 mẫu quan sát (n) cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (X2=886, df=21, P<0,0001) trong quỹ thời gian dành cho 4 hoạt động chính của quần thể CVCX ở Hòn Dồ. Trong đó, CVCX dành nhiều thời gian nhất cho hoạt động xã hội chiếm 35,3% (n=4.791), tiếp đến là hoạt động ăn chiếm 29,4% (n=3.990) và hoạt động nghỉ ngơi chiếm 23,8% (n=3.222). Tỉ lệ thấp nhất là hoạt động di chuyển chiếm 11,4% (n=1.551) (Hình 3.8).
Hình 3.8. Biểu đồ mô tả quỹ thời gian hoạt động của CVCX ở Hòn Dồ. * Thảo luận
So với các nghiên cứu trước đây trên 3 loài Chà vá thì quỹ thời gian dành cho hoạt động ăn, hoạt động xã hội của CVCX ở Hòn Dồ cao hơn, nhưng thời gian dành cho di chuyển thì thấp hơn rất nhiều (Bảng 3.7).
Theo Hà Thăng Long (2009), quần thể CVCX ở VQG KKK dành ít thời gian cho hoạt động ăn có thể là nguồn thức ăn ở đây phong phú và vùng sống rộng lớn. Vùng sống của 88 cá thể CVCX ở VQG KKK ước tính là 984ha. Chiều dài quãng đường di chuyển của các đàn CVCX ở VQG KKK mỗi ngày ước tính là 1,068±280 m, dẫn đến quỹ thời gian dành cho hoạt động di chuyển cao [52]. Điều này cũng tương tự như nghiên cứu trên loài P. nemaues ở Sơn Trà [112] và P. nigripes ở VQG Núi Chúa [58]. Ngược lại, vùng sống của
CVCX ở Hòn Dồ hạn hẹp nên không cần nhiều thời gian để di chuyển. Do đó, quỹ thời gian dành cho hoạt động di chuyển chiếm tỉ lệ rất thấp.
So với nghiên cứu ở loài P. nigripes ở bán đảo Hòn Hèo, Khánh Hòa nơi có nhiều tác động từ con người bên trong vùng sống thì loài này dành nhiều
thời gian cho việc di chuyển. Nguyễn Ái Tâm (2013) cho rằng, diện tích vùng sống lớn, nguồn thức ăn không dồi dào, và động vật ở đây phải ẩn nấp hoặc di chuyển nhiều để tránh các mối đe dọa đến đàn nên quỹ thời gian di chuyển nhiều hơn [10].
Thời gian dành cho hoạt động xã hội của CVCX ở Hòn Dồ chiếm tỉ lệ cao nhất có thể vì 2 lý do; (1) chúng không cần phải di chuyển nhiều nên có nhiều thời gian cho hoạt động xã hội, (2) Có 5 con non mới sinh nên có nhiều hoạt động xã hội giữa con non với con cái và với các thành viên trong đàn.
Bảng 3.7. So sánh quỹ thời gian hoạt động của 3 loài Chà vá.
Loài Khu vực Hoạt động Nguồn
Ăn Nghỉ XH DC
P. cinerea Hòn Dồ 35,3 23,8 35,3 11,4 Nghiên cứu này
P. cinerea VQG KKK 11,3 41,6 27,5 19,5 Nguyễn Thị Tịnh (2011) [14] P. cinerea VQG KKK 11,9 37,0 25,1 25,8 Hà Thăng Long (2009) [52] P. nigripes VQG Núi Chúa, Phước Bình 35,0 42,9 5,9 14,7 Hoàng Minh Đức (2007) [58] P. nigripes Hòn Hèo, Khánh Hòa 12,0 51,6 4,2 32,2
Nguyễn Ái Tâm (2013) [10]
P. nemaeus Sơn Trà 13,7 35,5 21,7 28,6
Larry R, Ulibarri (2013) [112]
Ghi chú: XH: Xã hội; DC: di chuyển