Một số nghiên cứu liên quan

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA QUẦN ÁO THỜI TRANG THƯƠNG HIỆU NỘI ĐỊA CỦA THẾ HỆ Z TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 28)

1.4.1. Một số nghiên cứu nước ngoài

1.4.1.1. Nghiêu cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua quần áo thời trang của thế hệ Y tại Malaysia” của (Cham,T.H., Ng,C.K.Y., Lim,Y.M., Cheng,B.L., 2018)

Kết quả nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua quần áo thời trang của thế hệ Y tại Malaysia” cho thấy rằng ý định mua quần áo thời trang của thế hệ Y tại Malaysia bị ảnh hưởng bởi bởi ý thức về giá và thái độ yêu thích sản phẩm. Trong đó yếu tố mức độ yêu thích sản phẩm bị ảnh hưởng bởi nhu cầu sự độc đáo, phong cách cá nhân, hình ảnh thương hiệu, truyền thông miệng và chất lượng cảm nhận. Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng với 300 người Malaysia để kiểm tra mối tương quan của giả thuyết. Nghiên cứu đã khẳng định các yếu tố cá nhân xuất phát từ ngưởi tiêu dùng thế hệ Y có tác động lớn đến ý định mua các sản phẩm thời trang của họ. Ngoài ra ý thức về giá cả điều chỉnh những mối quan tâm của thế hệ Y cũng là một trong những điều có mức ảnh hưởng đến ý định mua các sản phẩm thời trang của thế hệ Y tại đất nước này.

Hình 0.7: Mô hình “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua quần áo thời trang của thế hệ Y tại Malaysia”

1.4.1.2. Nghiên cứu “ Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua các sản phẩm quần áo thời trang nội địa của khách hàng Indonesia” (Rediana, W.A., 2019)

Theo kết quả nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua các sản phẩm quần áo thời trang nội địa của khách hàng Indonesia” đã đưa ra các biến về sự quan tâm đến quần áo, chất lượng cảm nhận, giá trị cảm xúc có ảnh hưởng đến ý định mua của khách hàng. Trong đó giá trị cảm xúc có mức ảnh hưởng cao nhất đến yếu tố ý định mua. Khảo sát được thực hiện tại Indonesia với 372 mẫu đạt yêu cầu. Nghiên cứu đã đưa ra các giá trị về mặt cảm xúc là yếu tố nên được quan tâm khi phát triển các khía cạnh kích thích ý định mua của khách hàng mức độ tác động hơn 40%.

Hình 0.8: Mô hình “ Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua các sản phẩm quần áo thời trang nội địa của khách hàng Indonesia”

1.4.1.3. Nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua quần áo của thế hệ trẻ tại Malaysia” của (Lam,Y.Y., Lee,S.L., Ong,J.J., Tan,W.C., 2017)

Nghiên cứu đã sử dụng 4 biến độc lập truyền thông, chương trình khuyến mãi, phong cách thời trang cá nhân, nhận thức xu hướng thời trang để nghiên cứu. Theo kết quả nghiên cứu cho thấy cả 4 biến trên đều có ảnh hưởng đến ý định mua các sản phẩm quần áo thời trang tại Malaysia. Trong đó biến độc lập phong cách thời trang có ảnh hưởng lớn nhất đến ý định hành vi mua các sản phẩm thời trang. Nghiên cứu được thực hiện với số mẫu đạt yêu cầu là 300. Các đối tượng tham gia khảo sát từ 15 – 35 tuổi trong đó 80% độ tuổi được khảo sát là từ 18 – 27 tuổi.

Hình 0.9: Mô Hình “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua quần áo của thế hệ trẻ tại Malaysia”

1.4.1.4. Nghiên cứu “ Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm nội địa của người dân Trung Quốc” của (Wu,J., Zhu, N., Dai.Q., 2010)

Nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua các sản phẩm nội địa tại Trung Quốc bao gồm thái độ đối với sản phẩm và chuẩn chủ quan. Trong đó, tính vị chủng của người mua sản phẩm ảnh hưởng đến thái độ của người tiêu dùng tại đây đối với sản phẩm nội địa. Nghiên cứu thực hiện để đưa các kết quả về mối tương quan của tính vị chủng ảnh hưởng đến ý định mua các sản phẩm mang thương hiệu nội địa. Nghiên cứu đã chỉ ra được mức độ tương quan cao của tính vị chủng đối với thái độ đối với sản phẩm của khách hàng từ đó đưa ra kết luận nó có mối liên hệ ảnh hưởng lớn đến ý định mua sản phẩm nội địa của đối tượng nghiên cứu.

Hình 0.10: Mô Hình “ Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm nội địa của người dân Trung Quốc”

1.4.2. Một số nghiên cứu trong nước

1.4.2.1. Nghiên cứu “ Ảnh hưởng của tính vị chủng đến ý định mua hàng nội của người tiêu dùng – trường hợp sản phẩm bánh kẹo tại thị trường Thành phố Đà Nẵng” của (Trần,K.D., 2015)

Trong nghiên cứu cũng sẽ cho thấy rõ tâm lý của người tiêu dùng đối với “hàng nội” và “hàng ngoại”, thấy được những nhân tố đóng vai trò quan trọng của tính vị chủng tác động đến ý định hành vi của người tiêu dùng. Mô hình nghiên cứu tập trung vào kiểm định các giả thuyết về mối quan hệ giữa tính vị chủng, chất lượng cảm nhận về sản phẩm bị ảnh hưởng bởi tính vị chủng, chí phí cảm nhận dành cho sản phẩm nội địa – trường hợp cụ thể là bánh kẹo. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra mức độ ảnh hưởng tích cực cua người tiêu dùng đối với sản phẩm bánh kẹo nội địa. Trong nghiên cứu còn nhận định tính vị chủng có hiện diện và tác động đến hành vi mua hàng nội của người tiêu dùng trong phạm vi nghiên cứu.

Hình 0.11: Mô Hình “ Ảnh hưởng của tính vị chủng đến ý định mua hàng nội của người tiêu dùng – trường hợp sản phẩm bánh kẹo tại thị trường Thành phố Đà

Nẵng” của (Trần,K.D., 2015)

1.4.2.2. Nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi mua hàng thời trang phụ nữ trẻ khu vực Bình Dương” của (Huynh, L.N.B., 2017)

Kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố về thái độ đối với sản phẩm, chuẩn chủ quan và rào cản có ảnh hưởng đến hành vi quyết định sử dụng các sản phẩm thời trang. Cụ thể là yếu tố thái độ đối với sản phẩm có mức ảnh hưởng cao nhất đối với

sản phẩm. Ngoài ra các yếu tố về chuẩn chủ quan và rào cản cũng có tác động đến hành vi và ý định về nhu cầu mua sắm các sản phẩm thời trang tại khi vực này.

Hình 0.12: Mô hình “Các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi mua hàng thời trang phụ nữ trẻ khu vực Bình Dương”

1.5.ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Qua quá trình tham khảo các mô hình lý thuyết và những mô hình nghiên cứu trong và ngoài nước, tác giả đưa ra mô hình đề xuất các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua quần áo thời trang thương hiệu nội địa của thế hệ Z tại thành phố Hồ Chí Minh . Với những giả thuyết sau:

(1) Chuẩn chủ quan

Khái niệm chuẩn chủ quan được đưa ra dựa theo lý thuyết hành vi TPB và lý thuyết TAM mở rộng. Chuẩn chủ quan là nhận thức của một cá nhân về chuẩn mực xã hội, áp lực bạn bè, niềm tin của những người khác có liên quan như bạn bè và người thân, những thành phần bên ngoài cho rằng người đó nên hay không nên thực hiện một số hành vi nhất định (Fishbei, M., Ajzen, I., 1975).

Những khái niệm về trang phục và thời trang được tạo ra bởi những sức ép của xã hội. Trong phần khái niệm về thời trang nhiều lý thuyết đã khẳng định hành vi, ý định mua các sản phẩm thời trang bao gồm quần áo cũng được hình thành bởi sức ép và xu hướng xã hội. Ngoài ra các yếu tố hình mẫu được tạo ra từ môi trường của gia đình và bạn bè, các mối quan hệ xung quanh khách hàng cũng chính là những yếu tố khiến cho họ đưa ra các ý định liên quan đến quần áo của mình.

Chính vì vậy, tác giả đề xuất giả thuyết H1 như sau:

Giả thuyết H1: “ Chuẩn chủ quan” có tác động cùng chiều đến “ Ý định mua quần áo thời trang thương hiệu nội địa của thế hệ Z tại thành phố Hồ Chí Minh”.

(2) Thái độ đối với sản phẩm

Yếu tố thái độ đối với sản phẩm là đánh giá tích cực hay tiêu cực về hành vi đó (Fishbei, M., Ajzen, I., 1975). Đây là những xu hướng tương đối nhất quán của cá nhân có tính chất bất lợi hay thuận lợi về một sự việc hay vấn đề nào đó. Thuyết hành vi dự định của TPB - lý thuyết này cho rằng dự định hành vi được hành thành bởi sự kết hợp giữa thái độ hành vi và chuẩn chủ quan, kiểm soát hành vi có cảm nhận của con người (Dean, M. A., Philip, L. R.,Philip. B., 2008).

Theo một tài liệu khác, thái độ được định nghĩa là một hướng đi tâm lý của người tiêu dùng để đánh giá một đối tượng có được mực độ sự ưu ái, yêu thích, niềm tin của họ (Eagly, A. H., Chaiken,S., 2007). Thái độ được xem là một cách suy nghĩ cố định tồn tại trong một khoảng thời gian dài. Nó bao gồm các đánh giá về có nên thực hiện hành vi, dự định nào đó hay không. Thái độ được phát triển thông qua kinh nghiệm có thể thay đổi khi có kinh nghiệm mới xảy ra. ( (Ajzen, Nature and Operation of Attitudes, 2001); (Chen, 2007); (Armstrong, 2009)). Chính vì vậy các yếu tố thái độ chính là bước đệm lớn để dẫn đến ý định mua hàng của cá nhân.

Chính vì vậy, tác giả đề xuất giả thuyết H2 như sau:

Giả thuyết H2: “ Thái độ đối với sản phẩm” có tác động cùng chiều đến “ Ý định mua quần áo thời trang thương hiệu nội địa của thế hệ Z tại thành phố Hồ Chí Minh”.

(3) Chất lượng cảm nhận

Chất lượng cảm nhận: là sự đánh giá về những điểm nổi bật, vượt trội của sản phẩm/ dịch vụ (Zeithaml, V.A., 1988). Khách hàng đánh giá sản phẩm dựa trên một vài thông tin được ký hiệu và sau đó họ xây dựng niềm tin ngược lại đối với sản phẩm (Cham,T.H., Ng,C.K.Y., Lim,Y.M., Cheng,B.L., 2018). Chất lượng cảm nhận có mức độ trừu tượng và khó giải thích hơn là thuộc tính xác định của sản phẩm và nó khác hoàn toàn với chất lượng thật sự mà sản phẩm mang lại cho khách hàng ( (Andersen, C.H., 1984); (Monroe,K.B., Krishnan,R., 1985))

Chất lượng sản phẩm được xem xét theo hai góc độ đó là chất lượng hoạt động và chất lượng tương thích. Trong đó chất lượng hoạt động là cấp độ hoạt động mà những đặc tính cơ bản của sản phẩm đạt được và chất lượng tương thích mức độ đồng nhất và những đặc điểm kỹ thuật đúng như nhà sản xuất đã hứa hẹn của tất cả sản phẩm mà đơn vị sản xuất ra (Philip, K., Kevin,L.K., 2012).

Chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng trong việc khác biệt hóa sản phẩm cũng như hình thành nên bộ tiêu chí để lựa chọn sản phẩm. Sự hài lòng của khách hàng về sản phẩm cũng được tạo ra nhờ các yếu tố thể hiện chất lượng sản phẩm.

Chính vì vậy, tác giả đề xuất giả thuyết H3 như sau:

Giả thuyết H3: “ Chất lượng cảm nhận” có tác động cùng chiều đến “ Ý định mua quần áo thời trang thương hiệu nội địa của thế hệ Z tại thành phố Hồ Chí Minh”.

(4) Giá trị cảm xúc

Giá trị cảm xúc được định nghĩa là những cảm giác hay cảm xúc ( vui vẻ, hài lòng) được tạo ra từ sản phẩm ( (Sweeney, J. C., Soutar, G. N. , 2001) trong (Kumar,A., Lee,H.J., Kim,Y.K., 2009). Những khía cạnh cảm xúc được biểu hiện rõ rệt thông qua sự kết nối với người tiêu dùng bởi vì nó thường được họ biểu hiện công khai khi sử dụng sản phẩm (Rodríguez, C.L., 2016).

Giá trị cảm xúc là một giá trị có lợi mà cá nhân có được khi trải nghiệm một thứ mới mẻ và khác biệt. Nhóm nghiên cứu của William cho rằng có tác động tích cực của giá trị cảm xúc đến ý định mua hàng của người tiêu dùng (William, B.D., Kent.M., Dhruv.G., 1991). Nhận thức của người tiêu dùng đối với một thương hiệu nước ngoài so với một thương hiệu địa phương cũng được xây dựng dựa trên các thành phần mang giá trị cảm xúc (Kumar,A., Lee,H.J., Kim,Y.K., 2009). Những cảm xúc này bao gồm những trãi nghiệm vui vẻ và thú vị. Thêm vào đó, nghiên cứu trên chứng minh rằng những giá trị cảm xúc liên quan đến quá trình tiêu dùng được hình thành để đáp ứng lý do tiêu dùng của họ.

Chính vì vậy, tác giả đề xuất giả thuyết H4 như sau:

Giả thuyết H4: “ Giá trị cảm xúc” có tác động cùng chiều đến “ Ý định mua quần áo thời trang thương hiệu nội địa của thế hệ Z tại thành phố Hồ Chí Minh”.

(5) Marketing truyền thông mạng xã hội

Mạng xã hội được định nghĩa là là ứng dụng , nền tảng trực tuyến và phương tiện truyền thông nhằm tạo thuận lợi cho sự tương tác, hợp tác và chia sẽ nội dung (Universal Maccann International , 2008). Ngày nay, truyền thông mạng xã hội nổi tiếng được sử dụng để kết nối những doanh nghiệp thời trang với khách hàng của họ (M2PressWIRE, 2011). Theo một nghiên cứu của Qualman, thế hệ trẻ sống và hoạt động trên mạng xã hội. Trang web trực tuyến là nơi mà giới trẻ tiếp nhận thông tin về các thương hiệu thời trang ưa thích của họ và nêu những ý kiến quan trọng về thương hiệu đó (Qualman, E., 2009).

Marketing truyền thông mạng xã hội được sử dụng để biết hành vi của khách hàng trực tuyến. Ngày nay, con người thông cộng đồng trên mạng lưới mạng xã hội để chia sẽ thông tin, khách hàng thích tìm đến các blog thảo luận, đánh giá và theo dõi những người bạn của họ thông qua nhiều nền tảng truyền thông trực tuyến như Facebook, Instagram,… (Ahmad,N., Ashiq,R., Salman,A., 2010).

Mạng xã hội nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về sản phẩm của công ty. Mạng xã hội cũng mang đến nhiều cơ hội giao tiếp với khách hàng ở cấp độ cá nhân, điều này thường khó và không thể đạt được qua kênh truyền thống (Zarrella, D., 2009). Ngoài ra, đối với thế hệ Z - một thế hệ luôn có nhu cầu siêu kết nối với đặc điểm Phigital thì tiếp thị thông qua truyền thông mạng xã hội càng có ý nghĩa sâu sắc đố với họ. Ở phần trước, tác giả cũng đã phân tích và đưa ra những lý thuyết về đặc điểm của thế hệ Z, thì từ hội chứng FOMO, đặc điểm DIY cũng đã làm cho việc marketing thông qua truyền thông mạng xã hội tác động to lớn đến ý định mua các sản phẩm trên mạng xã hội của mình (Mục 1.1.4).

Chính vì vậy, tác giả đề xuất giả thuyết H5 như sau:

Giả thuyết H5: “ Marketing truyền thông mạng xã hội” có tác động cùng chiều đến “ Ý định mua quần áo thời trang thương hiệu nội địa của thế hệ Z tại thành phố Hồ Chí Minh”.

(6) Sự quan tâm đến các sản phẩm quần áo

Sự quan tâm đến các sản phẩm quần áo được định nghĩa một cách cá nhân là thái độ và niềm tin về quần áo, kiến thức và sự chú ý dành cho các sản phẩm quần áo mà họ sử dụng, họ tìm hiểu và luôn tò mò về sản phẩm quần áo mà bản thân nên sử dụng cũng như người khác đang sử dụng (Gurel, L. M., 1974). Sự quan tâm quần áo cá nhân có thể được thể hiện qua cách thức trãi nghiệm mua sắm quần áo của họ. Chúng ta có thể xem xét cách họ sử dụng, dành ra thời gian, năng lượng và tiền bạc cho các sản phẩm quần áo và nhận thức của họ về xu hướng thời trang mới (Gurel, L. M., 1974); (Kaiser, S., 1997); (Lukavsky, J., Butler, S., and Harden, A. J., 1995).

Trong một vài tài liệu khác, một cá nhân quan tâm đến quần áo phụ thuộc vào họ đặt bao nhiêu niềm tin, thái độ, kiến thức, sự chú ý tò mò vào các sản phẩm quần áo. Hơn nữa, quần áo là công cụ cộng đồng hóa phục vụ cho các hoạt động xây dựng hình ảnh cá nhân mà họ khao khát có được trong xã hội (Kumar,A., Lee,H.J., Kim,Y.K., 2009). Một nghiên cứu của Son và đồng đội với cỡ mẫu 405 đã chứng mình sự quan tâm đến quần áo có ảnh hưởng ý nghĩa đến ý định mua quần áo của thế hệ trẻ từ 15 tuổi ở India (Son, J., Jin, B., and George, B., , 2013)

Chính vì vậy, tác giả đề xuất giả thuyết H6 như sau:

Giả thuyết H6: “ Sự quan tâm đến các sản phẩm quần áo” có tác động cùng chiều đến “ Ý định mua quần áo thời trang thương hiệu nội địa của thế hệ Z tại thành phố Hồ Chí Minh”.

(7) Tính vị chủng

Tính vị chủng được là một khái niệm xã hội học. Sumner định nghĩa tính vị chủng là quan điểm về một nhóm riêng của họ là trung tâm của mọi thứ, và tất cả những thứ khác bị thu nhỏ và đánh giá thấp hơn. Họ nuôi dưỡng niềm tự hào phù phiếm của nhóm trung tâm, cho rằng chúng vượt trội, thể hiện sự thần thánh và khinh miệt các

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA QUẦN ÁO THỜI TRANG THƯƠNG HIỆU NỘI ĐỊA CỦA THẾ HỆ Z TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)