3.4.3.1. Chính sách về FDI còn nhiều bất cập
Chính sách FDI của Việt Nam trong thời gian qua còn chú trọng nhiều vào việc chạy đua thu hút FDI về mặt số lượng. Ngoài ra, các quy định liên quan tới chuyển giao công nghệ trong các dự án FDI còn chưa rõ ràng, dẫn đến nhập khẩu công nghệ lạc hậu, không phù hợp, giá thành cao gây ô nhiễm môi trường. Chính sách FDI chưa phân tách một cách cụ thể các hạng mục cấm thu hút, hạn chế và khuyến khích đầu tư.
Chính sách FDI thiếu sự nhất quán giữa các ngành, các lĩnh vực và thiếu sự phối hợp đồng bộ với các chính sách kinh tế khác. Đồng thời, chính sách về FDI cũng chưa đủ linh hoạt để có những điều chỉnh kịp thời nhằm tận dụng các cơ hội và tránh rủi ro khi bối cảnh kinh tế thế giới nói chung và đặc điểm vận động dòng vốn FDI nói riêng thay đổi.
Chính sách về FDI nói chung và chính sách FDI đối với các ngành công nghiệp chế tác non trẻ còn thiếu tính ổn định, dễ thay đổi gây hoang mang và làm mất niềm tin ở các nhà đầu tư.
3.4.3.2. Đội ngũ nhân lực của các doanh nghiệp trong nước ở ngành công
nghiệp chế tác vừa thiếu về số lượng vừa yếu về chất lượng
Hiện tại, Việt Nam thiếu trầm trọng lực lượng lao động có trình độ tay nghề cao, có kỹ năng, kỹ xảo đáp ứng yêu cầu công nghệ tinh vi của một số lĩnh vực
trong công nghiệp chế tác, ví dụ như ngành công nghiệp điện tử còn thiếu khoảng 5000 kỹ sư có trình độ đạt chuẩn quốc tế về thiết kế Chip, con số này còn cao hơn đối với ngành công nghiệp cơ khí chế tạo và công nghiệp ô tô. Sự thiếu hụt nguồn nhân lực có trình độ cao đã gây khó khăn trong việc ứng dụng và triển khai các công nghệ mới trong các doanh nghiệp, đồng thời các doanh nghiệp sẽ không tận dụng được các tác động tràn tích cực do nguồn vốn FDI mang lại. Do trình độ nguồn nhân lực kém, các nhà cung cấp địa phương không thể sử dụng và cải tiến công nghệ, các sản phẩm tạo ra không đáp ứng được các điều kiện và tiêu chuẩn của các doanh nghiệp FDI. Ngay cả khi các doanh nghiệp FDI cung cấp và trợ giúp về công nghệ, rất ít các nhà cung cấp địa phương có khả năng sản xuất với số lượng lớn và ổn định. Nguồn nhân lực hạn chế cũng ảnh hưởng tới khả năng của các doanh nghiệp địa phương là khách hàng của các doanh nghiệp FDI. Các doanh nghiệp địa phương không thể tận dụng các sản phẩm trung gian mà các doanh nghiệp FDI vì các đầu tạo ra vì các đầu vào này có hàm lượng công nghệ và chất lượng cao đòi hỏi công nghệ tiên tiến và đội ngũ nhân lực sử dụng công nghệ này.
Tóm lại, vì trình độ đôi ngũ nhân lực hạn chế mà các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế tác không thể trở thành đối tác tích cực và lâu dài đối với các doanh nghiệp FDI.
3.4.3.3. Các cụm công nghiệp hỗ trợ ngành công nghiệp chế tác chưa phát
huy hết khả năng
Nghiên cứu của Viện Chiến lược và Chính sách phát triển công nghiệp (ISPS), Bộ Công Thương năm 2008 về thực trạng tập trung công nghiệp ở Việt Nam cho thấy Việt Nam đã có những dấu hiện ban đầu của tập trung công nghiệp tại các đô thị lớn. Có thể chia sự tập trung công nghiệp thành ba khu vực chính: Hà Nội và các tỉnh phụ cận (Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh); thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phụ cận (Đồng Nai, Bình Dương); khu vực miền trung (Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi). Mỗi vùng đều có tiềm năng và lợi thế riêng để phát triển các cụm công nghiệp. Tuy nhiên, xét một cách tổng thể các cụm công nghiệp vẫn chưa thực sự hoạt động hiệu quả, phát huy hết khả năng của nó [13].
Sự tập trung công nghiệp xuất hiện chủ yếu là do các lợi thế cạnh tranh tĩnh như: địa điểm, chính sách thu hút đầu tư của địa phương, chi phí lao động thấp, gần thị trường và nguồn cung đầu vào....mà không phải do lợi thế cạnh tranh động như chất lượng lao động, công nghiệp hỗ trợ, công nghệ, nghiên cứu và triển khai, sự liên kết giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài.
Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý địa phương chưa có chính sách dài hạn để phát triển các cụm công nghiệp, các hình thức hỗ trợ chỉ dừng lại ở các hội nghị, triển lãm.
Cụm công nghiệp hỗ trợ ngành công nghiệp chế tác không phát huy hết khả năng đã làm cho ngành công nghiệp mất đi rất nhiều cơ hội. Trước hết đó là cơ hội tăng trưởng cao của ngành, do các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế tác không nhận được hỗ trợ cần thiết từ các doanh nghiệp khác như nguồn cung cấp, công nghệ, thị trường. Sau đó là mất đi cơ hội nâng cao khả năng hấp thụ công nghệ, khi mà các mặt hạn chế của doanh nghiệp về vốn , nhân lực không được cải thiện từ các cụm công nghiệp hỗ trợ. Cuối cùng là năng suất chung của toàn ngành tăng chậm, nền công nghiệp phát triển chắp vá, rời rạc và không đồng bộ.
3.4.3.4. Tiềm lực của các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế tác còn yếu
Năng lực về vốn, nhân lực công nghệ và thị trường của đa số các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế tác hạn chế vì hầu hết các doanh nghiệp này là nhỏ và vừa. Theo thống kê thì có tới 90% số các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế tác là vừa và nhỏ [13]. Vì thiếu vốn nên các doanh nghiệp này không thể mua máy móc thiết bị, nhập khẩu công nghệ hiện đại để đổi mới và cải tiến công nghệ. Đầu tư cho nghiên cứu triển khai và nguồn vốn cho đào tạo nhân lực cũng không có nhiều, và thậm chí nhiều doanh nghiệp không có các khoản chi phí nghiên cứu công nghệ và khoa học. Thị trường nhỏ hẹp cũng như các mối quan hệ quốc tế còn hạn chế ảnh hưởng tới mức độ cung ứng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Điều này cũng gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc bổ sung nguồn vốn từ lợi nhuận kinh doanh.
3.4.3.5. Trình độ công nghệ của ngành công nghiệp chế tác ở mức thấp
Để nâng cao trình độ công nghệ của quốc gia cũng như trình độ công nghệ các ngành công nghiệp. Năm 2006, Việt Nam đã chính thức ban hành luật chuyển giao công nghệ và luật sở hữu trí tuệ. Luật chuyển giao công nghệ năm 2006 đã đưa ra khá đầy đủ các ưu đãi về lĩnh vực, địa bàn chuyển giao công nghệ, luật sở hữu trí tuệđã ban hành một hệ thống thống nhất các quy định về sở hữu trí tuệ thay thế cho các quy định trước đây. Tuy nhiên trình độ công nghệ của các ngành công nghiệp Việt Nam vẫn còn ở mức thấp.
Theo kết quả điều tra của Sở Khoa học và Công nghệ TP. Hồ Chí Minh tiến hành năm 2008 với 429 doanh nghiệp đang hoạt động tại 11 KCN, KCX ở TP. Hồ Chí Minh, thì chỉ có 1% doanh nghiệp có trình độ công nghệ đạt tiên tiến, 4% đạt loại khá, 8% trung bình khá, 36% đạt trung bình và tới 51% có trình độ công nghệở mức yếu. Khu chế xuất Tân Thuận đã được lấp đầy và phần lớn là FDI, nhưng có tới 61% số doanh nghiệp đạt trình độ công nghệ thấp [31].
3.4.3.6. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho sự phát triển ngành công nghiệp chế tác
còn thiếu đồng bộ
Hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường sông, đường hàng không, đường biển, đường ống...phục vụ cho sự phát triển của ngành công nghiệp chế tác vừa không đồng bộ vừa thiếu gắn kết.
Hệ thống liên lạc viễn thông và hệ thống cung cấp năng lượng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành công nghiệp chế tác.
Cơ sở hạ tầng yếu kém dẫn đến việc chi phí sản xuất tăng cao, giá trị gia tăng thấp đã gây ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.
Theo đánh giá của 136 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các loại chi phí như: chi phí điện, nước, vận tải và bưu chính viễn thông ở mức rất cao trong khi đó chất lượng phục vụ lại kém. Chẳng hạn như trong ngành điện tử có đến trên 60% đánh giá chi phí điện ở mức cao. Bên cạnh đó, các DN trên cũng cho rằng có sự không ăn khớp giữa chi phí quá cao và chất lượng thấp ở các dịch vụ vận tải ( cảng biển, đường bộ, hàng không, kho bãi...) và dịch vụ bưu chính viễn thông [11].
sẽ là các ngành góp phần vào sự tăng trưởng nhanh và bền vững cho ngành công nghiệp chế tác.
Tăng cường thu hút FDI từ các công ty MNCs/TNCs vào khu vực thượng nguồn của ngành công nghiệp chế tác. Khu vực thượng nguồn thường là các lĩnh vực đòi hỏi vốn đầu tư lớn, thời gian hoàn vốn dài, có sự phức tạp về công nghệ và khả năng thay đổi công nghệ và chứa đựng nhiều rủi ro kinh doanh hơn nhiều so với đầu tư vào lĩnh vực hạ nguồn. Các công ty MNCs/TNCs là các công ty có tiềm lực lớn về khoa học – công nghệ và tài chính, sẽ là lực lượng tạo nền tảng ban đầu cho sự phát triển đột phá trong việc sản xuất các loại nguyên, phụ liệu, linh kiện có công nghệ phức tạp và yêu cầu cao về chất lượng.
Để thu hút được vốn FDI từ các MNCs/TNCs, trước hết thực hiện các biện pháp sau: Nhanh chóng cải cách các tổ chức R&D của nhà nước nhằm tăng năng lực của các tổ chức này, kể cả nhân lực sao cho đủ khả năng tiếp thu kiến thức và tiến bộ công nghệ mới. Luôn cập nhập, phân tích và xử lý thông tin về các công ty lớn, nhất là công ty có khả năng về R&D hàng đầu trên thế giới, cũng như nghiên cứu chiến lược về công ty này. Triển khai thực hiện nhanh Luật sở hữu trí tuệ và thực hiện nghiêm túc quyền sở hữu trí tuệ và bảo hộ bản quyền theo thông lệ quốc tế. Bên cạnh đó, cần có các chính sách ưu đãi và mang tính ổn định cho các MNCs/TNCs nhưưu đãi về thuế, về cơ sở hạ tầng, chính sách ưu đãi liên quan đến lao động.
4.4.1.2. Tăng cường sự hiệu quả của các mối liên doanh, liên kết giữa các
doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp chế tác
Quá trình phân công lao động quốc tế và thực tiễn cạnh tranh sẽ tạo động lực, đồng thời đặt ra yêu cầu mở rộng và đào tạo sâu các quan hệ kinh tế, hợp tác và liên kết sản xuất. Các doanh nghiệp mạnh, có khả năng công nghệ kỹ thuật cao đóng vai trò hạt nhân thúc đẩy và hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngược lại, với lợi thế chuyên sâu của mình, các doanh nghiệp nhỏ thực hiện chuyên môn hóa một số chi tiết, bộ phận trong chuỗi giá trị giảm thiểu các chi phí sản xuất cần thiết cho các doanh nghiệp lớn. Để thực hiện hóa mục tiêu liên kết này, trước hết các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế tác cần:
Nâng cao nhận thức về liên kết sản xuất quốc tế. Sự liên kết có thể được thể hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau, như liên kết về công nghệ, liên kết về thị trường, liên kết về nhân lực, liên kết trong dây chuyền tạo ra chuỗi sản phẩm.
Nâng cao trình độ công nghệ công nghệ theo nhiều phương thức; học hỏi & sáng tạo công nghệ, tiếp nhận chuyển giao của các doanh nghiệp FDI để có thể chuyên môn hóa sâu, từđó tạo điều kiện tham gia và mở rộng các mối quan hệ liên kết quốc tế
Lựa chọn đối tác và hình thức liên kết sản xuất quốc tế phù hợp. Việc xác định lựa chọn đối tác và hình thức liên kết cũng có vai trò hết sức quan trọng. Kinh nghiệm từ ngành công nghiệp điện tử Việt Nam cho thấy, việc lựa chọn đúng hình thức liên kết, phù hợp với khả năng của các bên, là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của quá trình liên kết.
Trên cơ sở nâng cao nhận thức và lựa chọn đối tác, hình thức liên kết phù hợp. Để tăng cường tính hiệu quả sự liên kết các DN trong nước và các DN FDI trong ngành công nghiệp chế tác, một số biện pháp sau nên được triển khai thực hiện
Tổ chức và hỗ trợ các trung tâm làm cầu nối giữa DN nội địa và các DN FDI. Các trung tâm và tổ chức này sẽ cung cấp thông tin về thị trường tiêu thụ, các nhà cung để phục vụ cho quá trình sản xuất, cung ứng và tiêu thụ của các DN nội địa, các DN FDI trong ngành công nghiệp chế tác. Khuyến khích ký kết hợp đồng kinh tế giữa DN nội địa và DN FDI trong ngành công nghiệp chế tác ở trên các khía cạnh cung ứng, tiêu thụ.
Xây dựng các chương trình hợp tác dài hạn, chiến lược với các tập đoàn đa quốc gia về phát triển công nghiệp chế tác ở Việt Nam.
Xây dựng cơ sở dữ liệu và các trang Web về danh mục các DN sản xuất phụ kiện cho ngành công nghiệp chế tác để thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế. Trong đó chú trọng thu hút nguồn vốn FDI từ các tập đoàn lớn vào các DN này.
Đổi mới mô hình tổ chức và hoạt động của các viện nghiên cứu. Tăng cường sự liên kết các viện nghiên cứu với các DN trong ngành công nghiệp chế tác theo hướng gắn quá trình nghiên cứu với việc ứng dụng các kết quả này vào sản xuất.
4.4.1.3. Phát triển các cụm công nghiệp hỗ trợ ngành công nghiệp chế tác
Để phát triển được các cụm công nghiệp hỗ trợ ngành công nghiệp chế tác, cần có cách nhìn thống nhất về cụm công nghiệp và vai trò của cụm công nghiệp đối với sự phát triển các vùng và quốc gia.
Tiêu chí lựa chọn các ngành để xây dựng cụm công nghiệp cần dựa vào các dấu hiệu về lợi thế vùng và các điều kiện để phát triển cụm ở các vùng. Theo đó, cụm ngành công nghiệp điện tử và cụm ngành công nghiệp ô tô ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; cụm ngành công nghiệp dệt may vùng đồng bằng Sông Hồng; cụm công nghiệp phần mềm ở TP Hồ Chí Minh; cụm ngành công nghiệp da giày, dệt may, chế biến gỗở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, phát triển cụm ngành chế biến nông sản ở đồng bằng sông Cửu Long. Tiếp đến phát triển cụm công nghiệp điện tử ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ cần dựa vào các khu công nghiệp như Bắc Thăng Long, KCN Quế Võ, KCN Nội Bài với các doanh nghiệp điện tử chủ chốt như Canon, Samsung, Nokia và cụm công nghiệp ô tô xe máy dựa trên Toyota, Honda ở Vĩnh Phúc, Ford ở Hải Dương, Yamaha ở Hà Nội, hay cụm công nghệ cao ở Hồ Chí Minh với doanh nghiệp chủđạo là Intel.
Việc lựa chọn mô hình cụm công nghiệp cần dựa vào đặc trưng của mỗi ngành công nghiệp và lợi thế của các vùng. Ví dụ, đối với cụm công nghiệp điện tử và ô tô có thể lựa chọn mô hình cụm ngành theo kiểu Nhật Bản15, đối với cụm công nghiệp dệt may, da giày, đồ gỗ thì chọn mô hình Italia16.
Thực hiện phát triển cụm công nghiệp theo tuần tự như hình thành khu công nghiệp, xây dựng năng lực cho các khu công nghiệp, thu hút các doanh nghiệp chủ đạo, tiếp theo nữa là thu hút các doanh nghiệp liên quan. Trong bước này, xây dựng và phát triển đội ngũ nguồn nhân lực là điều hết sức quan trọng. Về cơ bản, ngành công nghiệp chế tác ở Việt Nam đã có hạ tầng KCN, trong đó một số KCN đã có doanh nghiệp chủ đạo như Honda, Toyota ở Vĩnh Phúc, Canon ở Bắc Thăng Long
15 Theo mô hình cụm công nghiệp Nhật Bản: Trong một cụm ngành công nghiệp có doanh nghiệp chủđạo có năng lực, quy mô sản xuất lớn và liên kết nhiều nhà cung cấp trong mỗi khâu sản xuất trong chuỗi giá trị