Thành phần loài cây là thức ăn của của quần thể Chà vá chân xám

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh thái của loài chà vá chân xám (pygathrix cinerea nadler, 1997) tại xã tam mỹ tây, huyện núi thành, tỉnh quảng nam (Trang 71 - 77)

4. Bố cục đề tài

3.3.5. Thành phần loài cây là thức ăn của của quần thể Chà vá chân xám

Trong 8 đợt đi thu mẫu thức ăn của CVCX ở Hòn Dồ đã gắn được 160 biển số cây mà CVCX đã ăn ở Hòn Dồ. Kết quả xác định được 60 loài thuộc 24 họ, và chiếm tỉ lệ 40,5% tổng số loài thực vật đã xác định ở Hòn Dồ (148 loài), Trong đó, có 11 loài thuộc dạng thân leo và 49 loài dạng cây thân gỗ (Bảng 3.9). Có 4 loài là cây tái sinh tự nhiên trong rẫy trồng cây keo gồm

Suregada multiflora, Drypetes helferi, Barringtonia racemose, Morinda umbellata và cây keo (Acacia spp.) là thức ăn của CVCX.

Bảng 3.9. Các loài cây CVCX sử dụng làm thức ăn ở Hòn Dồ.

STT Tên Việt Tên Khoa học Họ Nhóm

1 Dâu gia xoan Allospondias lakonensis Anacardiaceae 1

2 Dâu gia xoan Bouea oppositifolia Anacardiaceae 1

4 Trung quân lợp nhà Ancistrocladus tectorius Ancistrocladaceae 2

5 Chuối con chồng Uvaria grandiflora Annonaceae 2

6 Dây chùm bò Anomianthus dulcis Annonaceae 2

7 Mạo đài (1) Mitrephora tomentosa Annonaceae 1

8 Mạo đài Thorel Mitrephora thorelii Annonaceae 1

9 Săng mây Sageraea elliptica Annonaceae 1

10 Bùi Wallich Ilex wallichii Aquifoliaceae 1

11

Lò đo

Stereospermum

neuranthum Bignoniaceae

1

12 Núc nác Oroxylum indicum Bignoniaceae 1

13 Cáp bìm bìm Capparis eurycibe Capparaceae 2

14 Bìm hoa vàng Merremia hederacea Convolvulaceae 2 15 Bìm lá nho (tt) Merremia umbellata Convolvulaceae 2

16 Dây Chìu Tetracera scandens Dilleniaceae 2

17 Thị đầu heo Diospyros malabarica Ebenaceae 1

18 Chòi mòi mảnh Antidesma japonicum Euphorbiaceae 1

19 Dâu ta Baccaurea ramiflora Euphorbiaceae 1

20 Đỏm thon Briedelia monoica Euphorbiaceae 1

21 Kén cổ ngỗng (*) Suregada multiflora Euphorbiaceae 1

22 Mao hoa xéo Erismanthus siensis Euphorbiaceae 1

23

Mặt quỉ

Excoecaria

cochinchinensis Euphorbiaceae

1

24 Sang đan Blachia poilanei Euphorbiaceae 1

25 Sang trắng (*) Drypetes helferi Euphorbiaceae 1

26 Sang trắng Biên

Hòa Drypetes hoaensis Euphorbiaceae

1

27 Tam thụ hùng sao Trigonostemon stellaris Euphorbiaceae 1

29 Dây gai cám Acacia pruinescens Fabaceae 2

30 Gụ lau Sindora tonkinensis Fabaceae 1

31 Keo lá tràm Acacia spp, Fabaceae 1

32 Keo việt Acacia vietnamensis Fabaceae 1

33 Móng bò Đà

Nẵng (tt) Bauhinia touranensis Fabaceae

2

34 Bời lời nhớt Litsia glutinosa Lauraceae 1

35 Cà đuối tam

hùng (tt) Dehaasia triandra Lauraceae

1

36 Tim lang(*) Barringtonia racemosa Lecythidaceae 1 37 Sầm tám sóng Memecylon lilacinum Melastomataceae 1 38 Gội (tt) Aglaia iawii Meliaceae 1

39 Da cao Ficus altissima Moraceae 1

40 Da cọng ngắn (tt) Ficus curtipes Moraceae 1

41 Duối leo Malaisia scandens Moraceae 2

42 Sanh Ficus benjamina Moraceae 1

43 Sộp Ficus superba Moraceae 1

44 Sung bầu (tt) Ficus tinctoria Moraceae 1

45 Sung cầu Ficus globosa Moraceae 1

46 Sung lá xoài (tt) Ficus depressa Moraceae 1

47 Trâm gối Syzygium cumini Myrtaceae 1

48 Găng cao Rothmannia eucodon Rubiaceae 1

49 Nhàu tán (*) Morinda umbellata Rubiaceae 1

50 Chân hương Euodia bodinieri Rutaceae 1

51 Nguyệt quế Murraya paniculata Rutaceae 1

52 Nây Sun đa Mischocarpus sundaicus Sapindaceae 1

53 Ngô đồng Firmiana colorata Sterculiaceae 1

55 Trôm đài màng (tt) Stereidia hymenoealyx Sterculiaceae 1 56 Trôm hoa nhỏ Sterculia parviflora Sterculiaceae 1

57 Ma trá Celtis philippense Ulmaceae 1

58 Bình linh Vitex tripinnata Verbenaceae 1

59 Đẻn năm lá Vitex quinata Verbenaceae 1

60 Tứ thư 4 răng Tetrastigma quadrids Vitaceae 2

Ghi chú: 1: thân gỗ, 2: thân leo; (*) cây tái sinh tự nhiên trong rẫy Keo lá tràm; (tt) ghi

nhận trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Thảo (2019).

Tốp 5 họ thực vật quan trọng đóng góp hơn 55% tổng số loài thực vật là thức ăn của CVCX đã được xác định lần lượt là họ Euphorbiaceae có 11 loài chiếm 18,6%, họ Moraceae có 8 loài chiếm 13,6%, họ Fabaceae và họ Annonaceae cùng có 5 loài chiếm 8,5%, họ Sterculiaceae có 4 loài chiếm 6,8%. Có 11 họ chỉ có đại diện 1 loài/họ (Hình 3.12).

Hình 3.12. Biểu đồ mô tả tỉ lệ phần trăm số loài trong các Họ thực vậtbậc cao là thức ăn của quần thể CVCX ở Hòn Dồ.

*Thảo luận

Loài CVCX ăn rất nhiều loài thực vật bậc cao. Số lượng loài và thành phần loài thay đổi tùy thuộc vào các kiểu sinh cảnh sống khác nhau.

Nghiên cứu về thức ăn của quần thể CVCX ở VQG KKK, Hà Thăng Long (2009) xác định được 166 loài cây thuộc 40 họ là thức ăn của CVCX, trong đó có 51 loài được xác định từ quan sát trực tiếp, 115 loài xác định qua mẫu thức ăn để lại dưới đất [54]. Sau đó, Nguyễn Thị Tịnh (2011) ghi nhận 135 loài thực vật thuộc 44 họ. Như vậy, tổng số loài quần thể CVCX đã ăn cộng gộp từ 2 nghiên cứu ở VQG KKK là 285 loài. Chỉ có 5,3% số loài lặp lại trong 2 nghiên cứu trên cùng sinh cảnh sống. Theo Nguyễn Thị Tịnh, số loài cây CVCX ăn có thể nhiều hơn nữa nếu tiếp tục nghiên cứu vì số lượng loài thực vật là thức ăn của CVCX chỉ chiểm khoảng 30% tổng số loài thực vật đã thống kê được tại đây [14]. Ở Hòn Mõ, Nông Sơn, Quảng Nam, trong nghiên cứu ngắn hạn của Từ Văn Khánh và cộng sự (2009) cũng đã xác định được 19 loài thuộc 11 họ là thức ăn của CVCX [21]. Tổng hợp kết quả nghiên cứu về thức ăn của loài CVCX ở 3 nghiên cứu trên và nghiên cứu này thì có tổng 346 loài thực vật được loài CVCX lựa chọn làm thức ăn.

Thành phần loài thực vật là thức ăn của quần thể CVCX ở VQG KKK có tốp 5 họ quan trọng gồm Moraceae, Euphorbiaceae, Euphorbiaceae, Sapindaceae, và Fabaceae. Các họ này có số lượng loài chiếm tỉ lệ cao trong tổng số các loài cây là thức ăn của quần thể CVCX [52] [14]. Trong nghiên cứu này, họ Euphorbiaceae, Moraceae, Fabaceae cũng là 3 họ có số lượng loài chiếm tỉ lệ cao.

Mặc dù thành phần loài cây là thức ăn của quần thể CVCX ở VQG KKK và Hòn Dồ khác nhau hoàn toàn, nhưng tỉ lệ phần trăm các loại thức ăn có sự khác biệt không đáng kể khi so sánh giữa 2 quần thể. Trong đó, lá non và quả là 2 loại thức ăn cũng chiểm tỉ hơn 80% trong thành phần thức ăn [14] [52].

Điều này cũng phù hợp với các nghiên cứu về thành phần thức ăn của loài P.

nemaeus và P. nigripes. Larry (2013) xác định thành phần thức ăn của loài P. nemaeus ở bán đảo Sơn Trà bao gồm lá non và lá già chiếm tỉ lệ cao nhất với tỉ

lệ 87,8%, quả và hạt chiểm tỉ lệ 10,2%, hoa chiếm tỉ lệ 1,6% [112]. Thành phần thức ăn của loài P. nigripes ở VQG Phước Bình có lệ lá cao nhất với 54,6%, tiếp theo là quả 29,34%, hoa chiếm tỉ lệ 14,56% [58].

Thành phần thức ăn của 3 loài Chà vá có sự thay đổi trong từng tháng và có liên quan đến sự sẵn có thức ăn trong sinh cảnh sống của chúng [52] [58] [112]. Kết quả nghiên cứu ở Hòn Dồ phù hợp với nhận định này. Quần thể CVCX ở VQG KKK ăn nhiều lá non từ tháng 12 đến tháng 4 và đạt đỉnh cao nhất trong tháng 2 và ăn nhiều quả hơn trong các tháng mùa mưa từ tháng 5 – 11 và nhiều nhất trong tháng 10 [54]. Loài P. nigripes trong nghiên cứu của Hoàng Minh Đức thì tỉ lệ ăn lá non thay đổi từ 22,86% trong tháng 8 và 70,45% trong tháng 3. Trong khi đó, không có ghi nhận nào về ăn quả trong tháng 2 và 3 năm 2005 [58]. Loài P. nemaeus ở bán đảo Sơn Trà có tỉ lệ ăn lá đạt đỉnh (100% ) vào tháng 1 và 10, tỉ lệ ăn quả đạt đỉnh cao nhất là 54,9% trong tháng 9, và hoa chỉ có trong thành phần thức ăn trong tháng 4 và tháng 7 [112].

Trong sinh cảnh sống hạn hẹp và nguồn thức ăn không nhiều như ở Hòn Dồ, sự thay đổi tỉ lệ ăn quả của quần thể CVCX có liên quan đến một số loài cây chiếm ưu thế trong thảm thực vật. Cụ thể, trong tháng 3 năm 2020 và tháng 4 năm 2020, tỉ lệ ăn quả chiếm tỉ lệ cao từ 28,1% đến 49,6% có liên quan đến loài Mitrephora tomentosa (tên gọi địa phương là Nhọc). Trong nghiên cứu này đã ghi nhận tổng CVCX ăn quả trên 65 cây Nhọc trong tháng 3 và tháng 4 năm 2020. Tháng 5, quả của cây Nhọc đã già, vỏ quả cứng nên CVCX không ăn được và chuyển sang ăn quả của 3 loài Drypetes hoaensis, Celtis philippense,

và Ficus altissima. Tuy nhiên, số lượng cây của 3 loài này không có nhiều trong Hòn Dồ nên tỉ lệ ghi nhận ăn quả trong tháng 5 giảm xuống thấp (13,0%).

Tháng 6 và 7 năm 2020 là 2 tháng khô hạn nên phần lớn cây ở Hòn Dồ bị héo rủ lá do thiếu nước và lớp thảm cỏ, cây bụi, cây dây leo bị chết khô. Chỉ có một số loài cây thân gỗ nhỏ có lá non và cây tái sinh tự nhiên trong rẫy trồng Keo nên tỉ lệ ăn lá non trong tháng chỉ dao động từ 14,4% đến 16,0%. Trong khi đó, các loài cây thuộc họ Moraceae (Họ Dâu tằm) gồm Ficus altissima, Ficus curtipes, Ficus superba, Ficus tinctoria, Ficus globosa, Ficus depressa vẫn

xanh tốt và có nhiều quả, là nguồn cung thức ăn chính cho các đàn CVCX dẫn đến tỉ lệ quả đạt đỉnh trong tháng 6 với 78,8% và giảm một ít trong tháng 7 với 70,1%.

Quần thể CVCX ở Hòn Dồ ăn lá non và lá già của cây keo (Acacia spp.) trong các rẫy trồng keo xung quanh Hòn Dồ trong tháng 11 và 1 năm 2020 và tháng 01 năm 2021. Tác giả cho rằng, có thể trong lá của cây keo có nhiều nước hoặc CVCX có nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt trong lá cây keo. Cần thực hiện thêm nghiên cứu về sinh thái dinh dưỡng đối của quần thể CVCX ở Hòn Dồ để làm rõ thêm vấn đề này.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh thái của loài chà vá chân xám (pygathrix cinerea nadler, 1997) tại xã tam mỹ tây, huyện núi thành, tỉnh quảng nam (Trang 71 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)