giá tác động gián tiếp của vốn FDI tới ngành công nghiệp chế tác
2.3.1. Các nhóm chỉ tiêu thống kê về tác động trực tiếp của vốn FDI tới ngành công nghiệp chế tác công nghiệp chế tác
2.3.1.1. Nhóm chỉ tiêu thống kê phản ánh quy mô vốn FDI trong ngành công nghiệp chế tác
Đây là các chỉ tiêu tuyệt đối có đơn vị tính là tiền biểu thị quy mô về số dự án FDI, tổng vốn FDI và vốn FDI bình quân một dự án.
Về số lượng dự án gồm: Số dự án FDI đăng ký, số dự án FDI thực hiện, số dự án FDI thực hiện tăng vốn, số dự án FDI giải thể trước thời hạn, số dự án FDI hết hạn, số dự án FDI còn hiệu lực.
Về hiện trạng vốn gồm: Vốn FDI đăng ký, vốn FDI thực hiện, vốn FDI thực hiện tăng thêm, vốn FDI giải thể trước thời hạn, vốn FDI hết hạn, vốn FDI còn hiệu lực.
Về vốn bình quân: Vốn FDI đăng ký bình quân một dự án, vốn FDI thực hiện bình quân một dự án, vốn FDI thực hiện tăng thêm bình quân một dự án, vốn FDI giải thể trước thời hạn bình quân một dự án, vốn FDI hết hạn bình quân một dự án, vốn FDI còn hiệu lực bình quân một dự án.
2.3.1.2. Nhóm chỉ tiêu thống kê phản ánh cơ cấu vốn FDI trong ngành công nghiệp Cơ cấu vốn FDI phân theo các tiêu chí hình thức đầu tư, khu vực đầu tư, ngành kinh tế, vùng kinh tế, đối tác đầu tư.
Hình thức đầu tư: Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh, công ty cổ phần....
Khu vực kinh tếđầu tư: Khu vực I: Nông, lâm và thủy sản; khu vực II: Công nghiệp và xây dựng; khu vực III: Dịch vụ.
Ngành kinh tế: Ngành nông và lâm nghiệp; ngành thủy sản; ngành công nghiệp khai thác mỏ; ngành công nghiệp chế biến; ngành xây dựng; ngành thương nghiệp; sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia
đình; ngành khách sạn nhà hàng; ngành vận tải kho bãi và thông tin liên lạc; ngành tài chính tín dụng...
Vùng kinh tế: Vùng Đông Bắc Á, vùng Tây Bắc Bộ, vùng Tây Nguyên, vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vùng Bắc Trung Bộ, vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ và vùng Đông Nam Bộ.
Đối tác chủ yếu: Nics + Nhật Bản; Châu Âu; Bắc Mỹ; ASEAN; các nước khác. 2.3.1.3. Nhóm chỉ tiêu thống kê phản ánh hiệu quả của vốn FDI trong ngành công nghiệp chế tác
- Tỷ lệ giá GTSX của ngành công nghiệp chế tác trong khu vực FDI so với tổng vốn FDI
=
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn FDI tạo ra được bao nhiêu giá trị sản xuất công nghiệp trong khu vực FDI. Chỉ tiêu này càng lớn thể hiện hiệu quảđầu tư một đồng vốn FDI trong ngành công nghiệp càng lớn xét về khía cạnh tăng giá trị sản xuất. Khi so sánh chỉ tiêu này trong các ngành khác nhau của khu vực FDI, ngành nào có giá trị lớn hơn thì ngành đó biểu hiện vốn FDI có hiệu quả hơn. Khi xem xét dưới góc độ tổng quát một đồng vốn đầu tư tạo ra được bao nhiêu đồng GTSX, chỉ tiêu này cũng được dùng để so sánh hiệu quả vốn đầu tư trong các khu vực khác nhau như khu vực FDI, khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nước.
Chỉ tiêu này thường tính trong một thời gian nhất định thường là một năm. - Tỷ lệ giá trị xuất khẩu, nộp ngân sách nhà nước của khu vực FDI so với vốn thực hiện trong ngành công nghiệp chế tác
=
(2.1)
Chỉ tiêu này phản ánh, một đồng vốn FDI trong ngành công nghiệp tạo ra bao nhiêu giá trị xuất khẩu trong ngành công nghiệp đó và nó dùng để đo lường khả năng tạo xuất khẩu của khu vực FDI. Chỉ tiêu này càng cao phản ánh khả năng tạo xuất khẩu của khu vực FDI trong ngành đó càng cao và ngược lại nếu chỉ tiêu này thấp phản ánh khả năng tạo xuất khẩu của khu vực FDI trong ngành công nghiệp này thấp. Khi so sánh chỉ tiêu này trong các khu vực khác, chỉ tiêu này cho thấy tương quan về hiệu quả giữa các khu vực xét trên phương diện xuất khẩu. Chỉ tiêu này tính cho một khoảng thời gian nhất định thường là một năm.
=
Chỉ tiêu này phản ánh, trong khu vực FDI một đồng vốn FDI trong ngành công nghiệp sẽ có khả năng tạo ra bao nhiêu đồng nộp ngân sách. Chỉ tiêu này có thểđược dùng đểđo lường hiệu quả của các ngành công nghiệp, khu vực kinh tế xét trên phương diện tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
2.3.1.4. Nhóm chỉ tiêu thống kê phản ánh tác dụng của vốn FDI trong công nghiệp chế tác
- Thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong ngành công nghiệp chế tác
=
Chỉ tiêu này cho biết khu vực FDI đã tạo ra bao nhiêu % GTSX chiếm trong tổng GTSX của ngành công nghiệp, trong một thời kỳ nhất định thường là một năm. Chỉ tiêu này phản ánh vị thế ngày của khu vực FDI trong ngành công nghiệp. Chỉ tiêu này càng cao, phản ánh nguồn vốn FDI có tác dụng tăng giá trị sản xuất của ngành công nghiệp tăng lên hay nói một cách khác nguồn vốn FDI đã làm thúc đẩy tăng trưởng trong ngành công nghiệp.
(2.3)
=
Một ngành công nghiệp có nhiều phân ngành công nghiệp hay nói một cách khác một ngành công nghiệp cấp 1 thì có nhiều phân ngành công nghiệp cấp 2. Chỉ tiêu trên phản ánh tỷ trọng giá trị sản xuất của một phân ngành công nghiệp trong khu vực FDI so với toàn bộ giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp đó trong khu vực FDI. Phân ngành nào có chỉ tiêu này càng cao thì phân ngành đó có vai trò ngày càng tăng trong khu vực FDI của toàn ngành công nghiệp đó. So sánh chỉ tiêu này giữa các phân ngành công nghiệp trong ngành công nghiệp sẽ cho biết trong khu vực FDI của ngành công nghiệp đó, các phân ngành có vai trò ra sao. Thông qua việc so sánh này mà ta có thể nhận thấy sự chuyển dịch cơ cấu phân ngành trong khu vực FDI và từ đó nhìn thấy được vai trò của vốn FDI đóng góp vào sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp nói chung của cả khu vực FDI và các khu vực khác.
- Thúc đẩy xuất khẩu trong ngành công nghiệp chế tác
=
Chỉ tiêu này phản ánh, trong khu vực FDI, một đồng GTSX được tạo ra trong ngành công nghiệp thì có bao nhiêu đồng xuất khẩu trong ngành công nghiệp này. Chỉ tiêu này càng cao phản ánh việc sản xuất ưu tiên xuất khẩu của khu vực FDI trong ngành công nghiệp này tăng lên. So sánh chỉ tiêu này giữa các khu vực kinh tế sẽ cho biết khả năng sản xuất sản phẩm để xuất khẩu của từng khu vực kinh tế như khu vực FDI, khu vực kinh tế nhà nước và khu vực kinh tế ngoài nhà nước. Tưc là so sánh khả năng thúc đẩy xuất khẩu của khu vực FDI so với các khu vực
(2.5)
Phần trên đã trình bày các nhóm chỉ tiêu thống kê phản ánh tác động của vốn