Phương pháp nghiên cứu tập tính uống nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh thái của loài chà vá chân xám (pygathrix cinerea nadler, 1997) tại xã tam mỹ tây, huyện núi thành, tỉnh quảng nam (Trang 45 - 46)

4. Bố cục đề tài

2.5.5. Phương pháp nghiên cứu tập tính uống nước

Bẫy ảnh (Camera Trap) được sử dụng để chụp ảnh/quay phim hành vi uống nước của CVCX ở Hòn Dồ. Phương pháp lắp đặt bẫy ảnh có tham khảo các hướng dẫn của Pebsworth và LaFleur (2014) [94]. Bẫy ảnh được gắn cố định trên thân cây cách điểm có nước khoảng 3 – 4m và ở độ cao 1,2m so với mặt đất (Hình 2.4). Trong tháng 3 và tháng 4 năm 2020, cài đặt chế độ chụp 3 ảnh liên tục trong 1 lần kích hoạt của bẫy ảnh. Từ tháng 8 năm 2020 cài đặt chế độ quay phim và mỗi phim kéo dài trong 2 phút. Thẻ nhớ SanDisk loại 64GB được sử dụng để lưu trữ dữ liệu ảnh/ video.

Hình 2.4. Đặt bẫy ảnh ở khu vực hố nước ĐN2

Có 1 bẫy ảnh loại Akaso được đặt tại điểm có nước (đặt tên là ĐN1) duy nhất bên trong Hòn Dồ trong tháng 3 và tháng 4 năm 2020. Tọa độ điểm có nước là N15.39523° E108.57360° và ở cao độ 231m so với mực nước biển. Hố nước này có đường kính 10cm và độ sâu từ đáy đến mặt nước khoảng 2cm.

Ngày 30 tháng 07 năm 2020, tác giả đã đào một hố nước mới (đặt tên là ĐN2) bằng cách đào sâu và rộng hơn, lát đá dưới đáy và xung quanh miệng hố

nước. Đường kính ĐN2 là 40cm và độ cao của nước từ đáy lên mặt nước là 7 – 10cm. Hốc nước ĐN2 cách hốc nước ĐN1 khoảng 1m. Phía trên hốc nước ĐN2 khoảng 2m, tác giả đã đào thêm 1 hố nước (đặt tên là ĐN3) có kích thước bằng với hốc nước ĐN2. Sau đó, đặt 2 bẫy ảnh ở ĐN2 và ĐN3 từ ngày 30 tháng 7 năm 2020 và cả 2 bẫy ảnh dừng hoạt động vào ngày 25 tháng 8 năm 2020.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh thái của loài chà vá chân xám (pygathrix cinerea nadler, 1997) tại xã tam mỹ tây, huyện núi thành, tỉnh quảng nam (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)