Khái niệm FDI

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tới các ngành công nghiệp chế tác ở Việt Nam (Trang 36 - 38)

Xét theo góc độ hẹp, đầu tư là việc các doanh nghiệp mua máy móc thiết bị, xây dựng nhà xưởng để tiến tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Xét theo góc độ rộng, đầu tư là việc mà nền kinh tế hy sinh các nguồn lực hiện tại để đạt được mục tiêu hoặc kết quả gia tăng trong tương lai. Nguồn lực gồm có nguồn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, vốn tư bản, tri thức công nghê. Kết quả gồm có sự gia tăng về tài sản tài chính như giá trị sản xuất, doanh thu, lợi nhuận, tiền lương, thu ngân sách …; tài sản vật chất như nhà máy, cơ sở hạ tầng, công nghệ tiên tiến hơn, nguồn nhân lực có kỹ năng, trình độ và kỷ luật hơn.

Căm cứ vào nguồn gốc của vốn, đầu tưđược chia thành đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài.

Theo luật đầu tư Việt Nam (2005):

Đầu tư trong nước là việc nhà đầu tư trong nước bỏ vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu từ tại Việt Nam (Mục 13- Điều 3).

Đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư (Mục 12- Điều 3).

Xét một cách khái quát, đầu tư nước ngoài là một quá trình di chuyển vốn từ quốc gia này sang quốc gia khác nhằm những mục đích và mục tiêu nhất định.

Vốn đầu tư nước ngoài có thểđược biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như tiền mặt, đất đai, máy móc, thiết bị, phát minh, sáng chế, bí quyết công nghệ, thương hiệu. Ngoài những mục đích về kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài cũng tính đến lợi ích về chính trị, văn hóa – xã hội.

Căn cứ vào quan hệ quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn, đầu tư nước ngoài bao gồm đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư gián tiếp nước ngoài.

Đầu tư gián tiếp nước ngoài

Là hình thức đầu tư mà trong đó chủđầu tư thông qua thị trường tài chính để tài trợ, mua cổ phiếu hoặc chứng khoán của các công ty nước ngoài nhằm thu lãi từ hoạt động tín dụng, lợi nhuận từ cổ phiếu hoặc thu nhập từ chứng khoán, nhưng không trực tiếp tham gia quản trị vốn mà họ đã bỏ ra. Như vậy, trong đầu tư gián tiếp, nhà đầu tư và người quản lý vốn là hai chủ thể khác nhau.

Theo luật đầu tư 2005: Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹđầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư. (Mục 3 - Điều 3).

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Hiện nay có nhiều khái niệm khác nhau vềđầu tư trực tiếp nước ngoài.

Theo khái niệm của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF: FDI là một hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm đạt được những lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủđầu tư, mục đích của chủđầu tư là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp.

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD): Đầu tư trực tiếp là hoạt động đầu tưđược thực hiện nhằm thiết lập các mối quan hệ kinh tế lâu dài với một doanh nghiệp, mang lại khả năng tạo ảnh hưởng đối với việc quản lý doanh nghiệp. FDI không chỉ liên quan tới các giao dịch vốn giữa các thực thể và doanh nghiệp mà còn liên quan tới việc quản lý hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp tiếp nhận vốn đầu tư.

- Theo Uỷ ban Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) thì FDI là một khoản đầu tư bao gồm mối quan hệ dài hạn, phản ánh lợi ích và quyền kiểm soát lâu dài của một thực thể thường trú ở một nền kinh tế trong doanh nghiệp thường trú ở một nền kinh tế khác với nền kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài.

- Theo Tổ chức tương mại thế giới WTO: Đầu tư trực tiếp nước ngoài xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó.

- Theo luật đầu tư năm 2005 của Việt Nam:

Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư (Mục 2 - Điều 3). Đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư theo quy định của luật này (Mục 12 - Điều 3). Kết hợp lại, FDI là hình thức đầu tư do nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư vào Việt Nam và tham gia quản lý các hoạt động đầu tưở Việt Nam.

Từ những khái niệm trên tác giảđưa ra kết luận:

FDI là quá trình di chuyển vốn mang tính chất dài hạn từ quốc gia này sang sang quốc gia khác, nhà đầu tư nước ngoài tiến hành đầu tư một tỷ lệ vốn nhất định và trực tiếp tham gia quản lý sản xuất kinh doanh có liên quan tới vốn mà họ đầu tư, nhằm thu được lợi ích lâu dài không chỉ về mặt kinh tế mà còn liên quan tới các lợi ích về chính trị, văn hoá – xã hội.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tới các ngành công nghiệp chế tác ở Việt Nam (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)