Mô hình đánh giá tác động gián tiếp của vốn FDI tới các ngành công

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tới các ngành công nghiệp chế tác ở Việt Nam (Trang 56 - 60)

tác động của vốn FDI tới các ngành công nghiệp chế tác ở Việt Nam. Tuy nhiên, do nguồn số liệu và bản chất của từng chỉ tiêu, luận án sẽ lựa chọn các chỉ tiêu phù hợp và mang tính khả thi dùng để phân tích trong luận án.

2.3.2. Mô hình đánh giá tác động gián tiếp ca vn FDI ti các ngành công nghip chế tác nghip chế tác

FDI tác động đến các ngành công nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp. Tác động trực tiếp được hiểu là tác động tới quy mô vốn đầu tư, giá trị sản lượng, lợi nhuận, mở rộng thị trường xuất khẩu. Tác động gián tiếp được coi như là tác động tràn của FDI thông qua các kênh cạnh tranh, chuyển giao công nghệ, liên kết doanh nghiệp. Đểđánh giá tác động của FDI tới ngành công nghiệp chế tác theo cả hai khía cạnh trực tiếp và gián tiếp, luận án sử dụng các nhóm chỉ tiêu thống kê nhưđã trình bày ở phần trên và vận dụng mô hình kinh tế lượng về tác động của vốn FDI. Đây cũng sẽ là cơ sở để sử dụng kết hợp hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng trong tác động của vốn FDI tới các ngành công nghiệp chế tác.

Các nhà kinh tếđã sử dụng rất nhiều các mô hình kinh tế lượng khác nhau để đánh giá tác động tràn của vốn FDI tới ngành công nghiệp chế tác. Lý do mà các nhà kinh tế sử dụng các mô hình khác nhau là bị phụ thuộc nguồn số liệu khác nhau. Các mô hình đơn giản thì cần nguồn dữ liệu cơ bản, phổ biến, dễ kiếm tìm. Các mô hình phức tạp thì đòi hỏi nguồn số liệu dồi dào, chi tiết, khó kiếm tìm và không phổ biến. Hơn nữa, nguồn số liệu lại phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, công nghệ, khoa học của mỗi quốc gia.

Ví dụ Haddad và Harrison (1993) đã đánh giá tác động tràn của vốn FDI tới ngành công nghiệp chế tác ơ Maroc [65]. Nghiên cứu này chỉ ra rằng, các doanh nghiệp trong nước thu hẹp dần về năng suất không phải là do chuyển giao công nghệ mà là dưới áp lực cạnh tranh. Để có được kết luận này, các tác giảđã sử dụng số liệu hỗn hợp ở cấp độ doanh nghiệp là các số liệu liên quan tới năng suất chung

toàn bộ các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế tác và năng suất cao nhất trong từng phân ngành của ngành công nghiệp chế tác. Tuy nhiên, ở các nước đang phát triển như Việt Nam lại không có số liệu này hoặc có nhưng không đầy đủ. Barrios (2002) đã tiến hành đánh giá tác động tràn của FDI tới các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến ở Tây Ban Nha đã đi đến kết luận rằng năng lực công nghệ của các doanh nghiệp nội địa phải đạt tới mức độ nhất định thì mới xảy ra tác động tràn FDI tích cực, nếu không đạt tới ngưỡng này, các doanh nghiệp nội địa sẽ không thể trụ vững dưới áp lực cạnh tranh đến từ các doanh nghiệp có vốn FDI. Trong nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng số liệu chi tiêu cho R&D của các doanh nghiệp nội địa như là biến số đo lường năng lực công nghệ của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, số liệu này rất khó để thu thập được đầy đủở Việt Nam.

Qua nghiên cứu, xem xét các nghiên cứu định lượng, xuất phát từ điều kiện thực tế ở Việt Nam tác giả luận án sử dụng mô hình của Blomstrom và Sjoholm (1999) để đánh giá tác động của FDI tới sản lượng ngành chế tác ở Việt Nam. Các tác giả trên xây dựng hình dựa trên giả thuyết rằng đầu ra của ngành công nghiệp chế tác là Y (có thểđo bằng giá trị sản xuất, doanh thu...) phụ thuộc vào nguồn vốn K của của ngành công nghiệp chế tác (có thể đo bằng tổng tài sản của ngành), lao động L của ngành (có thể đo bằng số lao động, chất lượng và trình độ lao động đo bằng thu nhập bình quân trong năm của người lao động) .

Để biểu thịđiều này ta có hàm số sau: Yjt =F K L( jt, )jt (2.7) Trong đó:

Yjt: Sản lượng ngành j năm t

Kjt: Nguồn vốn của ngành j năm t; Ljt: Lao động của ngành j năm t

Để mở rộng mô hình này, tác giả nhận thấy rằng sản lượng đầu ra của doanh nghiệp còn phụ thuộc vào cấu trúc ngành ngành công nghiệp, mối liên kết giữa các doanh nghiệp điển hình là việc mua bán các sản phẩm trung gian giữa các doanh nghiệp. Cấu trúc ngành của doanh nghiệp được thể hiện qua các môi liên kết dọc và ngang.

Horizontaljt: Là ký hiệu mô tả mối liên kết theo chiều ngang, nó thể hiện mối liên hệ giữa doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong nội bộ một ngành j. Cách tính chỉ tiêu này như sau [24]:

∑ ∑ ∈ ∈ = j i ijt j i ijt ijt jt Y Y FS Horizontal

FSijt: phần chia vốn của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp i, ngành j năm t.

Sở dĩ chỉ số này biểu thị mối liên kết ngang vì tất cả các giá trịđều thuộc trong ngành j và do đó các mối liên kết chỉ thuộc trong nội bộ ngành j.

Mẫu số của biểu thức này phản ánh tổng sản lượng của các doanh nghiệp i trong ngành j.

Tử số chính là tổng sản lượng của các doanh nghiệp i trong ngành j có gắn trọng số là phần chia vốn của nhà đầu tư nước ngoài.

Do đó chỉ tiêu này phản ánh mức độ tham gia của nước ngoài trong ngành đó, và giá trị của nó tăng lên khi sản lượng của công ty có vốn đầu tư nước ngoài và phần chia vốn nước ngoài của công ty đó tăng lên.

Liên kết dọc lại được phân ra làm hai hướng đó là liên kết xuôi và liên kết ngược.

Backwardjt: Biểu thị mối liên kết ngược, đó là mối liên kết giữa nhà cung cấp là các doanh nghiệp trong nước với người mua là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong ngành j. Cách tính chỉ tiêu này như sau [24]:

jt jk kt

k j

Backward a Horizontal

= ∑

Theo cách tính trên chỉ tiêu thể hiện mối liên kết ngược của ngành j được tính bằng tổng tất cả các biến liên kết ngang trong nội bộ các ngành k (k j) có gắn trọng số là các hệ số . Trong đó hệ số biểu hiện tỷ trọng sản lượng mà ngành

(2.8)

j cung cấp cho ngành k, hệ số này được lấy ra từ bảng vào ra I-O. Biến số này tăng lên khi và Horizontalkt tăng lên tức là khi tỷ trọng sản phẩm trung gian mà ngành j cung cấp cho ngành k (có sự hiện diện của bên nước ngoài) và mức tham gia của ngành của nước ngoài trong các ngành k tăng lên. Do đó biến sốBackward

biểu thị mối liên kết giữa các các công ty đa quốc gia với các nhà cung cấp nội địa. Biến Backward tăng lên thể hiện nhà cung cấp nội địa tham gia nhiều hơn và quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty có vốn nước ngoài.

Forwjt: Biểu thị mối liên kết xuôi, đó là liên kết giữa nhà cung cấp là các doanh nghiệp có vốn nước ngoài với các người mua là các doanh nghiệp nội địa trong ngành j. Trong đó các doanh nghiệp có vốn nước ngoài đóng vai trò là nhà cung cấp đầu vào cho các nhà sản xuất địa phương [24].

jt jlt lt

l kh i l j

F o rw δ H o rizo n ta l

= ∑

Theo cách tính biến biểu thị mối liên kết xuôi ngành j được tính bằng tổng tất cả các biến liên kết ngang ngành j có gắn trọng số . Trong đó, là tỷ lệ đầu vào của ngành công nghiệp j mua từ ngành công nghiệp l tại thời điểm t. Do đó biến liên kết theo chiều dọc tăng lên khi sản lượng công ty nước ngoài và tỷ trọng sản phẩm trung gian mà các công ty có vốn nước ngoài cung cấp cho các công ty nội địa tăng lên.

Như vậy, trong mô hình trên sản lượng của một ngành ngoài phụ thuộc vào vốn, lao động mà còn phụ thuộc vào các biến liên kết dọc ngang. Ta có thể viết lại hàm số như sau:

Yjt =F K( jt,Ljt,Horizontal ,jt Backwardjt,Forwjt) (2.11)

Trên cơ sở trên, tác giảđề xuất mô hình kinh tế lượng để xem xét mối quan hệ giữa sản lượng và sự hiện diện của phía nước ngoài như sau:

1 2 3 4 5

jt jt jt jt jt jt jt

Y =α +βKLhorizontalBackwardForw +ε (2.12)

1ln 2ln 3 4 5

jt jt jt jt jt jt jt

LnY = +α β KLhorizontalBackwardForw +ε (2.13)

2.4. Các nhân t nh hưởng đến tác động ca vn FDI đến ngành công nghip chế tác

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tới các ngành công nghiệp chế tác ở Việt Nam (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)