Những kết quả tích cực

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tới các ngành công nghiệp chế tác ở Việt Nam (Trang 114 - 118)

3.4.1.1. Giá trị sản xuất của ngành công nghiệp chế tác tăng

Qua phân tích thực trạng tác động của vốn FDI cho thấy nguồn vốn FDI vào ngành công nghiệp chế tác làm gia tăng sản lượng của khu vực FDI và từ đó thúc

đẩy tăng trưởng ngành công nghiệp chế tác. Kết quả kiểm định bằng mô hình kinh tế lượng cũng cho thấy các biến K, L đều có hệ số dương và có ý nghĩa thống kê thể hiện nguồn vốn FDI vào ngành công nghiệp chế tác làm tăng nguồn vốn đầu tư và sử dụng thêm nhiều lao động, từ đó có tác động trực tiếp tới tăng sản lượng của cả ngành công nghiệp chế tác.

3.4.1.2. Thúc đẩy xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong ngành công

nghiệp chế tác

Hoạt động xuất khẩu ngành công nghiệp chế tác diễn ra mạnh mẽ nhờ có vốn FDI. Khu vực FDI có giá trị sản xuất tăng mạnh theo thời gian, cùng với đó tỷ lệ xuất khẩu của khu vực FDI trong tổng KNXK của từng ngành công nghiệp chế tác cũng ở mức cao. Điều này biến khu vực FDI trở thành khu vực xuất khẩu trọng điểm của ngành công nghiệp chế tác. Vốn FDI cũng góp phần thay đổi cơ cấu các ngành công nghiệp chế tác một cách hợp lý, để có thể gia tăng hoạt động xuất khẩu nguồn vốn FDI tập trung vào các ngành công nghệ tiên tiến, giá trị gia tăng cao vì các ngành này sẽ tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao và từđó tăng khả năng cạnh tranh và đáp ứng được các tiểu chuẩn trên thị trường quốc tế.

3.4.1.3. Góp phần hình thành và phát triển các ngành công nghiệp mới

Vốn FDI đã góp phần hình thành và phát triển các ngành công nghiệp mới, hiện đại như công nghiệp ô tô, công nghiệp điện tử. Hơn nữa, sự phát triển các công nghiệp mới này đã dẫn đến sự phát triển của các ngành công nghiệp phụ trợ, các ngành sản xuất các linh kiện, phụ tùng, chi tiết. Chẳng hạn, để sản xuất ô tô cần 20000-30000 chi tiết, linh kiện đòi hỏi sự phát triển của tât nhiều các ngành công nghiệp hỗ trợ. Như vậy, có thể khẳng định vốn FDI đã góp phần rất quan trọng vào việc phát triển ngành công nghiệp bền vững, theo hướng hiện đại.

3.4.1.4. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành công nghiệp chế tác

Về trình độ công nghệ, đây là yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Trên thực tế, rất khó đánh giá trình độ công nghệ mà khu vực FDI đem vào ngành công nghiệp chế tác, nhưng theo nhiều đánh giá khu vực FDI trong ngành công nghiệp chế tác cao hơn so với công nghệ của các doanh nghiệp trong nước.

Để đánh giá trình độ công nghệ của khu vực FDI có thể xem xét đối tác đầu tư vào Việt Nam cũng như cơ cấu hàng hóa xuất khẩu nếu cho rằng có mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa đối tác đầu tư và trình độ công nghệ, theo đó các nước Tây Âu, Nhật Bản, Mỹ có trình độ công nghệ cao hơn mức trung bình của Đông Á và Trung Quốc.

Trước năm 1995, 10 nhà đầu tư lớn nhất vào ngành công nghiệp chế tác Việt Nam là các nước đến từ Châu Á (không kể Nhật Bản) chiếm trên 60% số dự án và 50% số vốn đăng ký. Trong giai đoạn 1996 – 2000, khu vực FDI trải qua thời kỳ cơ cấu vốn, tỷ trọng vốn đầu tư củ khu vực Đông Á và Trung Quốc giảm nhẹ trong tổng FDI. Đặc biệt, từ năm 2001 trở đi, sau hiệp định BTA có hiệu lực, nhất là khi Việt Nam chính thức là thành viên của WTO từ cuối năm 2006 đã có sự thay đổi tích cực hơn về trình độ của các ngành công nghiệp chế tác, thể hiện qua sự cam kết đầu tư của trên 100 công ty đa quốc gia vào ngành công nghiệp công nghệ cao, lọc dầu, điện tử như Intel, Panasonic, Canon, Robotech.

Trên phương diện hình thành vốn, trong gần 10 năm qua, đầu tư của khu vực FDI trong ngành công nghiệp chế tác tăng mạnh nhất, trung bình 22%; tiếp đến khu vực kinh tế ngoài nhà nước, 21% và cuối cùng là khu vực kinh tế nhà nước chỉ 3,3% mỗi năm. Tốc độ tăng vốn FDI ở mức cao vào lĩnh vực này cho thấy Việt Nam đạt được kết quả đáng khích lệ trong việc thu hút FDI vào ngành công nghiệp chế tác [3].

Về năng lực thị trường, so với các doanh nghiệp trong nước khu vực FIES của ngành công nghiệp chế tác cũng có lợi thế hơn hẳn về thị trường đầu ra, nhất là thị trường xuất khẩu. Xuất khẩu của khu vực FDI luôn chiếm trên 50% tổng giá trị xuất khẩu của toàn bộ ngành công nghiệp chế tác là bằng chứng cho năng lực cạnh tranh cao hơn của khu vực này so với khu vực trong nước [3].

Về trình độ quản lý, năng lực cạnh tranh của khu vực FDI cũng thể hiện qua đội ngũ cán bộ quản lý và lao động có trình độ được tuyển dụng vào các dự án tại Việt Nam. Mặc dù đối tượng này không lớn về số lượng, nhưng có trình độ quản lý và tay nghềđáp ứng được các tiêu chuẩn và yêu cầu của các MNCs hay các công ty

toàn cầu, trong khi hầu hết các doanh nghiệp trong nước phần lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ không thể tiếp cận được.

3.4.1.5. Góp phần đào tạo được đội ngũ nhân lực có kỹ năng

Theo điều tra CIEM (2003) cho thấy11, các doanh nghiệp trong ngành cơ khí – điện tử có tỷ lệ lao động kỹ năng thấp hơn nhiều so với tỷ lệ lao động có kỹ năng trong doanh nghiệp FDI. Tỷ lệ lao động có kỹ năng trong ngành cơ khí – điện tử khu vực FDI gần 80%, trong đó tỷ lệ này của các doanh nghiệp trong nước khoảng 50%. Ngoài ra, các doanh nghiệp FDI còn tạo ra được đội ngũ quản lý cấp trung trở lên có thể đáp ứng được các tiêu chuẩn của các công ty đa quốc gia, điều mà các doanh nghiệp trong nước chưa làm được.

3.4.1.6. Góp phần vào việc chuyển giao công nghệ

Dòng vốn FDI vận động, di chuyển kéo theo các hoạt động chuyển giao công nghệ diễn ra mạnh Điều tra do Viên Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) thực hiện từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2004 tiến hành đối với các DN FDI và DN trong nước thuộc ba nhóm ngành chế biến thực phẩm, dệt may – da giày, cơ khí và điện tử tại hai địa phương là TP. HCM, Hà Nội và một số tỉnh, thành phố xung quanh hai trung tâm kinh tế lớn này.mẽ dưới nhiều hình thức và các kênh khác nhau. Dòng vốn FDI đã tạo nên khu vực FDI trong ngành công nghiệp chế tác, và thông qua hợp đồng chuyển giao công nghệ, khu vực FDI đã chuyển giao công nghệ tiên tiến cho các ngành công nghiệp chế tác như cơ khí chế tạo, hóa chất và điện tử.

3.4.1.7. Đóng góp vào các hoạt động nghiên cứu và triển khai

Nguồn vốn FDI đã góp phần khuyến khích việc nghiên cứu triển khai trong các doanh nghiệp. Bằng chứng cho thấy, đối với các ngành công nghệ cao khu vực FDI của ngành công nghiệp chế tác có chi phí nghiên cứu cho lao động ở mức cao hơn nhiều so với các doanh nghiệp khác. Đồng thời, từ khi xuất hiện vốn FDI, các

11

Điều tra do Viên Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) thực hiện từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2004 tiến hành đối với các DN FDI và DN trong nước thuộc ba nhóm ngành chế biến thực phẩm, dệt may – da giày, cơ khí và điện tử tại hai địa phương là TP. HCM, Hà Nội và một số tỉnh, thành phố xung quanh hai trung tâm kinh tế lớn này.

doanh nghiệp FDI thì tỷ lệ số doanh nghiệp có hoạt động nghiên cứu và triển khai tăng lên.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tới các ngành công nghiệp chế tác ở Việt Nam (Trang 114 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)