4. Bố cục đề tài
1.5. Sử dụng máy quay phim và bẫy ảnh và trong nghiên cứu linh trưởng
1.5.1. Sử dụng máy quay phim để thu số liệu tập tính
Những tiện ích của máy quay phim trong các nghiên cứu tập tính linh trưởng được đề cập bởi Rowe và Myer (2011) bao gồm các yếu tố như nhẹ nhàng, dễ vận chuyển và cơ động [102]. Tiện ích khác của máy quay phim là có thể lưu trữ lâu dài và có thể xem lại các tập tính đáng chú ý hoặc hiếm gặp [65] [69]. Trong các nghiên cứu về tập tính sinh thái của linh trưởng hoạt động ban ngày hầu như không được đề cập đến tập tính ngủ vào ban đêm vì hạn chế
về phương pháp thu dữ liệu. Gần đây, máy quay phim điều khiển từ xa và bẫy ảnh được áp dụng để nghiên cứu đặc điểm tập tính ngủ của một số loài linh trưởng [99] [108]. Lê Khắc Quyết (2014) đã sử dụng máy quay phim để thu hơn 300 giờ dữ liệu vị trí trên cây và giá đỡ trong nghiên cứu về tập tính của loài Voọc mũi hếch ở Khau Ca, Hà Giang [64].
1.5.2. Sử dụng bẫy ảnh nghiên cứu tập tính của Thú linh trưởng
Bẫy ảnh (Camera Trap) là loại máy ảnh có khả năng tự kích hoạt chế độ chụp ảnh/ quay phim nhờ cảm biến nhiệt và vận động. Bẫy ảnh có thể làm việc ngoài thực địa suốt 24h trong ngày và không gây ra bất kỳ tác động nào lên đời sống của động vật [115]. Những năm gần đây, bẫy ảnh được sử dụng trong nghiên cứu về Linh trưởng như; tập tính, thống kê quần thể, mật độ quần thể, và mô tả tập tính hiếm gặp [95].
Các nghiên cứu sử dụng bẫy ảnh đã phát hiện ra những tập tính ít gặp ở linh trưởng mà các nghiên cứu quan sát trực tiếp khó có cơ hội ghi nhận. Cụ thể, tập tính ăn đất của 2 loài P. nemaeus và loài Voọc bạc (Trachypithecus germani) được ghi nhận lần đầu tiên nhờ sử dụng bẫy ảnh [98]. Bẫy ảnh cũng
ghi lại nhiều hình ảnh loài P. nemaeus hoạt động dưới đất ở Khu BTTN Bà Nà – Núi Chúa [37] và khu BTTN Sao la, Huế [91]. Loài Rhinopithecus brelichi thuộc nhóm Khỉ ăn lá và được cho là chỉ hoạt động vào ban ngày, nhưng kết quả nghiên cứu bằng bẫy ảnh của Tan và cộng sự (2013) cho thấy loài này vẫn có một số hoạt động vào ban đêm và quỹ thời gian hoạt động trong ngày kéo dài hơn so với các kết quả quan sát trực tiếp [108].
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, THỜI GIAN, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Loài Chà vá chân xám có tên khoa học là Pygathrix cinerea Nadler, 1997 và tên tiếng anh thường gọi là Grey-shanked douc langur (Hình 2.1), thuộc giống Chà vá (Pygathrix), phân họ Vọoc (Colobinae), họ Khỉ (Cercopithecidae) [55].
Hình 2.1. Chà vá chân xám ở Hòn Dồ, xã Tam Mỹ Tây.
2.2. Nội dung nghiên cứu
Có 3 nội dung nghiên cứu gồm:
- Hiện trạng bảo tồn quần thể và các mối đe dọa của quần thể CVCX ở xã Tam Mỹ Tây;
- Đặc điểm vùng sống của quần thể CVCX ở Hòn Dồ, xã TMT; - Một số tập tính sinh thái của quần thể CVCX ở Hòn Dồ, xã TMT.
2.3. Thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu được tiến hành từ tháng 01 năm 2020 đến ngày tháng 03 năm 2021. Trong đó, tháng 8, 9, 10 năm 2020 không đi thực địa và tháng 11 năm 2020 có đi thực địa nhưng không đủ số liệu. Vì vậy, phần kết quả nghiên cứu không bao gồm 4 tháng kể trên.
Tổng thời gian đi thực địa là 110 ngày, cụ thể:
- Thu số liệu tập tính : 59 ngày
- Khảo sát phân bố quần thể : 27 ngày
- Phỏng vấn cộng đồng : 4 ngày
- Điều tra thành phần loài thực vật : 6 ngày - Thiết lập 4 ô tiêu chuẩn thực vật và thu dữ liệu : 2 ngày - Thực hành phương pháp thu số liệu : 7 ngày - Xây dựng 2 chòi quan sát động vật : 1 ngày - Thời gian đi đặt bẫy ảnh và kiểm tra bẫy ảnh : 4 ngày
2.4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu thuộc địa bàn xã Tam Mỹ Tây, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam (thông tin chi tiết trong mục 1.4 Chương 1).
Trong phạm vi nghiên cứu này, nội dung khảo sát đánh giá hiện trạng bảo tồn quần thể bao quát toàn bộ các khu vực có rừng tự nhiên trong địa bàn xã TMT. Nội dung nghiên cứu tập tính sinh thái chỉ thực hiện ở rừng Hòn Dồ với 10,57 ha rừng tự nhiên thuộc tiểu khu 617.
Bao quanh khu rừng tự nhiên ở Hòn Dồ là rẫy keo của người dân địa phương trong và ngoài xã TMT (Hình 2.2). Ở trung tâm của Hòn Dồ có 1 suối nhỏ nhưng chỉ có nước chảy vào các tháng có nhiều mưa. Trong các tháng mùa khô, chỉ có 1 điểm duy nhất ở đầu nguồn của suối (tọa độ UTM N15.39530° E108.57358°, cao độ 225m so với mực nước biển) có nước nhỏ giọt chảy ra từ
các khe đá và đọng lại thành hốc nước nhỏ có đường kính 10cm và độ sâu nước khoảng 2cm.
Nguồn: Chi cục kiểm lâm tỉnh Quảng Nam
Hình 2.2. Mô tả đặc điểm khu rừng Hòn Dồ, xã Tam Mỹ Tây.
2.5. Phương pháp nghiên cứu
2.5.1. Nghiên cứu hiện trạng bảo tồn và các mối đe dọa
Để đánh giá hiện trạng bảo tồn quần thể và các mối đe dọa, tác giả đã sử dụng tổng hợp 3 phương pháp như sau;
(1) Phương pháp phỏng vấn
Áp dụng phương pháp xây dựng bảng câu hỏi của Paterson (2000) [93] và hướng dẫn khảo sát linh trưởng ở Việt Nam của Lê Vũ Khôi (2005) [23] để lập bảng câu hỏi phỏng vấn. Mục tiêu phỏng vấn là để thu thập được những thông tin về các vị trí xuất hiện, các mối đe dọa, và tình trạng suy giảm quần thể theo thời gian. Nội dung bảng hỏi có 13 câu (Phụ lục 3). Có 50 người được phỏng vấn bao gồm kiểm lâm ở địa bàn, cán bộ quản lý lĩnh vực nông - lâm
nghiệp của xã TMT, xã Tam Thạnh, xã Tam Trà, và người dân địa phương có nhiều hiểu biết về các loài động vật trong khu vực nghiên cứu (Phụ lục 2).
(2) Phương pháp khảo sát phân bố quần thể
Áp dụng phương pháp khảo sát hiện trạng quần thể linh trưởng của Brockelman và Ali (1987) [35] có điều chỉnh để phù hợp với kiểu quần thể bị phân tán và sinh cảnh sống hạn hẹp ở TMT. Người dân địa phương đã từng gặp CVCX trong các khu vực khảo sát mục tiêu được mời tham gia khảo sát. Tại mỗi khu vực cần khảo sát, người quan sát chọn điểm đứng từ xa để có thể nhìn bao quát và có thể phát hiện được động vật. Ống nhòm Nikon Monarch 5 được sử dụng để tìm động vật. Máy quay phim Nikon Coolpix P1000 dùng để quay phim và xem lại giới tính của các cá thể. Khoảng cách (L) từ người quan sát đến động vật đo bằng máy đo khoảng cách Nikon Ranger-Finder. Máy định vị Garmin 64S dùng để đo góc phương vị (α) và vị trí người quan sát. Từ dữ liệu L, góc α và tọa độ GPS sẽ xác định được vị trí của động vật trên bản đồ phân bố. Các khu vực khảo sát nhỏ thì có 1 nhóm đi khảo sát. Khu vực có diện tích lớn thì có 2-3 nhóm đi khảo sát cùng lúc để tránh trường hợp đếm lặp lại trên cùng 1 đàn (minh họa trong hình 2.3).
Hình 2.3. Minh họa phương pháp khảo sát phân bố quần thể
Phiếu ghi chép thông tin về các đàn CVCX được sử dụng để ghi thông tin các đàn CVCX đã phát hiện. Thông tin trên phiếu bao gồm: ngày khảo sát,
người tham gia khảo sát, tên khu rừng/ngọn núi/ khe núi theo tên địa phương, thời gian đến điểm quan sát, thời gian rời điểm quan sát, mô tả sơ bộ sinh cảnh sống, giờ phát hiện, số lượng cá thể, tọa độ và độ cao điểm đứng quan sát, khoảng cách L và góc phương vị α, số ảnh đã chụp, và mã số video đã quay.
(3) Phương pháp xác định cấu trúc đàn và kích thước quần thể
Áp dụng phương pháp xác định cấu trúc đàn được mô tả trong các nghiên cứu trước đây của Hà Thăng Long [52] [51] và phương pháp đếm tổng thể của Barnett (1995) để xác định kích thước quần thể [29]. Theo đó, số lượng con đực và cái trưởng thành, con nhỡ, con non trong mỗi đàn (cấu trúc đàn) là cơ sở để xác định kiểu cấu trúc đàn và để phân biệt các đàn với nhau. Các đặc điểm để nhận dạng và phân biệt giữa các nhóm độ tuổi và giới tính của loài CVCX được mô tả trong nghiên cứu trước đây của Hà Thăng Long năm 2009 (xem chi tiết trong bảng 2.1).
Bảng 2.1. Mô tả các đặc điểm phân biệt độ tuổi và giới tính của CVCX.
Phân Nhóm Mô tả các đặc điểm nhận dạng
Đực trưởng thành (ĐTT)
Kích thước cơ thể to hơn tất cả các nhóm độ tuổi khác trong đàn. Tiếng kêu to. Cơ ở cánh tay và bắp chân hiện rõ và nhìn thấy. Dương vật màu đỏ và tinh hoàn to rất đễ phân biệt khi ngồi dãn chân. Mảng lông giữa 2 bắp đùi có màu đỏ. Mảng lông trắng hình tam giác ở gốc đuôi có 2 túm lông trắng dựng lên khi ngồi hoặc bò 4 chân.
Cái trưởng thành (CTT)
Kích thước nhỏ hơn con ĐTT và tương đương với con đực BTT. Con CTT trong thời gian chăm con non thì ngực to và dễ nhìn thấy. Trong chu kỳ rụng trứng và mang thai, 2 bên bẹn có màu đỏ. Có 2 túm lông trắng ở phần lông hình tam giác ở gốc đuôi nhưng không dài như con ĐTT và ĐBTT.
Đực bán trưởng thành (ĐBTT)
Kích thước cơ thể gần như con cái trưởng thành nhưng nhỏ hơn so với con đực trưởng thành. Da mặt có màu vàng nhưng không rõ như con ĐTT. Có thể nhìn thấy rõ cơ ở bắp chân và cánh tay. Bộ phận sinh dục nhỏ hơn con ĐTT và dương vật chưa chuyển sang màu đỏ. Mảng lông màu trắng hình tam giác ở gốc đuôi nổi rõ lên 2 chỏm lông ở 2 góc như con ĐTT. Tiếng kêu nhỏ hơn con ĐTT.
Cái bán trưởng thành (CBTT)
Lông ở bụng không dài và dày như con CTT. Ngực chưa phát triển to. Rất khó phân biệt với con CTT khi đàn di chuyển nhanh.
Nhỡ Kích thước nhỏ hơn nhóm tuổi trưởng thành và bán trưởng thành nhưng lớn hơn con non. Da mặt vẫn còn màu đen nhưng sáng hơn con non. Có thể di chuyển độc lập hoặc bám bụng mẹ. Màu lông trên cơ thể giống như các bán trưởng thành và trưởng thành nhưng lông đuôi vẫn còn màu xám.
Non Kích thước cơ thể nhỏ nhất so với các cá thể khác trong đàn. Màu lông khi mới sinh chủ yếu là màu vàng, sau chuyển dần sang màu xám nhưng vẫn còn ở dọc lưng và chân. Da mặt màu đen. Luôn đi cùng với mẹ và ôm bụng mẹ khi di chuyển. Rất khó để phân biệt giới tính
Nguồn: Hà Thăng Long (2009)
2.5.2. Nghiên cứu đặc điểm vùng sống
Áp dụng phương pháp điều tra đa dạng thành phần loài thực vật rừng bằng phương điều tra theo tuyến của Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) trong sinh cảnh sống của CVCX [11]. Khảo sát trên các tuyến đường mòn bên trong Hòn Dồ trong 6 ngày trong tháng 1 và tháng 2 năm 2020. Tổng chiều dài các tuyến
khảo sát là 1.2km. Dọc theo tuyến khảo sát, thu mẫu các bộ phận cây (lá già, hoa, quả) để giám định tên loài. Các mẫu được cắt tỉa, làm sạch, gắn thẻ thông tin (Etiket) ghi số hiệu, và chụp ảnh tiêu bản. Xác định tên loài và lập danh mục thành phần loài dựa tài liệu Cây cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ (1999) [7].
Áp dụng phương pháp thiết lập ô tiêu chuẩn (OTC) dài của Ganzhorn (2003) ở khu vực rừng Hòn Dồ để mô tả đặc điểm cấu trúc sinh cảnh sống của quần thể CVCX [47]. Có 4 OTC thực vật được thiết lập với chiều dài từ 50m đến 60m và chiều rộng 10m. Các OTC được thiết lập song song với nhau theo cùng hướng từ Nam đến Bắc và cách nhau khoảng 100m. Trên mỗi OTC, tất cả cây thân gỗ và dây leo có đường kính ngang ngực (D1,3) ≥ 5cm sẽ được đánh số, đo chiều cao vút ngọn, đường kính thân cây, độ rộng tán, và xác định tên loài. Đường kính cây được chia làm 4 nhóm; 5,0-14,9cm, 15,0-24,9cm, 25,0- 34,9cm, và ≥ 35cm. Chiều cao cây được chia thành 5 nhóm gồm 1,0-4,9m, 5,0- 9,9m, 10,0-14,9m, 15,0-19,9m. Cứ mỗi 10m chiều dài dọc theo OTC sẽ đo độ che phủ bằng ứng dụng đo độ tàn che Canopeo2 trên điện thoại.
Chuyên gia nghiên cứu thực vật Trần Ngọc Toàn đã thực hiện các nội dung phân loại thực vật.
2.5.3. Phương pháp nghiên cứu tập tính sinh thái
a) Phương pháp thu số liệu tập tính bằng máy quay phim
Sinh cảnh sống của quần thể CVCX ở Hòn Dồ nhỏ, hẹp, cây thấp và nhiều dây leo rậm, địa hình dốc và nhiều vách đá lớn khó di chuyển để tiếp cận động vật. Khi phát hiện có người quan sát, các đàn CVCX ẩn nấp hoặc di chuyển ra các rừng trồng keo ở xung quanh nên không thể thu được dữ liệu bằng cách di chuyển theo động vật như các nghiên cứu trước đây. Vì vậy, tác
2 Ứng dụng miễn phí Canopeo được phát triển bởi trường Đại học Oklahoma State University để đo độ che phủ của rừng. Có thể tải ứng dụng trên kho ứng dụng CH Play của thiết bị Androi.
giả áp dụng phương pháp sử dụng máy quay phim để thu dữ liệu đã được áp dụng trong nghiên cứu của Basil (2011) [30] và Lê Khắc Quyết (2014) [64].
Có 5 điểm quan sát cố định cách xa Hòn Dồ từ 30 – 200m được thiết lập bằng cách dựng lều và ngụy trang bằng lưới màu đen để làm điểm quay phim. Thời gian quay phim diễn ra trong ngày từ 5:00 sáng đến 18:00 và có thể kéo dài hơn tùy theo hoạt động của động vật. Máy quay phim Nikon P1000 gắn trên chân máy quay phim Benro dùng để quay phim. Có 10 viên Pin LA dự phòng để quay và 6 thẻ nhớ Extreme Pro của hãng SanDisk loại 64GB được sử dụng để lưu trữ dữ liệu ghi hình của máy quay phim mỗi ngày. Dữ liệu trong thẻ nhớ sẽ được lưu trữ vào 2 ổ cứng rời loại 2TB của hãng SanDisk.
Định dạng phim được thiết lập trong máy quay phim là dạng đuôi MP4. Thời gian trên máy quay phim được cài đặt đúng với thời gian thực tế. Kết quả thu được khoảng 4TB dữ liệu phim (200 giờ) trong 8 tháng nghiên cứu và trong đó có 115 giờ dữ liệu được sử dụng trong trong nghiên cứu này. Phần mềm xem phim mã nguồn mở VLC Media Player (https://www.videolan.org/) được sử dụng để mở các video để phân tích dữ liệu. Có 3 thành viên được tập huấn trong 1 ngày về phương pháp phân tích dữ liệu từ video, phương pháp nghiên cứu, và nhận dạng độ tuổi và giới tính của loài CVCX để hỗ trợ phân tích dữ liệu. Dữ liệu được nhập theo mẫu đã thiết kế trong Excel (Microsoft office Professional Plus 2019) theo từng tháng và từng mã code của video để dùng cho các phân tích thống kê.
Phương pháp ad-libitum của Altmann (1974) được sử dụng khi quay phim để ghi chú các kiểu tập tính ít gặp của đối tượng nghiên cứu như nhập đàn, tranh giành thức ăn với loài khác, bảo về đàn khi bị các loài chim ăn thịt tấn công, giao phối… [27].
Trong nghiên cứu này, tôi áp dụng phương pháp focal-animal sampling của Atlmann (1974) [27] để chuyển dữ liệu tập tính động vật trong các video ra bảng dữ liệu Excel. Thời gian theo dõi liên tục cho 1 cá thể là 7 phút 30 giây3 và cách khoảng cách giữa 2 lần ghi dữ liệu (gọi là mẫu quan sát) là 30s. Trong mỗi lượt xem video, chỉ tập trung quan sát và ghi dữ liệu cho 1 cá thể duy nhất. Các video có nhiều cá thể cùng xuất hiện trong suốt video thì có nhiều lượt ghi dữ liệu cho các cá thể khác nhau. Các cá thể ở 3 độ tuổi gồm trưởng thành, nhỡ, non là đối tượng mục tiêu để ghi dữ liệu trong nghiên cứu này. Tập tính được chia thành 4 nhóm chính gồm ăn, nghỉ, di chuyển và xã hội (Bảng 2.2).
Bảng 2.2. Mô tả 4 nhóm tập tính sơ cấp của loài CVCX.
Hoạt động Mô tả hành động
Ăn
Khi cá thể mục tiêu dùng chi trước để lấy thức ăn đưa vào miệng, hoặc dùng chi trước giữ thức ăn rồi dùng răng bứt thức ăn, nhai, và nuốt.
Nghỉ Khi cá thể mục tiêu không di chuyển hoặc không tham gia vào