Các lý thuyết liên quan tới vốn FDI

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tới các ngành công nghiệp chế tác ở Việt Nam (Trang 40 - 43)

FDI là một hoạt động phổ biến của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Không chỉ các nhà quản lý mà còn có nhiều nhà khoa học tham gia nghiên cứu về FDI. Cho đến nay, các nhà khoa học đã đưa ra nhiều lý thuyết liên quan tới nguyên nhân hình thành và tác động của vốn FDI đối với nền kinh tế của các quốc gia.

2.1.3.1.Lý thuyết về quyền lực thị trường

Quyền lực thị trường được tạo nên bởi sự độc quyền và nhiều nhà kinh tế cho rằng đây cũng là một trong các lý do tạo nên động cơ của FDI. Hiện tượng độc quyền nhóm trên phạm vi quốc tế như phản ứng độc quyền nhóm, hiệu quả kinh tế bên trong do quy mô sản xuất và sự liên kết đầu tư nước ngoài theo chiều rộng. Tất cả những hành vi này đều nhằm hạn chế cạnh tranh mở rộng thị trường và ngăn không cho đối thủ khác xâm nhập vào ngành. FDI theo chiều rộng tồn tại khi các công ty xâm nhập vào nước khác và sản xuất các sản phẩm trung gian, sau đó các sản phẩm này được xuất ngược trở lại và được sản xuất với tư cách là đầu vào cho sản xuất của chủ nhà hay tiêu thụ những sản phẩm đã hoàn thành cho những người tiêu thụ cuối cùng.

Theo thuyết này các công ty thực hiện FDI vì một số lý do: Thứ nhất do nguồn cung cấp nguyên liệu ngày càng khan hiếm các Công ty địa phương không đủ khả năng thăm do khái thác. Do vậy các MNC tranh thủ lợi thế cạnh tranh trên cơ sở khai thác nguyền liệu tại địa phương. Điều đó giải thích tại sao FDI theo chiều rộng được thực hiện ở các nước đang phát triển .Thứ hai thông qua các liên kết FDI dọc các Công ty độc quyền nhóm lập nên các hàng rào không cho các công ty khác tiếp cận tới những nguồn nguyền liệu của chung.Thứ ba FDI theo chiều rộng còn tạo ra lợi thế về chi phí thông qua việc cải tiến kỹ thuật bằng cách phối hợp sản xuất và chuyền giao các sản phẩm giữa các công đoán khác nhau của quá trình sản xuất. 2.1.3.2.Lý thuyết chiết trung

Mô hình OLI là một trong những mô hình đầu tiên nghiên cứu hệ thống về FDI được phát triển bởi Dunning 1. Với điều kiện và công nghệ nhất định, các

1

Mô hình OLI biểu hiện 3 yếu tố quyết định đầu tư ra nước ngoài là sở hữu (O: Ownership); địa điểm ( L: Location) và nội bộ hóa ( I:Internalization), mô hình này được xây dựng bởi Dunning, J.H (1973).

MNCs khi thâm nhập vào thị trường nước ngoài phải cạnh tranh với các nhà sản xuất trong nước, có thị hiếu của người tiêu dùng, đặc điểm thị trường, cũng như những mối quan hệ tốt hơn đối với các nhà lập chính sách. Bên cạnh đó, các MNCs cũng tính đến những chi phí giao dịch cao hơn với sản xuất ở trong nước như: thuế quan, các khoản phí, chi phí vận tải, và các khoản chi phí liên kết dịch vụ khác. Ví dụ quyết định đầu tư ra nước ngoài, theo Dunning, các MNCs chắc chắn phải sở hữu một lợi thế nhất định để có thể cạnh tranh với các DN nước sở tại. Lý thuyết chiết trung giải thích nguyên nhân nhà đầu tư thực hiện đầu tư ra nước ngoài khi hội tụ đủ ba yếu tố: lợi thế về sở hữu (O – Ownership), lợi thế về địa điểm (L – Location) và lợi thế về việc khai thác các quan hệ nội bộ công ty (I – Internalization – lợi thế của việc nội bộ hóa các hoạt động và các giao dịch).

Lợi thế về sở hữu: Lợi thế về sở hữu ở đây được hiểu là lợi thế về tư tưởng, sáng chế, bí quyết kinh doanh, kiểu dáng công nghiệp, tên gọi hàng hóa, các chương trình phần mềm máy tính hoặc các kỹ năng quản lý. Khi các nhà đầu tư có các lợi thế này, họ sẽ tiến hành đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Lợi thế này sẽ phát huy tác dụng mạnh mẽ nếu được đảm bảo của chính phủ thông qua các luật về sở hữu trí tuệ, sở hữu công nghiệp.

Lợi thế về địa điểm: Mỗi một quốc gia hay một khu vực sẽ có đặc thù riêng được tạo ra bởi do điều kiện tự nhiên hoặc tự tạo ra. Đặc thù riêng này sẽảnh hưởng tới việc thu hút FDI của mỗi quốc gia hay khu vực.. Nhà đầu tư lựa chọn địa điểm thuận lợi cho hoạt động đầu tư như nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, sự sẵn có của lực lượng lao động với giá rẽ, gần thị trường, gần nguồn nguyên liệu, thuận tiện cho vận tải, bền bãi, và đặc biệt thuận tiện cho việc phát triển các quan hệ giao lưu kinh tế quốc tế…

Lợi thế về nội bộ hóa: Các MNCs thường có nhiều chi nhánh tại nhiều quốc gia, các MNCs có mô hình tổ chức là công ty mẹ và công ty con. Để tận dụng các lợi ích của chi nhánh cũng như công ty con, các MNCs sẽưu tiên các giao dịch với các chi nhánh và công ty con trước hoặc thực hiện việc phân công và chuyên môn hóa trong việc tạo ra giá trị giữa công ty và công ty con. Lợi thế của cách tổ chức

thực hiện này là khắc phục được tình trạng tiến hành sản xuất ở các chi nhánh làm ăn thua lỗở nước ngoài, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung của công ty, khai thác được những lợi thế của hoạt động chuyển giá nội bộ, tránh được hàng rào thuế quan, hạn chế sự kiểm soát của chính phủ nên tiết kiệm được chi phí và giảm giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh. Lợi thế này còn được thể hiện ở việc công ty phải phụ thuộc quá lớn vào các bạn hàng, góp phần tăng mức độ chủ động của công ty trong quá trình thực hiện chiến lược.

Lý thuyết này giải thích nguyên nhân thực hiện đầu tư ra nước ngoài của các MNCs với tiềm lực về vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý, uy tín… Tức là có đủ 3 yếu tố trên và chỉ khi hội tụ đủ 3 lợi thế này mới làm cho thị trường hấp dẫn các nhà đầu tư.

Với 3 trụ cột này, lý thuyết chiết trung đã đề cập tới vai trò của FDI dưới nhiều khía cạnh như tăng cường thu hút lợi nhuận cho nhà đầu tư, ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đầu tư của nước tiếp nhận đối với hoạt động đầu tư, tác động tích cực của FDI đối với các nước tiếp nhận như tính toàn dụng nguồn lực về vốn, nhân công, về lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh của quốc gia.

Như vậy, lý thuyết chiết trung cung cấp công cụ mạnh mẽđể phân tích vai trò của FDI là một động cơ của tăng trưởng kinh tế và vị trí của FDI ở nước sở tại. Có thể nói, lý thuyết chiết trung là một lý thuyết toàn diện, giải thích được nhiều khía cạnh cho việc FDI vào các nước phát triển như Việt Nam.

2.1.3.3.Lý thuyết năng suất biên của vốn đầu tư

Năng suất biên của vốn được hiểu là giá trị tăng thêm khi đầu tư tăng thêm một đơn vị. Helpman, Sibert và Richard cho rằng có sự khác nhau về năng suất cận biện của vốn giữa các nước. Sự chênh lệch về năng suất biên của vốn giữa các quốc gia dẫn đến sư di chuyển nguồn vốn giữa các gia. Một nước thừa vốn thường có năng suất cận biên thấp hơn. Còn một nước thiếu vốn thường có năng suất cận biên cao hơn. Vì chi phí sản xuất của các nước thừa vốn thường cao hơn các nước thiếu vốn, dẫn đến sự di chuyển của vốn từ nơi dư thừa vốn sang nơi khan hiếm vốn nhằm tối đa hóa lợi nhuận.

Đối với nước tiếp cận nguồn vốn, lợi nhuận bình quân và tổng lợi nhuận về vốn trong nước giảm đi, nhưng lợi suất của các yếu tố sản xuất khác lại tăng, có nghĩa là giúp khắc phục các khó khăn trong nước như thiếu vốn, thất nghiệp, lạm phát, mất cân đối cán cân thanh toán quốc tế và cán cân thương mại, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, vì cho phép đồng thời đầu tư và tiêu dùng cao hơn mức sản lượng hiện hành.

Số lượng lý thuyết nghiên cứu vềđộng cơ FDI có rất nhiều, luận án này đưa ra một số các lý thuyết quan trọng, phổ biến nhất. Mỗi lý thuyết chỉ giải thích được một khía cạnh của hoạt động đầu tư ra nước ngoài, nhưng nó thực sự có ý nghĩa cho các doanh nghiệp tham khảo trong những giai đoạn đầu tiên trước khi quyết định đầu tư ra nước ngoài.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tới các ngành công nghiệp chế tác ở Việt Nam (Trang 40 - 43)